K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc hiểu : (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Bầm ơi!, Tố Hữu)

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?

Câu 5: (2.0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn 5 – 7 câu cảm nhận về hình ảnh người mẹ và tình cảm của người con trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 từ láy (gạch chân và chú thích)

II. Làm văn ( 15 điểm)

Câu 1 ( 5 điểm) Từ đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo với mẹ.

Câu 2. (10 điểm)

Môt buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của hoa.

 

 

 

0

Biện pháp tu từ : So sánh

Tác dụng : Nhấn mạnh sự khổ cực của bầm ( người mẹ ) 

p/s: kham khảo thôi nhé, đừng chép vào vì môn văn mình giốt nhất đấy :(

#ht

2 tháng 2 2021

Biện pháp tu từ so sánh và điệp ngữ "đi"

Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp "đi" nhằm nhấn mạnh nỗi vất vả của bầm " Con đi đánh giặc mười năm .Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi". " Con đi trăm núi ngàn khe. Chữ bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm", , con đi bôn ba khắp nơi, bầm ở nhà một mình nếm trải tư vị cô đơn, chua xót, nỗi  thương nhớ người con xa cách. Qua đây, ta cũng thấy được tâm trạng buồn, sầu lắng và tình cảm của anh chiến sĩ, anh vô cùng kính yêu và tôn trọng người mẹ của mình. Tình mẫu tử là thứ tình cảm đẹp nhất, thiêng liêng nhất.

1 tháng 3 2022

\(\frac{1}{2} : \frac{9}{2}

1 tháng 3 2022

Hỏi chấm

8 tháng 2 2021

biện pháp tu từ là so sánh ko ngang bằng .

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
28 tháng 3 2020

a. Tâ​m hồ​n tô​i là​ mộ​t buổ​i trư​a hè​ : So sá​nh ngang bằng.

b. Con đ​i tră​m nú​i ngàn khe

Chư​a bằ​ng muô​n nỗ​i tá​i tê​ lò​ng bầ​m : So sá​nh hơn.

    Con đ​i đ​á​nh giặ​c mườ​i  năm

Chư​a bằ​ng khó​ nhọ​c đ​ờ​i bầ​m sá​u mươ​i : So sá​nh hơ​n.

Các phép so sánh là :

a) +) Tâm hồn tôi là buổi trưa hè : so sánh ngang bằng

b) +)     Con đi chăm núi ngàn khe

        Chẳng bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm  : so sánh không ngang bằng

     +)        Con đi đánh giặc mười năm

         Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi : so sánh không ngang bằng

                    CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! :)                                          

“Dẻo thơm hạt gạo quê hươngCó cả “năm nắng mười sương” người trồngTừng bông rồi lại từng bôngTrĩu cong như dáng lưng còng mẹ taCho con ngày tháng nở hoaTừng trong gian khổ bước ra với đờiDù đi cuối đất cùng trờiVẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”                                                                          (Hương lúa...
Đọc tiếp

“Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
Cho con ngày tháng nở hoa
Từng trong gian khổ bước ra với đời
Dù đi cuối đất cùng trời
Vẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”

                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ)

 

Câu 1

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2

a. Tìm và chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ in đậm.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong câu thơ in đậm

Câu 3 . Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất những người nông dân Việt Nam?

Câu 4. Cho 3 từ “cảm thông, thấu hiểu, suy nghĩ ”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

“Bài thơ này nhắc nhở chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa, biết ..., trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xã hội. Được thành quả phải luôn biết nhớ ơn người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.”

Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (Bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)

0
BT3. Trong bài thơ “Lượm”, Tố Hữu viết:                      Ngày Huế đổ máu …Câu 1. Chép những dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện ba khổ thơ đầu của bài thơ.Câu 2. Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.Câu 3. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung đoạn thơ?Câu 4. Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân...
Đọc tiếp

BT3. Trong bài thơ “Lượm”, Tố Hữu viết:

                      Ngày Huế đổ máu

Câu 1. Chép những dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện ba khổ thơ đầu của bài thơ.

Câu 2. Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 3. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung đoạn thơ?

Câu 4. Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật.

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về chú bé Lượm trong đoạn thơ trên.

 

BT4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

   Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
   Cho nên mẹ sinh ra
      Để bế bồng chăm sóc
       Mẹ mang về tiếng hát
      Từ cái bống cái bang
    Từ cái hoa rất thơm
    Từ cánh cò rất trắng
    Từ vị gừng rất đắng
      Từ vết lấm chưa khô
          Từ đầu nguồn cơn mưa
         Từ bãi sông cát vắng...
                                         (Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 2. Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh nào được gợi ra?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên?

Câu 4. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về tình yêu và lời ru của mẹ dành cho trẻ qua đoạn thơ trên.

0
Ngày mai mẹ thức con dậy sớmÔi mẹ thân yêu, mẹ tảo tầnĐể con sẽ đi ra cồn đất nhỏĐón gặp người bạn quí của con Và hôm nay con thấy ở cánh đồngNhững vệt bánh xe in trên cỏ ướtGió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rựcDưới những làn mây xốp đồng quê Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra điVành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộnVà con bò đứng nhìn theo tha thẩnVe vẩy đuôi trên...
Đọc tiếp

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần

Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ

Đón gặp người bạn quí của con

 

Và hôm nay con thấy ở cánh đồng

Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt

Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực

Dưới những làn mây xốp đồng quê

 

Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi

Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn

Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn

Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường

 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga

 

Con sẽ hát về mẹ và về bạn

Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò

Và thơ con có một dòng sữa chảy

Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ?

Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng)

Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  Và thơ con có một dòng sữa chảy

  Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

 Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó?

Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình

Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)

 In nội dung

0
1 tháng 3 2022

Câu 1:  Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

Câu 2: PTBĐ là miêu tả

Câu 3: Thể thơ 4 chữ.

Nội dung: kể và tả về Lượm qua các sự việc bằng lời của người kể với hình ảnh Lượm trong cuộc gặp tình cờ của hai chú cháu. Đó là câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm, nhưng hình ảnh của Lượm vẫn còn sống mãi.

Câu 4: Những từ láy là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Tác dụng miêu tả nhân vật là: Đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

Hok tốt ^^