Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 9 : Dựa vào đặc điểm:
- Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng VD: quả cải, quả chò,..
- Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt VD: quả chanh, quả cam,...
Câu 10: Có 3 cách : nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán. Đặc điểm thích nghi của quả và hạt phát tán nhờ động vật là: quả có mùi hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có gai.
Câu 11: * Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:
- Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối...góp phần tránh hạn hán. Sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng cũng góp phần hạn chế lũ lụt.
CHÚC CẬU HỌC TỐT!!!
Câu 9: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả).
VD: 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa) ; quả thầu dầu ; quả cải,...
Câu 10:
Có 4 cách phát tán của quả và hạt
-Tự phát tán:quả phải tự nổ được khi chín
- Phát tán nhờ động vật: thơm,ngon thu hút động vật chim chóc,có gai nhỏ để dính vào lông động vật
- Phát tán nhờ gió: nhẹ, có túm lông
- Phát tán nhờ con người:ăn được,thơm,ngon
Đặc điểm thích nghi: Quả có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào da hoặc lông củ động vật, hạt có vỏ cứng, không bị tiêu hóa bởi enzim tiêu hóa.
Câu 11: Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì: + Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối...góp phần tránh hạn hán. + Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng...góp phần hạn chế lũ lụt.
Hc tốt?!
Câu 1:- Mọi tế bào sống của cơ thể thực vật khi lớn đến kích thước nhất định đều có khả năng phân chia.
- Quá trình phân bào diễn ra qua các biến đổi sau:
+ Đầu tiên nhân phân thành hai nhân tách rời nhau.
+ Sau đó tế bào chất cũng phân chia, để cuối cùng xuất hiện một vách ngăn ở giữa tế bào, chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
Câu 2:- Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, tạo quả.
- Phải thu hoạch củ trước khi cây ra hoa, để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ nhất. Nếu thu hoạch sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã dùng tạo các bộ phận của hoa nên thu hoach thấp.
Câu 3:- Bóc vỏ một khoanh của một cành cây gỗ.
- Sau một thời gian thấy mép vỏ ở phía trên phình to lên do chất hữu cơ vận chuyển từ lá xuống đến chỗ bị cắt không di chuyển tiếp được và ứ lại.
- Phần vỏ ở chỗ đó nhận nhiều chất dinh dưỡng nên phát triển mạnh và phình lên.
Câu 4:- Quang hợp là hiện tượng cây xanh sử dụng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất hữu cơ (tinh bột) và oxi từ nguyên liệu là nước và khí cacbonic lấy của môi trường.Sơ đồ có trong SGK nên bn tham khảo nha! Mk k bít vẽ.
Câu 5:- Trong 4 cách nhân giống (giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm), thì cách nhân giống vô tính trong ống nghiệm cho kết quả nhanh và tiết kiệm cây giống nhất.
- Từ một mẫu mô, trong thời gian ngắn có thể tạo ra nhiều cây mới.
Câu 6:- Sự thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
- Sự thụ tinh: Hạt phấn nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hạt phấn vào kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn tạo thành hợp tử.
- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.
Câu 7:- Điều kiện bên ngoài: Đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp.
- Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống phải tốt, không bị mối mọt, không bị sứt sẹo hay nấm mốc.
Câu 8:- Có hoa với cấu tạo, hình dạng, màu sắc khác nhau thích hợp với nhiều cách thụ phấn.
- Noãn được bảo vệ tốt hơn ở trong bầu nhuỵ.
- Noãn thụ tinh biến thành hạt và được bảo vệ trong quả. Quả có nhiều dạng và có thể thích nghi với nhiều cách phát tán.
- Các cơ quan sinh dưỡng phát triển và đa dạng giúp cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Câu 9:- Thiếu thực vật thì thiếu nguồn cung cấp oxi và thức ăn cho người và động vật
- Không có thực vật thì không có nguồn thức ăn cho động vật
- Không có thực vật và động vật thì con người không tồn tại.
Chúc bn hc tốt!
1.- Tế bào lớn lên đến một kích thưóc nhất định thì phân chia.
- Quá trình đó diễn ra như sau:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,... tế bào.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.
TL :
Dinh dưỡng trong ý nghĩa là vi sinh vật sử dụng nó để tiến háo giúp nó sinh sản nhiều hơn bằng dinh dưỡng của thạch agar
HT
Câu 1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính ? Hãy kể tên ba loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà em biết.
Trả lời: Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhụy.
Ví dụ ba loại hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam; ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột.
Câu 2. Có mấy cách xếp hoa trên cây ? Cho ví dụ.
Trả lời: Có 2 cách xếp hoa trên cây là hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
Ví dụ, hoa mọc đơn độc như hoa sen, hoa súng, hoa hồng... ; hoa mọc thành cụm như hoa cải, hoa cúc, hoa ngâu..
Câu 3. Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa ?
Trả lời: Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều hơn.
Chúc bn hok tốt !
- Sinh sản hữu tính ỉà sự hợp nhất của các giao tử đực ( n ) và giao tử cái ( n ) thành hợp tử ( 2n ) khởi đầu của cá thể mới.
- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa:
+ Sự hình thành giao tử ở thực vật : giao tử được hình thành từ thể giao tử, thể giao tử lại được sinh ra từ bào tử đơn bội qua giảm phân.
+ Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 giao tử đực tham gia thụ tinh, một giao tử kết hợp với trứng, giao tử thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội ( 2n ) tạo nên tế bào nhân tam bội ( 3n ). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín ( thực vật có hoa ).