Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 4
- Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
- Tác dụng:
- Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú.
- Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú
- Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.
- Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
Bài 2
Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.
Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.
Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.
Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, ta thấy được rằng: người nông dân trong xã hội xưa cũ luôn phải sống trong cảnh nghèo nàn, bị khinh thường, bị áp bức, bóc lột, phải gánh trên vai hàng ngàn thứ thuế vô lí mà bọn thực dân phong kiến đặt ra. Nhưng dù phải sống ở những nơi cực khổ, tối tăm thì người nông dân Việt Nam luôn giữ mãi trong mình những phẩm chất cao quý: hiền lành, chất phác, giàu lòng tự trọng.
Chúc bn KT 1 tiết tốt nha!
Phần I
câu 5: Chiếc là cuối cùng là kiệt tác vì :
-nó giống như thật => cái tâm của người nghệ sĩ
-nó có tác dụng nhiệm màu là cứu sống Giôn-xi
-đc vẽ = tình yêu thương và đức hi sinh cao cả
-nó đc vẽ (.) 1 hoàn cảnh đặc biệt
-nó vẽ = 1 tình yêu nghệ thuật chân chính
a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc.
- Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phù hợp với quy luật tự nhiên: đã có mưa thì không có sương.
b.- Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài.
- Không phù hợp quy luật tự nhiên: Vì "trời mưa lâm thâm" nên không thể có "sương phủ bạc"
MIK THẤY BÀI NÀY HAY VÀ Ý NGHĨA BẠN THAM KHẢO NHÉ
“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Những câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép.
Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều cóp nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.
Thảo Phương chị ơi giúp em
Trần Thị Hà My,Hoàng Minh Nguyệt
Liana :< chị yeuuu ới
Xã hội ngày càng phát triển, ta có thể không quá lạ lẫm khi bắt gặp một người có nhiều tài sản, tiền của và giàu có từ rất trẻ. Nhưng khi xã hội càng trở nên mạnh hơn về kinh tế như vậy, việc gặp một người sống có văn hóa và trình độ ứng xử thì dường như lại khan hiếm hơn? Vì thế, có câu nói của Vũ Khiêu từng viết: “Để giàu sang, một người chỉ có thể mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời”
Đó là một câu nói nổi tiếng trong bài phát biểu nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long của Vũ Khiêu, ông đã nêu ra một vấn đề mà dường như ở thời đại nào, tầng lớp nào đều có và xuất hiện. Ngoài đường, ta gặp không ít người vô gia cư hành khất nghèo khổ, nhưng lại có một trái tim ấm áp, biết sẻ chia cho nhau từng miếng cơm manh áo, dù cuộc sống vật chất của họ thì thiếu thốn chẳng có gì. Nhưng lại không khó để bắt gặp những giới thượng lưu đẳng cấp, thừa tiền bạc và tài sản, nhưng lại coi người khác như một sự xúc phạm đối với mình, và có thể nói những câu vô văn hóa khi gặp kẻ kém hơn mình về tiền bạc.
Thật vậy, điều đó là không tránh khỏi, vì con người ta đam mê tiền bạc và sự giàu có về thể xác mất rồi. Còn đời sống tinh thần lại dường như bị xem nhẹ và bỏ qua. “Văn hóa” trong câu nói của Vũ Khiêu chỉ khái niệm rộng, bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, từ khoa học cho đến nghệ thuật, và từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ và giao tiếp ứng xử hằng ngày của con người. Trong câu nói của mình, Vũ Khiêu đề cập tới văn hóa, như một quá trình phải rèn luyện dày công của con người trong thời gian dài mới có được. Đối lập với “vài ba năm” để giàu sang, muốn hình thành nhân cách phải trải qua trong một quãng thời gian rất dài và không phải ai cũng có thể làm được nhanh chóng. Văn hóa tri thức và đạo đức vốn dĩ đi liền với nhau, người có văn hóa cao thì thường sẽ là một thường có đạo đức phẩm chất tốt và đáng nể. Mặc dù cuộc sống có nhiều trường hợp không được như vậy, đòi hỏi con người không chỉ rèn luyện tri thức văn hóa, mà còn phải học cách làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. Con người có thể gây dựng sự nghiệp và trở nên giàu có trong vòng vài ba năm nhờ sự lao động cần cù và sáng tạo của mình, nhưng con người ta không thể nhờ thế mà tạo nên một sự giàu có về văn hóa cho chính mình. Mà cần phải trải qua sự thử thách của thời gian trong một thời gian dài.
Câu nói trên thực sự rất đúng và đáng để chúng ta phải lưu tâm suy nghĩ. Lenin đã từng nói “học, học nữa, học mãi” nhấn mạnh sự học với con người là suốt đời không ngừng nghỉ. Nhiều bạn trẻ nghĩ việc học chỉ dừng lại đến khi ta học xong đại học có bằng cấp, nhưng xin thưa, việc học văn hóa là suốt đời. Bạn không thể trở thành một người văn minh lịch sự, nếu bạn không có văn hóa và kĩ năng đúng đắn, vì vậy bạn sẽ chỉ là một người thô tục và tầm thường mà thôi. Mỗi người trong chúng ta phải mất cả đời để rèn luyện những đức tính như: lòng vị tha, tình yêu thương ,nhân ái, dũng cảm, bao dung, trân trọng quá khứ, ý thức dân tộc, cộng đồng… Như Hồ Chí Minh, một người sống và cống hiến hết mình vì đất nước, và cũng là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo, một con người nhân cách vĩ đại và cao thượng.
Câu nói trên đã dạy cho ta một bài học và mở rộng cho ta hơn về suy nghĩ. Đừng nghĩ bạn chỉ cần giàu sang là bạn có tất cả, đôi khi giàu sang chỉ là một điểm nghỉ chân rất nhỏ, mà bạn cần phải tiến xa hơn trong bước đường học tập văn hóa của mình. Một xã hội với những con người tiến bộ về tri thức, rất cần những con người toàn diện về văn hóa và đạo đức.
Cảm ơn câu nói của Vũ Khiêu, đã khiến cho ta hiểu việc học tập tri thức văn hóa là quan trọng như thế nào. Để đào tạo điều đó rất cần sự chung tay của gia đình và xã hội. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân hãy tự ý thức, và là người thầy văn hóa của chính mình.
Tác phẩm chiếc lá cuối cùng đã được O.Hen-ri truyền tải thông điệp về tình yêu giữa người với người về nghệ thuật hướng về con người thông qua 3 nhân vật làm nghệ thuật. Em nghĩ rằng hai câu thơ trên của Tố Hữu cũng có cùng tư tưởng với O.hen-ri-cụ thể hơn là trong tác phẩm "chiếc lá cuối cùng". Con người ta sống, không kể tôn giáo/hệ tư tưởng/môi trường, niềm vui lẫn sự hạnh phúc chỉ tồn tại khi mình cảm thấy được chào đón và yêu thưởng bởi tất cả mọi người xung quanh. Em vẫn luôn tin rằng mỗi người trong chúng ta đều có sợi dây liên kết vô hình và hai câu thơ "Bài ca mùa xuân 1961" của nhà thơ Tố Hữu quả thật đã lột tả rõ nét nhận định này, giống như câu thơ "Người với người sống để yêu nhau"-để cùng đi lên với nhau, để cùng kiến tạo một xã hội nhân văn hơn!
*Cậu chọn lọc ý để vết nhé, đây là một vài ý mình triển khai. Chúc cậu làm bài thi thứ 7 thật tốt nha^^