K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2018

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ kết hợp thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở trạm Y-an-gun

b) Nhận xét

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao 27 , 4 ° C , không có tháng nào nhiệt độ dưới 25 ° C  .

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 1 ( 25 , 1 ° C ), nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 4 ( 30 , 4 ° C ).

+ Biên độ nhiệt trung bình năm thấp 5 , 3 ° C .

- Chế độ mưa:

+ Tổng lượng mưa trung bình năm cao, đạt 2649 mm.

+ Các tháng mưa nhiều (mùa mưa), từ tháng 5 đến tháng 10 (phù hợp với mùa của gió mùa tây nam) với tổng lượng mưa là 2508 mm (chiếm 94,7% tổng lượng mưa cả năm). Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (578 mm).

+ Các tháng mưa ít (mùa khô), từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 (4 mm).

+ Chênh lệch lượng mưa giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 574 mm.

15 tháng 3 2018

số giờ nắng 1400-3000h trong 1 năm

nhiệt độ trung bình trên 21 độ C và tăng dần từ bắc vào nam

lượng mưa trung bình 1500-2000mm/năm

độ ẩm >80%

mấy ý còn lại cô không cho ghi nên k biết

1 tháng 4 2018

Một số chỉ số về nhiệt độ của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (oC)

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

-Chế độ nhiệt:

+ Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn TP.Hồ Chí Minh (23,5oC so với 27,1oC). Hà Nội có 3 tháng (XII, I, II) có nhiệt độ dưới 20oC, trong đó có 2 tháng dưới 18oC (tháng I, II).

+ Hà Nôi có 4 tháng (VI, VII, VIII, IX) có nhiệt độ cao hơn TP.Hồ Chí Minh.

+ TP.Hồ Chí Minh có nhiệt độ quanh năm cao và không có tháng nào nhiệt độ dưới 25oC.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội (12,5oC) cao hơn TP.Hồ Chí Minh (3,1oC).

- Chế độ mưa:

+ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều có lượng mưa nhiều (mùa mưa) từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa trong các tháng này ở TP.Hồ Chí Minh hầu hết cao hơn Hà Nội (trừ tháng VIII).

+ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa ít (mùa khô) từ tháng XI đến tháng VI. Ở các tháng XI, XII, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn, nhưng ở các tháng I, II, III, IV, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa thấp hơn Hà Nội.

22 tháng 3 2018

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải

b) Nhận xét

- Chế đô nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm thấp ( 15 , 2 ° C ), có 8 tháng nhiệt độ dưới  20 ° C  (từ tháng 10 đến tháng 5), trong đó có 6 tháng nhiệt độ dưới 15 ° C  (từ tháng 11 đến tháng 4).

+ Nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 ( 3 , 2 ° C ), nhiệt độ cao nhất là tháng 7 ( 27 , 1 ° C ).

+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn ( 23 , 9 ° C ).

- Chế độ mưa:

+ Tổng lượng mưa trung bình năm là 1037 mm.

+ Các tháng mưa nhiều (mùa mưa) là 7, 8, 9 (mưa vào mùa hạ), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (145 mm).

+ Các tháng mưa ít (mùa khô), từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau (9 tháng), tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 (37 mm).

+ Chênh lệch lượng mưa giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 108 mm.

- Thượng Hải thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa

Ba biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu sau đây :

+ U-lan-ba-to(Mông Cổ) : Thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

+ E Ri-át (A-rập-xê-út) : thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.

+ Y-an-gun (Mi-an-ma) : Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

– Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm :

+ U-lan-Ba-to : Nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, nhiều tháng dưới 0oC. Lượng mưa trung bình năm 220 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8.

+ E Ri-át : nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Lượng mưa trung bình năm 82 mm. Mưa tập trung vào các tháng 1, 2, 3 nhưng rất ít.

+ Y-an-gun : nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC. Lượng mưa trung bình năm trên 2750 mm. Mưa rất nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

30 tháng 11 2019

* Y-a-gun (Mi-an-ma): nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ TB năm trên 250C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 250C, biên độ nhiệt năm khá nhỏ (70C).

- Lượng mưa lớn (2750 mm), phân mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 -10 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

* E Ri-át (Ả-rập-xê-út): nhiệt đới khô.

- Khí hậu khắc nghiệt, biên độ nhiệt năm lớn (khoảng 200C), lượng mưa rất ít (82 mm).

+ Mùa hạ nắng nóng, khô hạn, nhiệt độ cao nhất lên tới 370C, hầu như không có mưa.

+ Mùa đông lạnh khô, mưa ít.

* U-lan Ba-to (Mông Cổ): ôn đới lục địa.

- Khí hậu khắc nghiệt, biên độ nhiệt rất lớn (khoảng 330C), lượng mưa ít (220 mm/năm)

+ Mùa hạ khô nóng (tháng 4 -9) nhiệt độ trên 100C, cao nhất là 250C; lượng mưa thấp.

+ Mùa đông lạnh, khô (tháng 10 -3): nhiệt độ xuống dưới âm 0C, thấp nhất là -80C, hầu như không có mưa.



Câu 6.2: Ý nghĩa của thềm lục địa có giá trị về nhiều          A. thuỷ sản                                           B. dầu mỏ          C. du lịch                                            D. giao thôngCâu 1.1: Nhiệt độ không khí nước ta tăng dần:A. Từ Bắc vào...
Đọc tiếp

Câu 6.2: Ý nghĩa của thềm lục địa có giá trị về nhiều

          A. thuỷ sản                                           B. dầu mỏ

          C. du lịch                                            D. giao thông

Câu 1.1: Nhiệt độ không khí nước ta tăng dần:

A. Từ Bắc vào Nam.                                             B. Từ Tây sang Đông                                                                                

C. Từ thấp lên cao.                                                D.Từ miền ven biển vào miền núi.

Câu 2.1. Loại gió thịnh hành ở nước ta về mùa đông có hướng:

A.Tây Bắc.                   B. Đông Bắc.             C. Đông Nam.                D.Tây Nam.

Câu 3.1 Lượng mưa trung bình của nước ta là:

A. 1.200 - 2.000 mm.   .                           B 1.300 - 2000mm.

C. 1400- 2000mm.                                    D. 1500  - 2000mm.

Câu 4.1. Nhiệt độ trung bình năm của không khí  trên cả nước đều vượt:

A.190c                     B.200c                      C. 210c           D. 220c

Câu 5.2. Nhiệt độ không khí giảm dần từ Nam ra Bắc là do:

A. Phía Bắc có mùa đông lạnh

B. Càng ra phía bắc càng xa xích đạo, ảnh hưởng của gió Đông Bắc càng lớn dần

C. Phía Nam nóng quanh năm.

D. Phía Bắc có nhiều núi và cao nguyên

Câu 1.1. Ở miền Bắc cuối mùa đông thường có:

   A. Mưa dông                  B. Mưa tuyết            C. mưa phùn                 D. mưa ngâu

Câu 2.1. Mùa bão trên toàn quốc diễn ra từ tháng 6 đến tháng:

A.8                      B. 9                C.10                        D. 11.

Câu 3.1:  Loại gió thịnh hành trong mùa hạ có hướng:

A. Tây Bắc              B. Đông Bắc                C. Đông nam               D. Tây Nam

Câu 4.1: Đặc trưng của mùa đông là:

  A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ.             B. Gió Đông Nam thổi liên tục.

   C. Mưa lớn kéo dài                                                   D. Rét trên cả nước

Câu 5.2.  Khu vực chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng là:

A. Miền Trung và Tây Bắc                                    B. Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

C. Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.      D. Tây Bắc và Tây Nguyên.

Câu 6.2: Nguyên nhân chủ yếu làm cho Việt Nam có 2 mùa khí hậu:

A. Mùa đông lạnh, khô

B. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều

C. Địa hình đa dạng với nhiều hướng núi khác nhau.

D. Một năm có 2 mùa gió có hướng và tính chất trái ngược nhau

Câu 7.2 Không phải nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông:

A. Rừng bị chặt phá nhiều.

B. Chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư đông đúc.

C. Chất thải từ các nhà máy xí nghiệp.

D. Trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phân bón vi sinh.

 Câu 8.3 Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn vì:

A. Bình quân một m3 nước sông có 223 gam cát bùn và các chất khác.

B. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước chảy tới 200 triệu tấn/năm.

C. Địa hình bị cắt xẻ mạnh và mưa nhiều, mưa theo mùa.

D. Mưa nhiều.

 Câu 9.3 Sông ngòi nước ta có chế độ nước thất thường.

A. Chế độ mưa thất thường.

B. Có năm lũ sớm, có năm lũ muộn.

C. Có năm lũ nhiều, có năm lũ ít.

D. Lượng nước mùa lũ chiếm 70-80% cả năm.

Câu 1: 1.  Một loại đất được hình thành yếu tố quan trọng nhất là:

          A. Địa hình                              B. Thời gian

          C. Đá mẹ                                  D. Tác động của con người

Câu 2: 1.  Lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng nước ta dày là do:

          A. Đá mẹ dễ phong hóa            B. Nằm trong khu vực nhiệt đới

          C. Địa hình dốc                        D. Thời gian hình thành lâu

Câu 1.1: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái ngày càng mở rộng là:

          A. Hệ sinh thái ngập mặn          B. Hệ sinh thái nông nghiệp

          C. Hệ sinh thái tre nứa              D. Hệ sinh thái nguyên sinh.

Câu 2.1: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào?

          A. Hệ sinh thái nông nghiệp               B. Hệ sinh thái tự nhiên

          C. Hệ sinh thái nguyên sinh                D. Câu A và C đúng.

Câu 3.1: Dãy đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái:

          A. rừng thưa rụng lá                           B. rừng tre nứa

          C. rừng ngập mặn                     D. rừng ôn đới.

Câu 4.1: Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam:

          A. Nghèo nàn                           B. Tương đối nhiều

          C. Nhiều loại                                      D. Rất phong phú và đa dạng.

Câu 1.1: Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về mặt nào?

          A. Kinh tế             B. Văn hoá           C. Du lịch    D. Cả 3 giá trị trên.

Câu 2.1: Ngày nay, chất lượng rừng nước ta giảm sút, chủ yếu là do:

          A. Phá rừng làm nương rẫy                          B. Khai thác quá mức

          C. Cháy rừng                                               D. Chiến tranh

Câu 3.1: Hiện nay, nguồn lợi hải sản vùng ven biển nước ta đang bị giảm sút mạnh nguyên nhân chủ yếu là do:

          A. Khai thác gần bờ quá mức cho phép                  B. Dùng phương tiện có tính hủy diệt

          C. Ô nhiễm biển                                          D. Câu A và B đúng

0