K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập 1: Gạch chân dưới những câu cầu khiếntrong đoạn văn sau? Khoanh tròn những dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến đó. 1. Mẹ đưa bút thước cho con cầm. 2.Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa. 3. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. 4. U nó...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Gạch chân dưới những câu cầu khiếntrong đoạn văn sau? Khoanh tròn những dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến đó.

1. Mẹ đưa bút thước cho con cầm.

2.Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

3. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

4. U nó không được nói thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

5. Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy.

6. Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con.

7. Ồ, hoa nở đẹp quá!

8. Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.

9. Bạn cho mình mượn cây bút đi.

10. Chúng ta về thôi các bạn ơi.

11. Lấy giấy ra làm kiểm tra!

12. Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ.

13 . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo :
- Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .
14. Vua rất thích thú vội ra lệnh :
- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .
[ ... ]
15. Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :
- Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !
16. Vua cuống quýt kêu lên :
- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !

1
17 tháng 3 2020

1. Mẹ đưa bút thước cho con cầm.

2.Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

3. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

4. U nó không được nói thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

5. Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy.

6. Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con.

7. Ồ, hoa nở đẹp quá!

8. Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.

9. Bạn cho mình mượn cây bút đi.

10. Chúng ta về thôi các bạn ơi.

11. Lấy giấy ra làm kiểm tra!

12. Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ.

13 . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo :
- Mẹ ơi , con là người đấ . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.
14. Vua rất thích thú vội ra lệnh :
- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá .
15. Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :
- Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!
16. Vua cuống quýt kêu lên :
- Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

15 tháng 4 2020

Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.

Đặc điểm hình thức: từ "đừng"

Chức năng: cầu xin

Bài 1: Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau và nêu chức năng của các câu nghi vấn vừa tìm được? a) Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ: - Cái gì thế này ? -Bác lái xe hỏi. - Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì ? Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy : -...
Đọc tiếp

Bài 1: Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau và nêu chức năng của các câu nghi vấn vừa tìm được?

a) Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ:

- Cái gì thế này ? -Bác lái xe hỏi.

- Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì ?

Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy :

- Còn đây là sách tôi mua hộ anh.(Nguyễn Thành Long)

b) Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? (Chế Lan Viên)

c) Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ỏ đâu ?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn ?(Tố Hữu)

d) Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không ?(Nguyễn Du)

Bài 2: Tìm câu cầu khiến và nêu chức năng của nó trong những đoạn trích sau:

a) Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo:

- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp. (Sọ Dừa)

b) Vua rất thích thú vội ra lệnh:

- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.

[ ... ] Thấy thuyền còn đi quá chậm, vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn:

- Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

[ ... ] Vua quống quýt kêu lên:

- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa! (Cây Bút Thần)

Bài 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:

a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột! (Tắt Đèn, Ngô Tất Tố)

mog mọi ng giúp mik .mik cần gấp

0
kể chuyện:Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa. Vào lúc đó, nhà vua vi hành qua làng, không một ai biết. Vua hỏi trong làng có sự gì lạ không, thì dân làng tâu:- Gần đây có một đứa trẻ mà người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa....
Đọc tiếp

kể chuyện:

Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa. Vào lúc đó, nhà vua vi hành qua làng, không một ai biết. Vua hỏi trong làng có sự gì lạ không, thì dân làng tâu:

- Gần đây có một đứa trẻ mà người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa.

Nhà vua vốn độc ác nghe nói như vậy tức lắm, liền đến ngay nhà bố mẹ đứa trẻ, giả vờ thân mật bảo:

- Các bác nghèo khó, hãy giao con cho tôi để tôi chăm sóc nó cho.

Hai vợ chồng nhà kia trước còn từ chối, sau thấy người lạ mặt đưa cho nhiều vàng, nghĩ bụng: “Con mình là đứa tốt số. Như thế lại hay cho nó”, nên cuối cùng bằng lòng trao con.

Vua đặt đứa trẻ vào một cái hòm, cưỡi ngựa tới một chỗ nước sâu, ném hòm xuống, nghĩ thầm: “Thế là con gái ta thoát khỏi tay anh chàng rể bất đắc dĩ này”.

Nhưng cái hòm không chìm, cứ nổi như một chiếc tàu nhỏ, nước không thấm vào một giọt. Hòm trôi lềnh bềnh cách kinh kỳ hai dặm, đến cửa cổng một cối xay thì bị mắc lại. May lúc đó có thằng bé xay bột trông thấy, lấy móc kéo vào. Nó tưởng trong có của, nhưng khi mở ra thì thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó mang đứa trẻ về cho chủ. Hai vợ chồng này không có con, nên mừng lắm. Họ hết sức chăm sóc, đứa bé hay ăn chóng lớn. Một hôm, tình cờ vua vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi vợ chồng người xay bột có phải gã thanh niên cao lớn là con trai họ không. Họ đáp:

 

- Tâu bệ hạ không phải, đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười bốn năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt tới cửa cổng, thằng bé xay bột nhà chúng tôi đã vớt nó lên.

Vua nghĩ thầm chắc là đứa bé tốt số mà mình đã vứt xuống nước trước kia, bèn nói:

- Này ta muốn nhờ gã này mang một lá thư đến cho hoàng hậu, có được không? Ta sẽ thưởng cho hai đồng vàng.

Bố mẹ nuôi vâng lệnh bảo gã chuẩn bị đi.

Vua viết thư cho hoàng hậu nói: “Khi gã thanh niên mang thư này đến, thì giết nó ngay và chôn nó đi. Phải thi hành mệnh lệnh này trước khi ta về”.

Chàng thanh niên cầm thư lên đường, nhưng đi lạc đến một khu rừng to. Trong đêm tối, chàng thấy một ánh đèn, lại gần thì là một cái nhà nhỏ. Chàng vào nhà thấy một bà lão ngồi một mình bên bếp lửa. Bà lão thấy chàng, hoảng sợ hỏi:

- Con ở đâu đến? Con đi đâu?

- Con ở nhà xay đến. Con phải mang thư đến cho hoàng hậu, nhưng bị lạc trong rừng. Con muốn xin ngủ lại đêm nay ở đây.

- Tội nghiệp! Con lạc vào nhà kẻ cướp rồi. Chúng về thì chúng sẽ giết con.

- Thôi, muốn ra sao thì ra. Cháu chẳng sợ. Vả lại cháu mệt quá, không đi được nữa đâu.

Chàng nằm lên ghế dài ngủ. Lát sau bọn cướp về, tức giận hỏi gã thanh niên nào ngủ đó.
Bà lão nói:

- Trời ơi! Thằng bé có tội tình gì đâu! Nó lạc vào rừng, tôi thương tình cho nó vào đây. Nó phải mang thư cho hoàng hậu đấy.

Bọn cướp bóc dấu niêm phong thư thấy nói là phải giết ngay người mang thư này. Bọn cướp tuy nhẫn tâm mà cũng động lòng, tên tướng cướp xé tan lá thư đó, viết lá thư khác đại ý nói phải gả công chúa ngay cho chàng thanh niên mang thư này đến. Họ để cho chàng ngủ yên đến sáng. Sáng hôm sau, họ giao thư cho chàng và chỉ đường cho đi. Hoàng hậu nhận được thư, theo lệnh tổ chức đám cưới linh đình, gả công chúa cho chàng tốt số. Chú rể đẹp trai và tốt nết, công chúa sống với chồng hạnh phúc lắm.

Sau đó ít lâu, vua về, thấy lời tiên tri đã thành sự thật, đứa bé tốt số đã lấy con mình, bèn nói:

- Chẳng hiểu sao lại thế, trong thư ta ra lệnh khác cơ mà.

Hoàng hậu lấy thư đưa vua xem. Vua thấy thư đã bị đánh tráo, bèn hỏi con rể thư cũ đâu, sao lại đánh tráo thư khác. Chàng đáp:

- Tâu bệ hạ, con không biết. Chắc ban đêm con ngủ trong rừng, thư đã bị đánh tráo.

Vua tức giận nói:

- Như thế không ổn. Muốn lấy con ta thì phải xuống âm phủ nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ đem về nộp ta. Nếu người làm nổi thì vẫn được phép làm chồng con ta.

Vua định làm như thế để tống khứ chàng thanh niên đi. Nhưng chàng đáp:

- Con không sợ quỉ, con sẽ lấy được tóc vàng về.

Chàng bèn cáo từ vua ra đi. Khi chàng đến một thành phố lớn, lính canh hỏi chàng làm
nghề gì và biết những gì. Chàng đáp:

- Gì cũng biết.

Lính canh nói:

- Thế anh bảo giùm chúng tôi tại sao giếng ở chợ chúng tôi trước kia luôn chảy ra rượu vang, mà nay lại cạn hẳn đi, đến một giọt nước cũng không còn.

Chàng nói:

- Chờ khi tôi về, tôi sẽ bảo cho biết.

Chàng lại đi, đến một thành phố khác. Lính canh cũng hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì. Chàng lại đáp:

- Gì cũng biết.

Lính canh nói:

- Thế anh bảo giùm chúng tôi biết tại sao trong thành chúng tôi có cây táo trước kia ra quả vàng mà nay đến một chiếc lá cũng không còn?

Chàng lại đáp:

- Chờ tôi về, tôi sẽ cho biết.

Chàng lại đi, đến một con sông lớn. Người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì.
Chàng đáp:

- Gì cũng biết.

Người lái đò nói:

- Thế anh bảo giùm tôi biết tại sao tôi cứ phải chở đò qua lại trên khúc sông này không có ai thay.

Chàng đáp:

- Để khi trở về tôi sẽ bảo cho biết.

Qua sông đến bến, chàng thấy cửa âm phủ tối om, ám khói. Con quỉ đi vắng. Ở nhà chỉ có một bà già ngồi trong một chiếc ghế bành rộng. Bà không có vẻ ác. Bà hỏi:

- Cháu muốn gì?

- Cháu muốn lấy ba sợi tóc của con quỉ, nếu không thì mất vợ.

- Kể thì quá đấy. Nếu con quỉ về mà thấy cháu ở đây thì chắc chắn là cháu mất đầu. Nhưng thôi, ta thương hại cháu, để xem có cách nào giúp cháu không.

Bà làm phép cho chàng biến ra kiến và bảo:

- Cháu hãy bò vào trong áo ta thì mới toàn tính mệnh được.

- Vâng, quí hóa quá, nhưng con còn muốn biết ba điều: “Một là tại sao giếng nước trước kia chảy ra rượu vang, nay bỗng cạn hẳn, không còn một giọt nước? Hai là tại sao cây táo kia trước có quả táo vàng mà giờ không có đến một cái lá? Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở đò mãi, không có ai thay”.

Bà già nói:

- Ba câu hỏi này khó thật, nhưng cháu cứ yên tâm, lắng tai nghe con quỉ nói khi ta nhổ ba sợi tóc vàng của nó nhé.

Đến tối con quỉ về nhà. Vừa vào cửa, nó đã ngờ ngợ thấy mùi gì lạ. Nó nói:

- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người ở đây, có phải không?

Bà lão chế nó:

- Tôi vừa quét dọn ngăn nắp, bây giờ anh lại lục tung cả ra. Lúc nào mũi anh cũng chỉ ngửi thấy mùi thịt người. Thôi ngồi xuống ăn đi.

Ăn uống xong, con quỉ thấy mền mệt, tựa đầu vào gối bà già và bảo bà bắt chấy cho. Được một lát, nó thiu thiu ngủ rồi ngáy khò khò. Bà già nhổ một sợi tóc vàng của nó, để bên mình. Con quỉ hỏi:

- Ái chà, bà làm gì thế?

Bà lão nói:

- Tôi mộng thấy sự không lành, nên tôi đã nắm tóc anh đấy.

Con quỉ hỏi:

- Bà mộng thấy gì?

- Tôi nằm mộng thấy giếng ở chợ trước kia thường chảy ra rượu vang, nay cạn hẳn, đến một giọt nước cũng không còn? Tại sao thế?

Con quỉ đáp:

- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Dưới tảng đá ở đáy giếng có một con cóc. Đem giết nó đi thì rượu vang lại chảy ra.

Bà lão lại bắt chấy cho con quỉ. Quỉ lại ngủ, ngáy rung cả cửa kính. Bà già lại nhổ một sợi tóc nữa. Quỉ cáu, nói:

- Ô hay, làm gì thế?

Bà lão đáp:

- Anh đừng giận nhé, tôi lại mộng đấy mà.

- Lại mộng gì nữa thế?

- Tôi thấy ở một nước nọ có một cây táo trước kia thường vẫn ra quả vàng mà nay đến một cái là cũng chẳng còn. Tại sao thế?

- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Có một con chuột nhắt gặm rễ cây. Giết nó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu để chuột gặm mãi thì cây đến chết mất. Nhưng thôi, đừng có mơ mộng gì nữa nhé, để cho tôi ngủ yên, nếu còn làm tôi thức giấc, tôi sẽ tát cho đấy.

Bà lão dỗ dành con quỉ, rồi lại bắt chấy cho nó. Nó lại ngủ và ngáy. Bà nhổ sợi tóc vàng thứ ba của nó. Con quỉ chồm dậy, kêu lên và toan đánh bà, nhưng bà lại nói ngọt rằng:

- Khốn nỗi cứ mộng mãi thì biết làm thế nào?

Con quỉ tò mò hỏi:

- Bà còn mộng thấy gì nữa?

- Tôi chiêm bao thấy có một người lái đò than phiền là cứ phải chở đò qua lại mãi mà không có người thay. Tại sao thế?

Quỉ đáp:

- Ngốc quá. Nếu có ai muốn qua sông, thì hắn chỉ việc trao mái chèo cho người ấy là thoát, và người kia sẽ chở đò thay hắn thôi.

Sau khi đã nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ và đã được nghe nó trả lời ba lần, bà già để cho nó ngủ đến sáng. Con quỉ bước chân ra khỏi cửa, thì bà liền bắt con kiến ở trong
nếp áo bà ra, hóa phép biến nó lại thành người. Bà lão nói:

- Đây ba sợi tóc vàng đây, còn ba câu trả lời của con quỉ thì cháu nghe được rõ rồi chứ?

Chàng đáp:

- Vâng, cháu đã nghe rõ rồi, cháu sẽ nhớ kỹ.

Bà lão bảo:

- Thôi thế mày thoát rồi nhé. Lên đường về được rồi đấy.

Chàng cảm ơn bà lão đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn. Chàng đi khỏi âm phủ, Trong lòng phấn khởi vì mọi việc đều được như ý.

Chàng gặp bác lái đò, bác xin chàng giải đáp cho như chàng đã hứa. Chàng tốt số nói:

- Bác hãy chở tôi sang bờ bên kia, tôi sẽ bảo bác cách giải thoát.

Tới bờ, chàng cho bác biết câu trả lời của con quỉ:

- Nếu có người muốn qua sông thì bác chỉ việc đặt mái chèo vào tay người ấy rồi đi.

Chàng lại lên đường, đến thành phố có cây trụi quả. Lính canh cũng đang chờ chàng giải đáp. Chàng nhắc lại lời của con quỉ:

- Giết con chuột nhắt gặm rễ cây đi, thì cây lại ra quả táo vàng.

Họ cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa tải nặng vàng. Sau cùng, chàng đến thành phố có giếng cạn. Chàng cũng nhắc lại lời con quỉ:

- Có một con cóc ngồi dưới hòn đá ở đáy giếng, phải tìm nó giết đi, thì rượu vang lại chảy ra nhiều.

Lính canh cảm ơn chàng và cũng tặng chàng hai con la trở nặng vàng.

Chàng về tới nhà; vợ chàng vui mừng khôn xiết, vì lại trông thấy mặt chồng và thấy chồng đi gặp được mọi việc đều như ý. Chàng dâng vua ba sợi tóc vàng của con quỉ. Vua thấy bốn con la tải nặng vàng, mừng lắm, nói:

- Nay con đã làm xong mọi việc ta giao cho, thì con vẫn được lấy con gái ta. Này con, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Thật là một kho tàng vô giá!

- Con lấy ở bên kia sông, đó là cát trên bờ.

Vua tham lam, hỏi:

- Ta có lấy được không?

Chàng rể đáp:

- Bẩm muốn lấy bao nhiêu cũng được ạ. Bệ hạ bảo người chở đò đưa sang bờ bên kia thì tha hồ lấy.

Ông vua tham lam kia vội lên đường ngay. Đến bờ sông, vua ra hiệu cho bác chở đò đưa qua sông. Người lái đò mời vua xuống thuyền. Khi sang đến bờ bên kia, bác đặt mái chèo vào tay vua rồi nhảy lên bờ. Thế là ông vua, vì tham của mà chịu tội thành anh lái đò.

- Thế vua còn chèo đò nữa không?

ai thấy hay thì like nha ok

6
31 tháng 10 2016

yeuyeuvuiyeuyeu

31 tháng 10 2016

cái này đọc rồi

 

22 tháng 2 2020

*Đặc điểm hình thức: + dấu chấm than( có thể là dấu chấm)

+Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chứ, đi

*Đặc điểm chức năng:Mang tính chất điều khiển, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị... 

*a",Đem chia đồ chơi ra đi !"

Chức năng: Ra lệnh

b,"Ông đừng băn khoăn quá"

Chức năng: Đề nghị

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 8 III. CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI A.Yêu cầu - HS nắm chắc đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. - Phân biệt được các kiểu câu trong văn bản. Và sử dụng đúng các kiểu câu đó trong giao tiếp. B. Thực hành I. Lí thuyết - Học thuộc ghi nhớ về các kiểu câu chia theo mục đích nói. II. Bài tập Bài 1:...
Đọc tiếp

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 8

III. CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI

A.Yêu cầu

- HS nắm chắc đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

- Phân biệt được các kiểu câu trong văn bản. Và sử dụng đúng các kiểu câu đó trong giao tiếp.

B. Thực hành

I. Lí thuyết

- Học thuộc ghi nhớ về các kiểu câu chia theo mục đích nói.

II. Bài tập

Bài 1: Hãy xác định kiểu câu nghi vấn , cầu khiến, cảm thán , trần thuật trong các câu sau ( Không xét các câu trong ngoặc vuông ).

a . – U nó không được thế ! ( Ngô Tất Tố )

b . Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

( Ngô Tất Tố)

c. – Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ? ( Tô Hoài )

d . – Này , em không để chúng nó yên được à? ( Tạ Duy Anh )

e . - Các em đừng khóc . ( Thanh Tịnh )

g . “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới ,

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”

( Tế Hanh )

Bài 2 : Xác định hành động nói của các câu trên .

Bài 3: Xác định câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?

a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li . Vậy thì sự biệt li không chỉ co một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?

b . Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng :

- Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? ... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa ?

( Phạm Duy Tốn )

c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi :

- Thằng bé kia , mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ?

( Em Bé Thông Minh )

d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi :

- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?

Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi :

- Sao cô biết mợ con có con ?

( Nguyên Hồng )

Bài 4: Xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau :

a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo :

- Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .

( Sọ Dừa )

b . Vua rất thích thú vội ra lệnh :

- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .

[ ... ]

Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :

- Cho gió to thêm một tý ! Cho gió to thêm một tý !

[ ... ]

Vua quống quýt kêu lên :

- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !

( Cây Bút Thần )

Bài 5 : So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau :

a . Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột !

b . Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột !

( Tắt Đèn , Ngô Tất Tố )

Bài 6: Tìm các câu cảm thán trong các câu sau. Chỉ ra những dấu hiệu của câu cảm thán.

a) Ôi quê hương ! Mối tình tha thiết

Cả một đời gắn chặt với quê hương.

(Tế Hanh)

b) Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời ! Ôi thôi, chú mày ơi ! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

(Tô Hoài)

c) Con gớm thật !

(Nguyên Hồng)

d) Ôi ! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này !

(Buổi học cuối cùng)

e) Chao ôi ! Cũng mang tiếng là ghế mây !....Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không tróc cả ra như da thằng hủi.

(Nam Cao)

Bài 7: Viết đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đó sử dụng các kiểu câu chia theo mục đích nói đã học.

0
6 tháng 3 2020

a. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần:
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
b. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì
cho cái vườn của lão
. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

(Lão Hạc – Nam Cao)

c. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng,

(câu in đậm là câu cầu khiến)