K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ sau và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
​c) Hãy nêu mục đích sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm?

4
6 tháng 11 2016

a) Tự sự : 2 câu đầu

Miêu tả : 2 câu cuối

=> Ý nghĩa : Vừa miêu tả, vừa kể để bộc lộ tâm trạng

b) Mục đích: Giúp tác giả có thể nói lên tâm tư tình cảm của mình và có thể phát biểu cảm nghĩ của mình

6 tháng 11 2016

 

T ko ngờ. M rảnh ghê luôn á Dương

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiNhững ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

  Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm… Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó đi theo bố xa lắm.

  Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

Câu hỏi.

a) Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả. Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không?

b) Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào.

1
10 tháng 4 2017

Tác giả miêu tả bàn chân bố:

+ Kể câu chuyện bàn chân bố ngâm nước muối: bố kêu đau

+ Bố đi sớm về khuya: bộc lộ tình thương của người con đối với bố

+ Miêu tả bàn chân bố, kể chuyện về bố làm tiền đề cho việc bộc lộ cảm xúc thương yêu bố ở cuối bài

b, Việc miêu tả, tự sự trong dòng hồi tưởng khiến cho hình ảnh về đôi bàn chân bố không chỉ là hình ảnh, sự việc đơn thuần mà điều đó đã thể hiện được tình cảm yêu thương vô bờ của con

→ Hồi tưởng với tình cảm ấy, những hình ảnh, sự việc trở nên giàu sức gợi, có sức truyền cảm mạnh mẽ

4 tháng 11 2017

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

9 tháng 11 2018

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

6 tháng 11 2016

 

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
c)Không biết
10 tháng 11 2016

a) Tự sự: Kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cây rừng ở Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b) Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.

c) Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể, tả lại sự việc, phong cảnh.

1 tháng 9 2016

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ: 
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng: 
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

1 tháng 9 2016

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa...

Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp "đua nhau" hoạt động. Nên từ "nghe xa", ta đã được "nhìn gần" để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa...

Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.
Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.
Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ...

Rất may, có một người chưa ngủ đã "nhìn" thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng "người chưa ngủ" không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà.
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào... Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.
Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng.
Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

a) Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. Hãy tìm ra những yếu tố đó trong bài văn trên.

b) Tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào ?

3
15 tháng 11 2016

a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :

+ Có một thứ âm thanh .... tiếng suối !

+ Thứ ánh sáng dát vàng .... hoa .

+ Trăng , cổ thụ , ..... bức tranh !

+ Bức tranh thiên nhiên .... yêu .

_ Những yếu tố suy ngẫm :

+ Non sống ... đồng bào

+ Nếu ko phải là ...... nhường ấy .

_ Triển khai các ý : bộc lộ cảm xúc thông qua nội dung và nghệ thuật .

( mk ngại viết , chắc bn có sách vnen nên .... mk chấm 3 chấm là từ đoạn đó đến đó ha )

 

15 tháng 11 2016

hay chờ cj Mai Phương aNH

II. Tự luận      "Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để...
Đọc tiếp

II. Tự luận

      "Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm mưa dãi nắng đã thành bệnh."

                                                                      (Trích Tuổi thơ im lặng, Duy Khán)

Câu 1: (0,5 điểm)  Tìm 1 thành ngữ có trong đoạn trích trên.

Câu 2: (0,5 điểm) Nhận xét tình cảm đứa con dành cho người bố trong đoạn trích trên.

Câu 3: (2,0 điểm) Từ phần nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn ( từ 7- 10 dòng) trình bày suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng của cha mẹ dành cho con cái.

cần giải giúp câu 2

0
 đọc kĩ đoạn văn sau:  Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi...
Đọc tiếp

 đọc kĩ đoạn văn sau:

  Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

 Booa đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Booa tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cai thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm... Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.

 Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

 Câu hỏi:

Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn căn và cảm nghĩ của tác giả. Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thế bộc lộ được hay không? (Chỉ ra yếu tố biểu cảm)

   ~~~~~~~~~~~~~~~~~CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA!!!~~~~~~~~~~~~~~~~~

0
 đọc kĩ đoạn văn sau:  Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi...
Đọc tiếp

 đọc kĩ đoạn văn sau:

  Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

 Booa đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Booa tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cai thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm... Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.

 Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

 Câu hỏi:

Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn căn và cảm nghĩ của tác giả. Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thế bộc lộ được hay không? (Chỉ ra yếu tố biểu cảm)

   ~~~~~~~~~~~~~~~~~CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA!!!~~~~~~~~~~~~~~~~~

0
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi...
Đọc tiếp

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

câu 1. xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên

câu2.chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên

câu 3.văn bản thể hiện những tình cảm gì của người con đối với người bố

câu 4 ấn tượng nhất với hình ảnh nào từ người cha? vì sao ?

2
7 tháng 11 2021

giúp mình với

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

Câu 1:

-PTBĐ chủ yếu: biểu cảm

Câu 2

- Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

- Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm.

Câu 3,4:............mik ko biết