Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?
a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ
4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.
Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ
5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?
a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?
6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:
a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )
c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.
7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?
a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.
c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.
c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )
9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?
a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ
10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?
a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.
11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ
12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.
Vị ngữ của câu trên là:
a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai
c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?
a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm
c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu
14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )
b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:
a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.
c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.
16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:
a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.
b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.
c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.
d. Không có tác dụng.
17/ Có mấy loại so sánh?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.
18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
Vì mây chi núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất
d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.
c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.
20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?
a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.
22/ Hình thức của ẩn dụ?
a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B
c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.
23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)
a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.
c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
Sông nào sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bên trong.
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
(*) Khái niệm về đoạn văn :
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Về hình thức: Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
(*)Cách xây dựng đoạn văn:
Trước khi đi vào vấn đề chính , mình xin nêu khái niệm về câu chủ đề trước để các bạn hiểu những phần sau mình viết .
* Khái niệm về câu chủ đề :
Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Tìm hiểu về các đoạn văn :
- Khái niệm đoạn văn song hành :
Các câu bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề.
- Khái niệm đoạn văn diễn dịch :
Có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn . Các câu sau tập trung làm sáng rõ cho câu chủ đề.
Câu chủ đề ~~~~> Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ... luận điểm n
- Khái niệm đoạn văn quy nạp :
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn các câu đặt trước có nhiệm vụ triển khai theo câu chủ đề đó
Có thể hiểu rõ hon theo sơ đồ sau
Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ....luận điểm n -------------> Câu chủ đề
- Khái niệm về đoạn văn tổng- phân- hợp:
Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
- Khái niệm đoạn văn móc xích :
Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.
Chúc bn hok tốt !
Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày
1)_____DÀN Ý
1 MB
giới thiệu quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở
2 TB
* tả thiên nhiên
- trời
- mây
- gió ...
* tả bao quát: mùa hè đã đến, hoa sen bắt đầu nở. Đầm sen quê em không rộng lắm , nhưng nhìn từ xa nó như 1 tấm thảm hoa thật đẹp
* tả chi tiết
- lá sen : che kín mặt đầm, có cái lá xoè rộnh như cái mâm nằm trên mạt nước , có những chiếc lá vươn cao như chiếc dù màu xanh
- búp sen: vươn cao khỏi tầm lá xanh thẫm như 2 bàn tay úp vào nhau
- hoa : xoè những cánh hồng tao nhã thấp thoáng trong đám lá xanh mượt còn đọng long lanh những giọt sương đêm. cánh hoa sen rất mềm và mịn. từng lớp cánh được khéo léo sắp sen kẽ , chụm lại với nhau như ánh lửa bập bùng. hoa sen đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm.
- tả 1 vài bông hoa sen đã tàn, để lộ đài sen màu xanh ngọc bích và nhị sen vàng óng
* hoạt đọng con người
- hái sen
* giá trị của sen
-lá sen gói xôi ,....làm vị thuốc
-tâm sen dùng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ.
- với người dân quê em thì đầm sen còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
-hoa sen tượng trưng cho sự cao quý , thanh khiết của con người vn.
* kỉ niệm với đầm sen
-đi hái sen cùng mẹ
- đi ăn trộm sen
Kb : cảm nghĩ của em và nhân xét về đầm sen
1.Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Văn bản trên khuyết danh Việt Nam.
2.Bài thơ giới thiệu vẻ đẹp mảnh đất Lạng Sơn qua những hình ảnh: con đường, núi, cánh đồng, núi thành Lạng Sơn, sông Tam Cờ.
3. - Cụm từ "ai ơi" chỉ con người muốn trải nghiệm vẻ đẹp của quê hương Lạng Sơn hùng vĩ tươi đẹp, có tác dụng kêu gọi mọi người hãy thử tới vùng quê xứ Lạng thử trải nghiệm khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời nơi đây
-Ai ơi đứng lại mà trông,
Kìa vạc nấu đó, kìa sông đãi bìa.
Kìa giếng Yên Thái như kia,
Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.
Đầu chợ Bưởi có điếm cầm canh,
Người đi kẻ lại như tranh hoạ đồ.
Cổng chợ có miếu thờ vua,
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên.
Chùa Thiên Niên có cây vọng cách,
Chùa Bà Sách có cây đa lông,
Cổng làng Đông có cây khế ngọt.
Con gái Kẻ Cót thì đi buôn xề,
Con trai làng Nghè dệt cửi kéo hoa.
An Phú nấu kẹo mạch nha,
Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.
Họ Lại làm giấy sắc vua,
Làng Láng mở hội kéo cờ hùng ghê. (Khuyết danh, ai ơi đứng lại mà trông II)
4.Thông điệp qua các bài thơ bài ca dao về quê hương mang nét giản dị mà sâu sắc, chúng ta hãy ý thức được tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương. Đừng bao giờ quên Quê hương. Hãy cống hiến và tạo nên những giá trị giàu đẹp cho quê hương khi còn có thể.Thông điệp ấy giúp em cảm nhận được tình yêu quê hương của mình hơn, giúp mình có thêm động lực cố gắng làm giàu và mang lại vẻ vang cho quê hương của mình.
Chúc bạn học tốt!