K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cuộc thi tìm hiểu về Bảo hiểm y tếCâu hỏi 1: Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành:a. Từ ngày 01/01/2016.b. Từ ngày 01/01/2015.c. Từ ngày 01/01/2014.Câu hỏi 2: Theo quy định của Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì học sinh-sinh...
Đọc tiếp

Cuộc thi tìm hiểu về Bảo hiểm y tế

Câu hỏi 1: Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành:

a. Từ ngày 01/01/2016.
b. Từ ngày 01/01/2015.
c. Từ ngày 01/01/2014.

Câu hỏi 2: Theo quy định của Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì học sinh-sinh viên thuộc đối tượng:

a. Bắt buộc.
b. Tự nguyện.
c. Cả a và b đều sai.

Câu hỏi 3: Học sinh-sinh viên tham gia bảo hiểm y tế có những quyền nào sau đây?

a. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế; Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
b. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế; Được khám bệnh, chữa bệnh; Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định.
c. Cả 02 trường hợp trên.

Câu hỏi 4: Trường hợp nào sau đây không thuộc nghĩa vụ của học sinh-sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế?

a. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn; Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích.
b. Cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh.
c. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

Câu hỏi 5: Học sinh-sinh viên tham gia bảo hiểm y tế được quyền thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:

a. Vào đầu mỗi quý.b. Vào giữa mỗi quý.c. Vào cuối mỗi quý.

Câu hỏi 6: Nhà trường có trách nhiệm gì đối với học sinh-sinh viên tham gia bảo hiểm y tế?

a. Thu tiền bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh-sinh viên do nhà trường quản lý và lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
b. Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh-sinh viên tại trường.
c. Cả 02 trường hợp trên.

Câu hỏi 7: Cơ quan Bảo hiểm xã hội trích kinh phí để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh-sinh viên của nhà trường được áp dụng theo tỷ lệ:

a. 5% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có tham gia bảo hiểm y tế.
b. 7% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có tham gia bảo hiểm y tế (kể cả học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế ở các nhóm đối tượng khác).
c. 12% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có tham gia bảo hiểm y tế.

Câu hỏi 8: Kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường được dùng để:

a. Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh-sinh viên theo quy định của Luật.b. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe.c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 9: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên:

a. Tối thiểu 30% mức đóng.
b. Tối thiểu 50% mức đóng.
c. Tối thiểu 70% mức đóng.

Câu hỏi 10: Mức lương cơ sở làm căn cứ tính đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên hiện nay là:

a. 1.050.000 đồng.
b. 1.150.000 đồng.
c. 1.210.000 đồng.

Câu hỏi 11: Mức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh-sinh viên hiện nay đang áp dụng?
 

a. 3% mức lương cơ sở.
b. 4,5% mức lương cơ sở.
c. 6% mức lương cơ sở.

Câu hỏi 12: Em Nguyễn Văn A là học sinh của một Trường trung học cơ sở X, bố em là sỹ quan đang công tác trong quân đội, nơi gia đình em đang sinh sống thuộc xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế. Hãy xác định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế của em Nguyễn Văn A.

a. Thân nhân sỹ quan quân đội đang tại ngũ.
b. Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c. Học sinh.

Câu hỏi 13: Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau:

a. Cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã và tương đương.
b. Cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tương đương.
c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 14: Học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định thì được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng nào sau đây?

a. 80% chi phí khám, chữa bệnh.
b. 95% chi phí khám, chữa bệnh.
c. 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Câu hỏi 15: Thẻ bảo hiểm y tế đã cấp không có giá trị sử dụng trong các trường hợp nào sau đây?

a. Thẻ đã hết thời hạn sử dụng; Thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa.
b. Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 16: Học sinh, sinh viên không được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong các trường hợp:

a. Khám sức khỏe.
b. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.
c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 17: Người tham gia bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh trong trường hợp nào sau đây thì không được cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh?

a. Khám, chữa bệnh không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và một loại giấy tờ tùy thân có ảnh.
b. Khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
c. Khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

Câu hỏi 18: Người tham gia bảo hiểm y tế tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi với mức hưởng theo tỷ lệ nào sau đây?

a. 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương.
b. 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.
c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 19: Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong các trường hợp sau:

a. Thẻ bị rách, nát hoặc hỏng; thông tin ghi trong thẻ không đúng.
b.Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 20: Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm:

a. Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS).
b. Thẻ bảo hiểm y tế.
c. Cả 02 trường hợp trên.

Câu hỏi tự luận: (Bài viết không quá 1000 từ) - Bạn hiểu thế nào về chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta hiện nay. Theo bạn, học sinh-sinh viên cần làm gì để góp phần vào việc thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế tại trường học? (Nếu nội dung của bạn có hình ảnh vui lòng chèn vào word cùng với bài viết sau đó gởi về địa chỉ email: tracnghiembhxhquangngai@gmail.com. Chủ đề của email ghi rõ thông tin cá nhân: Họ và tên, lớp, trường, huyện/thành phố. - Phần tự luận ghi rõ: Bài viết có hình đã chuyển qua địa chỉ email).

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
1
28 tháng 11 2016

Câu 1 : b

Câu 2 : b

Câu 3 : c

Câu 4 : b

Câu 5 : không biết làm

Câu 6 :a

Xin Lỗi bạn những câu còn lại tôi không biết làm thông cảmlolang

23 tháng 7 2021

Đ/a: A 

Chúc bn học tốt!

23 tháng 7 2021

TL: 

Ý B

Nha bn!!

Học tốt!!

15 tháng 11 2021

tui chọn câuD

15 tháng 11 2021

a và b và c

21 tháng 10 2016

Câu 3:

+ Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người.

+ Khiêm tốn giúp bạn tạo cảm giác tự tin, hòa đồng với mọi người xung quanh bạn

+ Không kiêu ngạo, thành thật trong cuộc sống,.....

Câu 8:

Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.

Chúc bạn học tốt!

21 tháng 10 2016

Câu 5: Trả lời

Mình làm câu này vì chưa ai làm cả nha!

Câu "Chớ thấy sóng cả mà vã tay chèo" là câu tục ngữ khuyên nhủ con người kiên trì, quyết tâm là việc gì đó cho đến khi thành công, đừng vì chút rắc rối, khó khăn mà phân tâm, nản chí và không làm được việc gì, cuối cùng dẫn đến thất bại là điều đáng tiếc.

a) Em sẽ giúp bạn bằng cách động viên, an ủi và quyên góp tùy sức

b) Em sẽ chép bài hộ bạn, và giảng lại cho bạn.

c) Em sẽ cố gắng tìm cách làm hai bạn ấy gần nhau hơn.

1 tháng 11 2016

a. em sẽ quyên góp những thứ em không cần như sách,áo quần,.... .Nếu như không có ta có thể quyên góp bằng tiền.

b. Khi em đi học về,em sẽ tới thăm.Hôm nay có bài nào thầy cô dạy thì nói cho bạn nghe để hiểu bài.

c. em sẽ khuyên 2 bạn làm lành.Còn nếu như không chịu thì mua chuộc bằng phần thưởng.haha

Đề bài:Câu 1: Trong các biện pháp dưới đây, theo em, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường?A. Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rácB. Khai thác nước ngầm bừa bãiC. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ởD. Sử dụng phân hóa học và chất bảo vệ thực vật quá mức qui địnhCâu 2: Di sản văn hóa bao gồmA. di sản vật thể                            B. di...
Đọc tiếp

Đề bài:

Câu 1: Trong các biện pháp dưới đây, theo em, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường?

A. Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rác

B. Khai thác nước ngầm bừa bãi

C. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở

D. Sử dụng phân hóa học và chất bảo vệ thực vật quá mức qui định

Câu 2: Di sản văn hóa bao gồm

A. di sản vật thể                           

B. di sản phi vật thể  

C. di sản dòng tộc               

D. DS VH phi vật thể và DS VH vật thể

Câu 3 : Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào xâm phạm quyền trẻ em?

A. Đánh đập, hành hạ trẻ em;

B. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng;

C. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện;

D. Được quyền khai sinh và có quốc tịch;

Câu 4: Hành vi nào dưới đây là phá hoại di sản văn hóa?

A. Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm

B. Tổ chức tham quan tìm hiểu di tích lịch sử

C. Đập phá di sản văn hóa

D. Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.

Câu 5: Những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa , khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là :

A. Truyền thống văn hóa

B. Giá trị văn hóa

C. Di sản văn hóa

D. Thành tựu văn hóa

Câu 6: Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy là nội dung của nhóm quyền nào dưới đây?

A. Nhóm quyền bảo vệ

B. Nhóm quyền chăm sóc

C. Nhóm quyền học tập

D. Nhóm quyền vui chơi

Câu 7 : Những hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài  nguyên thiên nhiên?

A.  Đánh cá bằng mìn, bằng điện;

B. Khai thác rừng trái phép, đốt rừng làm nương rẫy;

C. Thải chất thải công nghiệp vào nguồn nước chưa qua xử lý;

D. Giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi công cộng;

Câu 8: Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì trong các hành vi dưới đây?

A. Tìm mọi cách phản ánh cho cơ quan công an;

B. Im lặng, bỏ qua;

C. Nói với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để nhờ giúp đỡ;

D. Biết là sai nhưng vì bị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ;

Câu 9: Trên đường đi học, A trông thấy bác hàng xóm ném một bì gà chết xuống mương nước của làng. Theo em, bác hàng xóm đã vi phạm pháp luật về

A. bảo vệ di sản văn hóa

B. bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

C. quyền bất khả  xâm phạm về chỗ ở       

D. quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em

Câu 10: Trong một lần đi tham quan di tích lịch sử Thành Nhà Hồ ( Vĩnh Lộc – Thanh Hóa ), em thấy những chữ viết chằng chịt lên vách đá, thậm chí còn ghi họ tên, ngày tháng đến thăm quan. Em thấy việc làm đó là vi phạm việc bảo vệ di sản văn hóa nhưng băn khoăn không biết hành vi đó vi phạm nội dung gì trong những nội dung sau đây:

A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

B. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa.

C. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.

D.Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Câu 11: Em tán thành với việc làm nào dưới đây?

A. Khi con đến tuổi đi học cha mẹ mới làm giấy khai sinh cho con.

B. Thường xuyên tổ chức khám sức khỏe cho trẻ em.

C. Lôi kéo trẻ em hút chích ma túy.

D. Không cho trẻ em đi tiêm phòng dịch.

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sống và làm việc có kế hoạch?.

 A. Xác định được những việc cần làm trong tuần.

B. Làm việc theo cảm hứng không cần theo thời gian.

C. Việc đến đâu hay đến đấy.

D. Ưu tiên thực hiện những công việc quan trọng trước.

Câu 13: Việc làm nào sau đây không vi phạm quyền trẻ em?

A. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.

B. Cho trẻ em làm những việc nặng nhọc.

C. Không cho con gái đến trường đi học.

D.Đánh đập, ngược đãi trẻ em.

Câu 14 : Hành  vi  nào dưới đây là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?

A. Thả động vật hoang dã về rừng.

B. Sử dụng tiết kiệm điện, nước sạch.

C. Thải khói, bụi, chất có mùi độc hại vào không khí.

D. Khai thác rừng theo kế hoạch.

 

 

Câu 15: Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường?

A. Dùng than tổ ong để đốt thay củi cho đỡ khói và bụi.

B. Bón thật nhiều phân hóa học để cây trồng lên xanh tốt.

C. Xử lý nước thải công  nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước.

D. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây.

Câu 16: Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?

A. Sau giờ học N vui chơi  thoải mái, không làm việc gì.

B. A luôn tôn trọng thầy cô giáo.

C. H chăm chỉ làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ nhưng rất ngại học.

D. B thỉnh thoảng hút thuốc lá khi có người rủ.

Câu 17. Sống, làm việc có kế hoạch là:

A. làm việc theo ngẫu hứng.

B. làm việc theo sự sắp xếp của nhà trường

C. làm việc theo sự sắp xếp của bố mẹ

D. sắp xếp những công việc hằng ngày một cách hợp lý

Câu 18. Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan  kiểm sát Nhà nước

A. TAND Tỉnh

B. VKSND Tỉnh

C. VKSND Huyện

D. VKS quân sự

Câu 19. Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?

A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.

C. Đánh đập, hành hạ trẻ em.

D. Tổ chức cho trẻ em vui chơi

Câu 20. Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan hành chính Nhà nước ?

A. HĐND xã.

B. UBND xã.

C. UBND Huyện.

D. Chính phủ.

Câu 21. Bổn phận của trẻ em là

A. yêu Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tôn trọng pháp luật, tài sản người khác.

B. muốn làm việc gì tùy thích.

C. không tham gia bất cứ một việc gì, kể cả đến trường đi học.

D. đánh bạc, uống rượu, hút thuốc.

Câu 22. Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường trộm cắp em sẽ làm gì?

A. Làm theo lời dụ dỗ.

B. Rủ thêm bạn bè cho đỡ sợ.

C. Nói với ba mẹ, thầy cô và đề nghị được giúp đỡ.

D. Không làm theo và cũng không báo với người lớn.

 

 

 

1
25 tháng 8 2021

1.C

2.D

3.A

4.C

5.C

6.B

7.D

8.A

9.B

10.B

11.B

12.A

13.B

14.C

15.C

16.B

17.D

18.A

19.C

20.A

21.A

22.C

1 Trong lớp của Minh có một số  bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau  và chê bai các bạn khác trong lớp.Em hãy vận dụng bài học “Đoàn kết tương trợ” để nêu nhận xét của em về hành vi của một số bạn đó. Nếu là học sinh cùng lớp với Minh em sẽ làm gì? Vì sao? 2 Thành và Quý học cùng lớp. Thành học giỏi còn Quý học kém toán, lại lười...
Đọc tiếp

1 Trong lớp của Minh có một số  bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau  và chê bai các bạn khác trong lớp.

Em hãy vận dụng bài học “Đoàn kết tương trợ” để nêu nhận xét của em về hành vi của một số bạn đó. Nếu là học sinh cùng lớp với Minh em sẽ làm gì? Vì sao?

2 Thành và Quý học cùng lớp. Thành học giỏi còn Quý học kém toán, lại lười biếng. Mỗi khi có  bài tập về nhà là Thành làm hộ Quý để Quý khỏi bị điểm kém.

     a. Em có tán thành việc làm của Thành không ? Vì sao?

     b. Nếu em là Thành, em sẽ giúp bạn Quý như thế nào?

3 Ngọc và Trang là đôi bạn học, ngày nào cũng chơi với nhau. Một hôm, nhân tiết kiểm tra toán, Trang không ôn bài kĩ nên không làm bài được. Trang liền viết vào mẩu giấy nhỏ ném cho Ngọc – ngồi bàn trên. “Này Ngọc, ngồi né ra, cho tớ chép với, tớ không làm bài được”. Ngọc cầm mẩu giấy đọc, để xuống chổ cũ và lờ đi như không có chuyện gì. Trang không làm bài được. Từ lúc ấy, thái độ của Trang khác hẳn, lạnh nhạt, khinh khỉnh và không đi về cùng Ngọc nữa. Ngọc buồn lắm và tự nhủ từ nay sẽ không bắt chuyện và chơi với Trang nữa vì cho rằng Trang là người có lỗi.

a. Theo em trong tình huống này ai là người có lỗi?  Vì sao?

b. Nếu em là Ngọc, trong tình huống này em sẽ làm gì?

Giải giúp mình mai mình thi rồi,  help

0
28 tháng 10 2016

- Sư vi phụ.
- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Có thờ thầy mới được làm thầy.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mầy làm nên
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế nầy
Cơm cha, áo me, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Yêu kính thầy mới được làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi.
- Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
- Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

29 tháng 10 2016

-Nhất tự vi sư,bán tự vi sư

-Không thầy đố mày làm nên

-Cơm cha,áo mẹ,công thầy

Nghĩ sao cho bõ nhưng ngay ước mong

-Ở đây gần bạn gần thày

Có công mài sắt,có ngày nên kim

 

19 tháng 9 2016

Cách sử dụng kính hiển vi
Bước 1: Điều chỉnh ánh sáng.
Bước 2: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp giữ (không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương).
Bước 3: Mắt nhìn vào vật kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính sát tiêu bản.
Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

17 tháng 8 2016

Đây là GDCD

26 tháng 10 2016

Ca dao tục ngữ :

a) Tự trọng

TỤC NGỮ
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Được tiếng còn hơn được miếng.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
- Người chết nết còn.
- Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Chết đứng hơn sống quỳ.
CA DAO
- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

b) Tôn sư trọng đạo

- Sư vi phụ.
- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Có thờ thầy mới được làm thầy.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mầy làm nên
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế nầy
Cơm cha, áo me, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Yêu kính thầy mới được làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi.
- Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
- Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy

- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên !

c) Đoàn kết tương trợ

- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.
- Cả bè hơn cây nứa.
- Chết cả đống còn hơn sống một người.
- Chung lưng đấu cật.
- Một hòn chẳng đắp nên non
Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
- Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
- Dân ta nhớ một chữ đồng :
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
- Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Lá lành đùm lá rách.
- Miếng khi đói bằng gói khi no.
Anh em như thể tay chân
- Lá lành đùm lá rách
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao

- Giọt máu đào hơn ao nước lã

- Huynh đệ tương phùng

- Thương người như thể thương thân

-Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

- Con chim khôn cả đàn cùng khôn
Con chim dại cả đàn cùng dại

- Chim khôn đậu mái nhà quan
Trai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng

- Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
 
2)Tình huống :
a) Tôn sư trọng đạo
Lan là 1 h/s lớp 7 , trong 1 lần đi chợ Lan gặp cô giáo dạy mk hồi lớp 1 . Lan đã giả vờ như k quen biết cô rồi rẽ sang 1 ngã khác đi để tránh gặp mặt cô .
- Cách sử lí : Đứng lại nghiêm trang chào hỏi cô giáo . Vì đó là cách ững sử thể hiện sự tôn sư trọng đạo .
b) Đoàn Kết tương trợ
Hôm nay lớp 7A phải lao động chiều , phần đất lao động nhiều rễ cây chằng chịt và nhiều cỏ mà lớp 7A lại nhiều h/s nữ nên việc làm rất khó khăn mà lớp 7B cx lao động nhưng họ đã làm xong nhanh chóng và ngồi nghỉ ngơi cười đùa trong khi lớp 7A đg vất vả lm việc .
- Cách sử lí : Kêu gọi mọi người lp 7B giúp lp 7A để thể hiện lòng đoàn kết , tương trợ
c) tự trọng .
Nhiều người trong xã hội ỷ có quyền thế mà tham ô tiền của của nông dân .
- cách sử lí : k nên tham ô vì đó là 1 hành vi xấu xa và k có long tự trọng
Chúc bn hok tốt ! ( k chắc phần 2 đúng âu nha )
 
 

 

 

 

 

26 tháng 10 2016

- Tôn sư trọng đạo:

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

.+ Thầy cô như thể cha mẹ,

Kính yêu, chăm sóc, mới là trò ngoan.

+ Muốn sang phải bắt cầu kiều,

Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.

+ Không thầy đố mày làm nên.

+ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy,

Gắng công mà học, có ngày thành danh.

- Tự trọng:

+ Đói cho sạch, rách cho thơm.

+ Chết vinh còn hơn sống nhục.

+Chết đứng còn hơn sống quỳ.

+ Giấy rách phải giữ lầy lề.

+ Nói lời phải giữ lấy lời,

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

- Đoàn kết, tương trợ:

+ Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

+ Lá lành đùm lá rách.

+ Thương người như thể thương thân.

+ Dân ta nhớ một chữ đồng:

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.