K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2017

Những người lính cầm cây súng ra với biển khơi với quyết tâm và sự can trường. Bởi vì các anh không chỉ bảo vệ vùng biển mà còn mang trách nhiệm xây dựng cho hòn đảo của Tổ quốc được yên bình, ấm no. Sóng gió chỉ thổi bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước. Khi chiến tranh qua đi, những người lính biển vẫn tiếp tục cầm chắc cây súng bảo vệ cho vùng hải đảo được bình yên. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng cho bao lí tưởng, làm ấm thêm  niềm yêu thương nơi quê nhà. Ngày hôm nay, khi biển xanh quê hương với hai quần đảo quý Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng trở thành niềm tự hào bởi những giá trị tài nguyên vô tận, khi kẻ thù vẫn còn nhăm nhe chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

22 tháng 12 2017

hoi ngu

20 tháng 12 2019

là phần B nha bn 

hoc tot

Nơi Biên Cương mờ sương

Đá tai mèo dốc núi

Bước chân anh bộ đội

Bước canh phòng tuần tra

Cây Mận, đào ra hoa

Vườn Hồng vừa chín đỏ

Bếp sàn thơm hương lúa

Có công anh vun trồng...

Anh lên cùng bản Mông

Đường gập ghềnh, mưa lũ

Dạy em thơ cái chữ

Hát bài ca núi rừng ...

Ơi, anh bộ đội Biên phòng

Em yêu anh lắm đó

Bước chân dài như gió

Bước chân dài như sông.

Trời Biên Giới mênh mông

Thắm mối tình Lào - Việt

Thơm cánh chè Shan tuyết

Thương nhớ về Kỳ Sơn ....

 Tình cảm của người dân vùng biên cương dành cho các anh bộ đội biên phòng là câu b. yêu mến, biết ơn, kính phục

                     Chiều biên giớiChiều biên giới em ơi       Có nơi nào cao hơnNhư đầu sông đầu suốiNhư đầu mây đầu gióNhư quê ta - ngọn núiNhư đất trời biên cương. Chiều biên giới em ơiCó nơi nào đẹp hơnKhi mùa đào hoa nởKhi mùa sở ra câyLúa lượn bậc thang mâyMùa tỏa ngát hương bay. Chiều biên giới em ơi Rừng chăng dây điện sángTa nghe tiếng máy gọiNhư nghe tiếng cuộc...
Đọc tiếp

                     Chiều biên giới

Chiều biên giới em ơi       

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta - ngọn núi

Như đất trời biên cương.

 

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào đẹp hơn

Khi mùa đào hoa nở

Khi mùa sở ra cây

Lúa lượn bậc thang mây

Mùa tỏa ngát hương bay.

 

Chiều biên giới em ơi 

Rừng chăng dây điện sáng

Ta nghe tiếng máy gọi

Như nghe tiếng cuộc đời

Lòng ta thầm mê say

Trên nông trường lộng gió

Rộng như trời mênh mông.

            Lò Ngân Sủn

a) Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương. 

b) Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

c) Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ?

d) Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.

Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I.

Các bạn giúp mình nha. Mình sẽ cho bạn nào làm nhanh nhất.🌙🌹

 

6
13 tháng 8 2020

a) – Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới.

b) – Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển.

– Từ ngọn được dùng theo nghĩa chuyển.

c) Trong bài thơ Chiều biên giới của Lò Ngân Sủn có hai đại từ xưng hô. Đó là “em” và “ta”.

d) * Câu văn miêu tả: Chiều biên giới thật đẹp khi ta được ngắm nhìn hoa đào đua nở thắm hồng; mùa sở ra cây non chồi biếc và từng bậc thang nơi lưng đồi: lúa đang trĩu hạt mỡ màng, trông xa như từng lớp mây đang sà xuống mặt đất.

13 tháng 8 2020

a, biên giới

b, các từ đầu đầu từ ngọn là từ mang nghĩa chuyển

c, có từ em , từ ta 

   k đúng cho mình nha mình đang nghĩ văn tí nghĩ ra mình trả lời cho nha

Ngay từ lớp một, trong giờ vẽ tự do, em đã vẽ ngôi nhà của mình. Bài tập vẽ đó được cô giáo khen và dán lên bảng cho các bạn cùng xem. Mỗi ngày một lớn, em thêm yêu quý ngôi nhà của em và ý thức được tình cảm gắn bó thiêng liêng của một gia đình.Nhà em nằm trong một con hẻm khá rộng, thoáng mát và yên tĩnh. Ngôi nhà có ba tầng, sơn màu kem sữa xinh xắn. Cổng nhà hình vòm cung, sơn màu...
Đọc tiếp

Ngay từ lớp một, trong giờ vẽ tự do, em đã vẽ ngôi nhà của mình. Bài tập vẽ đó được cô giáo khen và dán lên bảng cho các bạn cùng xem. Mỗi ngày một lớn, em thêm yêu quý ngôi nhà của em và ý thức được tình cảm gắn bó thiêng liêng của một gia đình.

Nhà em nằm trong một con hẻm khá rộng, thoáng mát và yên tĩnh. Ngôi nhà có ba tầng, sơn màu kem sữa xinh xắn. Cổng nhà hình vòm cung, sơn màu nâu. Bao bọc quanh nhà là một tường rào ốp đá màu hồng. Ngay sân trước, mẹ em trồng khá nhiều chậu hoa cảnh. Màu đỏ, tím, trắng của hoa phong lan làm tươi sáng sân nhà. Cạnh đó, cánh hoa đỏ rực của cây trạng nguyên kiêu hãnh khoe sắc cùng khóm mai cẩm tú nụ li ti.

Tất cả cửa của ngôi nhà làm bằng kính màu nâu, rèm cửa màu xanh cốm. Tường bên trong nhà sơn màu xanh da trời. Nhà có sáu phòng: phòng khách, bếp và bốn phòng ngủ. Tầng trên cùng của nhà là phòng thờ. Tầng trệt của ngôi nhà là phòng khách và bếp. Phòng khách rộng, bày biện đơn giản gồm một bộ sa-lông gỗ, tủ ti vi và tủ giày.

Bàn sa-lông trải khăn trắng. Lúc nào mẹ cũng bày một bình hoa giữa bàn nên phòng khách sáng hẳn ra, đẹp làm sao! Phía sau cầu thang là nhà bếp và phòng tắm. Bếp đồng thời cũng là phòng ăn. Ở đây, mẹ sắp xếp rất ngăn nắp, sạch sẽ: tủ lạnh áp sát tường, cạnh đó là bếp ga, tủ bếp bao bọc hình chữ L, chiếm một phần ba không gian nhà bếp. Bàn ăn ở giữa phòng. Lầu một của căn nhà là phòng của các anh chị và ba mẹ. Lầu hai có phòng em và phòng của ông bà. Tầng trên cùng là phòng thờ, phòng này đẹp nhất với bàn thờ Đức Phật tôn nghiêm. Phòng thờ cũng đồng thời là phòng học của mấy anh chị em, bên phải phòng kê bàn làm việc của ba mẹ và tủ sách. Sau bữa ăn tối, cả nhà em quây quần ở phòng khách trò chuyện, xem ti-vi. Xem xong chương trình thiếu nhi, cả nhà đều vào phòng học. Bố mẹ em làm việc, chúng em học bài. Căn nhà lúc ấy im lặng nhưng ấm cúng và hạnh phúc,

Thứ bảy hàng tuần, chúng em cùng nhau giúp ba mẹ quét dọn, lau nhà, chùi rửa cửa kính, tủ bàn và kệ sách. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, căn nhà sáng bóng như mới. Cả nhà em đều thấy sảng khoái, vui vẻ để bước vào một tuần làm việc, học tập sắp đến.

Ngôi nhà là nơi em sinh sống cùng với những người thân. Ngôi nhà đã chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn của gia đình em, Mỗi lần có dịp đi đâu xa, em đều mong mau chóng về nhà. Em hết lòng biết ơn ông bà, bố mẹ đã xây dựng ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và nuôi dạy chúng em chu đáo. Em hứa cố gắng học giỏi, có tương lai tốt để ông bà, bố mẹ vui lòng.

BÀI LÀM 2

Ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có một khoảng sân rộng hoặc vườn cây nho nhỏ bao quanh ngôi nhà. Ngôi nhà của em cũng giống như thế. Nó nằm trên hương lộ nối thị xã với vùng ngoại ô. Mặt tiền nhà quay về hướng nam, sau lưng nhà là cánh đồng lúa quanh năm tươi tốt.

Nhìn từ xa, ngôi nhà giống hệt trong bức tranh mĩ nghệ vẽ cảnh nông thôn: mái ngói nhà nửa ẩn, nửa hiện trong vườn cây xanh, vòm lá loà xoà che khuất, một cây cau cao vút in trên nền trời, cánh đồng xanh mướt đến tận chân trời. Đến gần, cổng nhà hiện ra dưới lớp sơn màu xanh nước biển. Em đi qua khoảng sân nhỏ là đến bậc thềm của gian nhà chính. Nhà em là nhà ngói ba gian cất theo lối cổ. Tường nhà quét vôi xanh, mái lợp ngói đỏ. Cửa nhà đều làm bằng gỗ đánh vec-ni rất bóng. Gian nhà chính gồm có bộ sa-lông gỗ để tiếp khách, bàn thờ tổ tiên ở gian giữa. Phía trái gian chính là phòng ngủ của mẹ emvà bà ngoại. Phía sau phòng ấy là phòng ngủ của em. Đồ đạc trong nhà: tủ thờ, tủ chén, tủ áo đều làm bằng gỗ quý, đánh vec- ni bóng loáng. Nhà em đã qua một lần tu sửa. Khi sửa nhà, mẹ em cho cất nhà bếp rời ra, cách gian nhà chính một khoảng sân hẹp. Nhà bếp cũng đồng thời là phòng ăn có cửa sổ mở rộng nhìn ra cánh đồng. Nhà bếp sáng sủa và luôn sạch sẽ. Cạnh sân bếp là giếng nước. Sân bếp mát rượi nhờ bóng râm của cây xoài tượng. Nhà vệ sinh ở góc phải, cách xa nhà bếp một tí.

Mảnh vườn nhìn từ xa như trong tranh ấy ở phía đông ngôi nhà. Vườn bao bọc phía sau nhà thành hình chữ L. Cây trong vườn không nhiều nhưng cành lá làm khuất nhà. Vườn quanh năm mát mẻ rì rào gió thổi. Các cây xoài, mãng cầu, vú sữa trò chuyện cùng nhau. Gió thổi từ cánh đồng vào, mơn man trên mấy luống rau, thì thầm với chậu hoa sứ ở hiên nhà. Cây cau đầu hè tô điểm cho mảnh vườn nét đẹp thanh tao, mộc mạc của làng quê.

Nhà em đẹp nhất vào những đêm trăng. Cả nhà ngồi ngoài hiên hóng mát ngắm cảnh trăng lên rất tuyệt. Trăng treo ở ngọn cây cau toả ánh sáng mát dịu, trong vắt khắp vườn. Ánh trăng phủ lên mái nhà, chảy tràn trên sân. Bóng cây cau in trên nền sân. Ánh trăng lọt qua kẽ lá, rót xuống mảnh vườn con ánh sáng trong trẻo, in trên nền đất đủ mọi hình dạng. Gió vi vu lay cành lá. Ánh trăng nhảy cùng chị Gió, cô Na, bác Xoài bài khiêu vũ tuyệt đẹp của chị Hằng. Em nằm trong lòng bà ngoại, nghe bà kể chuyện đời xưa và hạnh phúc vô cùng giữa khung cảnh thanh bình, giản dị của mái nhà thân yêu.

Mai này khi lớn lên đi học xa nhà, em sẽ nhớ ngôi nhà của mình lắm. Em nhớ không gian thoáng đãng tràn ngập ánh trăng, nhớ những buổi sum họp cả gia đình, nhớ mảnh vườn con xinh xắn, nhớ những lúc mồ hôi nhễ nhại giúp mẹ thu dọn nhà cửa. Ngôi nhà cùng với những người thân, cùng với quê hương, là cội nguồn dân tộc sẽ theo em trong từng bước đường sự nghiệp mai sau.

nên chép bài nào ?

4
6 tháng 10 2017

bạn à bạn nên chép bài 2 đi mình là con gái nên .....................................................

6 tháng 10 2017

2 bài đều hay nhưng chỉ cho phép được chọn 1 bài vậy mình xin chọn bài làm thứ " 2 "

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từHọ và tên: ……Lớp: …..Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện BiênĐiện thoại: ….. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan...
Đọc tiếp

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từ

Họ và tên: ……

Lớp: …..

Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên

Điện thoại: …..

 

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước đã có Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Trong thời kì khánh chiến chống thực dân Pháp gian khổ và hào hùng của dân tộc không thể không kể đến người anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính, anh là người dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của anh và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của anh Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn anh dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng anh chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Anh Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ. Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo, biên cương của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 bạn học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 bạn, anh chị được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án. Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

 Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã và sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam  

Đối với em – mới chỉ là một học sinh tiểu học, khi được biết về Các anh hùng nhỏ tuổi, em rất tự hào, hãnh diện và khâm phục các anh, các anh luôn là những tấm gương sáng để chúng em luôn cố gắng nộ lực học tập và rèn luyện. 

 

 

Thật tự hào biết bao khi em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã kể cho em nghe về anh Vừ A Dính, nhưng cho đến khi đi học tiểu học, được là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh em mới được tìm hiểu kĩ hơn, được biết nhiều hơn về anh Vừ A Dính. …

 

Trường em cũng có nhiều bạn dân tộc  Mông lắm, em rất tự hào về các bạn ấy, các bạn ấy rất khó khăn nhưng ý chí nghị lực lớn, luôn vươn lên trong học tập. Các bạn ấy nói các bạn rất tự hào vì dân tộc các bạn có anh hùng Vừ A Dính kiên trung bất khuất….

Ngay cả trong thời chiến loạn lạc gian khổ mà anh Dính vẫn luôn ham học thì không có lý do gì để chúng em không cố gắng nỗ lực khi được sống trong hòa bình ấm êm....

Anh vừ A Dính đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp trong cả suy nghĩ, hành động và ước mơ….

Em mơ ước…

Em sẽ…

 

0
4 tháng 11 2024

Bày đặt elizabeth đồ đó^^
 

Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng có một nơi để yêu thương, nâng niu. Nhà chính là nơi để ta trở về sau mỗi khó khăn, vấp ngã; là nơi chập chững những bước đi đầu đời. Và với em, ngôi nhà thân thương là nơi em rất yêu quý.Nhà em nằm ở một vùng quê thanh bình, yên ả. Vượt qua một cái ngõ nhỏ là tới nhà em. Ngõ không quá rộng rãi, được trải bê tông, hai bên trồng rất nhiều hoa râm...
Đọc tiếp

Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng có một nơi để yêu thương, nâng niu. Nhà chính là nơi để ta trở về sau mỗi khó khăn, vấp ngã; là nơi chập chững những bước đi đầu đời. Và với em, ngôi nhà thân thương là nơi em rất yêu quý.

Nhà em nằm ở một vùng quê thanh bình, yên ả. Vượt qua một cái ngõ nhỏ là tới nhà em. Ngõ không quá rộng rãi, được trải bê tông, hai bên trồng rất nhiều hoa râm bụt. Mỗi buổi sáng sớm, lấp ló giữa màu lá xanh ngát là những bông hoa sặc sỡ sắc màu, khoe nở những cánh thắm, mềm mại như những chiếc đèn lồng nhỏ xinh.

Bố em kể lại rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây mười năm nhưng được sửa lại vào năm ngoái nên trông khang trang và tiện nghi hơn. Ngôi nhà hai tầng khoác lên mình bộ trang phục màu xanh nõn chuối. Đây là màu sắc mà em yêu thích nhất, luôn tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ và dịu nhẹ. Bên trong nhà được sơn màu vàng giúp mọi người luôn được thư giãn đồng thời lại tạo nên sự quý phái, giảm được những vết ố do thời gian. Kiến trúc bên trong được thiết kế khá đơn giản. Tầng một gồm có một phòng khách, một phòng ngủ của bố mẹ và một phòng bếp. Trong phòng khách rộng rãi, thoáng mát bố em có bày vài chậu hoa hồng. Mỗi ngày, những chị hồng kiêu sa đều khoe vẻ đẹp lộng lẫy và tỏa hương thơm thoang thoảng khắp nơi. Vì đây là nơi tiếp khách nên mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp và có một cái TV để cả nhà cùng xem các chương trình truyền hình.

Phòng ngủ của bố mẹ trang trí tuy giản đơn nhưng rất tinh tế. Nơi trang trọng nhất trong phòng được treo ảnh cưới- kỉ niệm tình yêu và hạnh phúc của gia đình. Vốn là một người yêu thích hoa nên trong phòng mẹ bao giờ cũng có một lọ hoa tươi được cắm bởi bàn tay khéo léo của mẹ.

Phòng bếp rộng khoảng 30 m2, được bài trí một cách khoa học và ngăn nắp. Cạnh đó là bàn ăn làm từ gỗ gụ hình tròn, là nơi cả nhà em sum họp sau một ngày làm việc mệt mỏi, là nơi ghi dấu những nụ cười vui vẻ. Cùng với những nguyên liệu và dụng cụ trong bếp mẹ thường dạy em nấu ăn. Những món ăn mẹ chế biến tuy đạm bạc nhưng rất hấp dẫn và bổ dưỡng.

Trên tầng hai là phòng của hai chị em em. Ngoài chiếc giường ngủ thì khoảng không gian còn lại là góc học tập của hai chị em. Cái kệ sách bằng gỗ được bố em đóng từ rất lâu nhưng đến giờ vẫn chắc chắn. Trên đó là những cuốn sách được sắp xếp ngăn nắp, những quyển truyện thiếu nhi hấp dẫn. Mặt bàn học chị em em còn để một khung ảnh có in ảnh gia đình, nụ cười tươi của mỗi thành viên như động lực giúp chúng em học tập chăm chỉ hơn. Để tạo một không gian thoáng đãng, em trồng khá nhiều cây như hoa sen thơm, xương rồng, hoa đá...

Đằng sau nhà em là cánh đồng rộng lớn, từng cơn gió mát thổi vào nhà rất dễ chịu đặc biệt là vào mùa hè. Mẹ em còn làm một mảnh vườn nhỏ để trồng rau ăn cho cả gia đình, vừa bổ dưỡng lại đảm bảo an toàn vệ sinh.

Em rất yêu quý ngôi nhà của em. Mai này dù có đi đâu xa thì em vẫn luôn nhớ về ngôi nhà thân thương, nhớ về những thành viên trong gia đình để sống và làm việc tốt hơn.

0
HÃY NÊU NỘI DUNG CỦA BÀI :Buổi sáng mùa hè trong thung lũngRừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên...
Đọc tiếp

HÃY NÊU NỘI DUNG CỦA BÀI :

Buổi sáng mùa hè trong thung lũng

Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn … Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả …

Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.

Mặt trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.

4
21 tháng 6 2020

nội dung: nói lên cảnh đẹp, sự nhộn nhịp, vui tươi của một thung lũng

21 tháng 6 2020

Nội dung bài nói lên cảnh đẹp của buổi sáng mùa hè trong thung lũng.

25 tháng 4 2018

a + b + c + d) tổ quốc = giang sơn = Việt Nam = đất nước = sơn hà = non sông

Chúc bạn học tốt

25 tháng 4 2018

ok thanks

                                       CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜIĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:                  HẠNG A CHÁNG  Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:       - A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! đẹp quá!  A Cháng đẹp người thật....
Đọc tiếp

                                       CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

                  HẠNG A CHÁNG

  Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:  

     - A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! đẹp quá!

  A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi,ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. 

   Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết được vẻ đẹp của anh.

Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

   Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng" mổng!" và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc...Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảng trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp...

  Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.

                                                                                                 Ma Văn Kháng

Tìm hiểu bài:

1: Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào

2: Ngoại hình của A Cháng có điểm gì nổi bật

3: Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào

4: Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó

5: Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người

 

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả 1 người trong gia đình em( chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó(

  

Sorry các bạn nhé vì mk ko viết được đấu đóng ngoặc, tại máy tính cuarmk bị hỏng. mk đang cần gấp bài này, bạn đừng lướt qua chỗ khác nhé giúp mk đi. nhanhanhanhanhanhanhanhanhanhanhanhanhanha

 

       

0