Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nội dung của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt :
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập đảng thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam. Những điểm chủ yếu của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
Chiến lược cách mạng: tiến hành “ tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho nuớc Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công, nông, binh và quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
Lực lượng cách mạng: công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc turng lập phú nông, địa chủ, tư sản. Cách mạng phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
Lãnh đạo cách mạng: đảng cộng sản Việt Nam: đội tiền phong của giai cấp vô sản.
Tuy còn vắn tắt, song đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn
đề dân tộc và giai cấp. độc lập, tự do là tư tưởng chủ yếu của cương lĩnh.
2. Tại sao nói : đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam ?
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổ chức thống nhất đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn : làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Vạch ra phương hướng cách mạng đúng đắn : sử dụng bạo lực của quần chúng theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, Việt Nam có nhiều đồng minh mới và cũng góp phần mình vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
a. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
- Xác định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập tự do, lập chính phủ công - nông - binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc, lấy lại ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Với phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập họ.
- Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp vô sản Việt Nam.
- Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
b. Ý nghĩa
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
a. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
- Xác định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập tự do, lập chính phủ công - nông - binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc, lấy lại ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Với phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập họ.
- Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp vô sản Việt Nam.
- Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
b. Ý nghĩa
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
(Khoanh tròn nhóm từ đúng trong các câu sau)
1.cơ quan ngôn luận của An Nam Cộng sản đảng là Báo Đỏ
2.Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam là xu thế khách quan của cách mạng Việt Nam theo xu hướng vô sản
3 Thành phần tham gia Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Hương Cảng là Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng
4.Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Hương Cảng đã quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại hội nghi thành lập Đảng 1930 là Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt
.6 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa phong trào công nhân,chủ nghĩa Mác-Lê nin,phong trào yêu nước
7. Độc lập-tự do là điểm cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
8.Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh, giai cấp lãnh dạo
9 Đến cuối 1929, ờ Việt Nam đã xuất hiện các tổ chức cộng sản là Đảng Cộng sản Đông Dương, An Nam Cộng sản Đảng,Đông Dương Cộng sản liên đoàn
Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của cac nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là : Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani; năm 1950, kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức. Mục tiêu của SEV là tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân
Từ năm 1951 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối SEV. Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.
Nội dung so sánh | Bản Cương lĩnh Chính trị đầu tiên
| Bản Luận cương tháng 10-1930 |
Tính chất | Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản . | Trước tiên làm cách mạng tư sản dân quyền, sau khi hoàn thành tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua giai đoạn TBCN . |
Nhiệm vụ | Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng . | Đánh đổ đế quốc - phong kiến.là hai nhiệm vụ có quan hệ khắng khít |
Mục tiêu | - Làm cho Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông . - Tịch thu sản nghiệp của đế quốc và tư sản phản cách mạng chia cho dân nghèo | - Làm cho Đông Dương độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông, tiến hành cách mạng ruộng đất triệt để |
Lực lượng | Công nông, tiểu tư sản, trí thức ; lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản. | Giai cấp công nhân và nông dân |
Lãnh đạo | Đảng Cộng sản Việt Nam | Đảng Cộng sản Đông Dương |
Quan hệ quốc tế | Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. | Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới |
So sánh | Ưu điểm - Là cương lĩnh cách mạng GPDT đầu tiên của Đảng với tư tưởng cốt lõi là độc lập tự do, thể hiện sự sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề độc lập dân tộc với CNXH * Ý nghĩa : - Là đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo đầu tiên của Đảng ta. - Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi tới thành công. | Hạn chế - Chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không đưa vấn đề GPDT lên hàng đầu - Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu đại chủ. - Những nhược điểm này dần dần được Đảng ta khắc phục qua quá trình đấu tranh thực tiễn của cách mạng . |
II Lựa chọn đáp án(Khoanh tròn nhóm từ đúng trong các câu sau)
1.Cuối tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã
lập ra: chi bộ cộng sản đầu tiên.
2.Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kì lập: Đông Dương Cộng sản đảng
3.Táng 9-1929, những người giác ngộ cộng sản trong Tân Việt Cách mạng đảng tuyên bố thành lập:Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
4.Tháng 8-1929 Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập: An
Nam Cộng sản đảng
5. Báo Búa liềm là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng.
1 cuối tháng 3-1929,một số hội viên bắc kì đã lập ra......Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, gồm có 7 thành viên..........
2 tháng 6-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở ỏ Bắc Kì quyết định thành lập...Đông Dương Cộng sản Đảng...
3........Báo Búa Liềm........... là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng Sản Đảng
4 tháng 8-1929, Hội VN Cách Mạng Thanh niên ở Nam Kì đã lập ra........An Nam Cộng sản Đảng ........
5 tháng 9-1929, những người giác ngộ cộng sản trong đảng Tân Việt tuyên bố thành lập.........Đông Dương Cộng sản Liên đoàn..........
6 sự ra đời của tổ chức cộng sản là........xu thế tất yếu ...... của cách mạng Vn theo xu hướng.............vô sản hóa.......................
7 Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam có nhược điểm là........ hoạt động biệt lập của nó đã dẫn tới sự chia rẽ lớn của phong trào cách mạng Việt Nam ..................
8 Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam được tổ chức ở ………Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc)……….do...... Nguyễn Ái Quốc........chủ trì gồm các đại biểu của....... Đông Dương Cộng sản Đảng(Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh) ;đại biểu An Nam Cộng sản Đảng(Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm) . Đại biểu Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không đến kịp. .........
9Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản đã thành lập............đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam...................
10 Văn kiện được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là........Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng...........
11 Các văn kiện được thông qua trong hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được xem là........ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng......
12 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa………………chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam……
13 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có tính quyết định……… cả vận mệnh dân tộc, , mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam.. ……………
14 . Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt sự khủng hoảng về ………về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX ………..
15.Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam mang tính sáng tạo vì ……không giáo điều, dập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp như ở các nước phương Tây, mà có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.……...
16. ……Độc lập và tự do………… là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị
* Kinh tế: tuy có bước phát triển mới: kĩ thuật và nhân lực được đầu tưu. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
* Xã hội: các giai cấp và xã hội có chuyển biến mới.
- Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa: 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia phong trào chống Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. Họ là lực lượng to lớn của cách mạng.
- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống Pháp và tay sai.
– Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, năm 1929 có 22 vạn người. Họ bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng cách mạng vô sản.
Vì vậy, giai cấp công nhân sớm vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Xã hội Việt Nam mâu thuẫn sâu sắc, đó là mâu thuẫn dân tộc ta với Pháp và tay sai.
Tham khảo
. Trình bày sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng ở nước ta từ 1925 – 1929?
1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
a) Sự thành lập
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 - 1925).
- Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
b) Hoạt động
- Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...
- Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).
- Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Hoạt động tiêu biểu:
+ Trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.
+ Ra báo Thanh niên (6 - 1925) làm cơ quan ngôn luận.
+ Ngày 09/7/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.
- Năm 1928, chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
2. Tân Việt Cách mạng đảng
3. Việt Nam Quốc dân đảng
a) Thành lập
- Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã, ngày 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.
- Đây là chính đảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc Việt Nam.
b) Hoạt động
- Tháng 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man.
- Bị động, lãnh đạo chủ chốt của VNQDĐ quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng “không thành công cũng thành nhân”.
- Ngày 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có đánh bom phối hợp.