K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2016
Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.
Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.
Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…
Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.
Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!
Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”
Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…
Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?...
25 tháng 10 2016

CẢM NGHĨ VỀ NGƯỜI MẸ

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con tương tự mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tui cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tui nhất và cũng là người mà tui yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. tui vẫn thường nghĩ rằng mẹ tui không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tui bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tui thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tui cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, tất cả ý nghĩ đó tan biến hết. tui có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tui được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm giác đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tui đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm nom con. Chưa bao giờ tui tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tui nhưng có lúc tui nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tui đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… tui đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. tui tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật (an ninh) của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tui sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tui không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

tui chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. tui vừa khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tui thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tui không sao tránh được. tui vừa tự an ủi mình bằng cách tui đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tui thấy hối hận? Phải chăng tui đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tui thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tui cảm giác như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tui đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. tui chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tui cảm giác căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tui phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như tất cả ngày. tui đánh bạo, hỏi bố xem mẹ vừa đi đâu. Bố tui bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi vừa bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? tui hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà vừa làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tui mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tui rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tui cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tui thích. Ôi sao tui nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tui là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ vừa chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật (an ninh) của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” tui xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. tui chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. tui vừa ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tui mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công chuyện mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ vừa lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tui như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tui hò nhau làm chuyện toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… chuyện nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ vừa cho tui tất cả nhưng tui chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tui cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tui trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con vừa biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về sẻ chia bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt cú cú vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không KẾT mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm nom con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy vừa nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời vừa mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

20 tháng 10 2016

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng ch***** em em? Công việc của mẹ rất giản d***** đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã b***** rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã b***** cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng ch***** em em? Công việc của mẹ rất giản d***** đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã b***** rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã b***** cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Bạn tham khảo nha!

20 tháng 10 2016

  bài này không mẫu nha. Bài này là mình tự làm và cô đã sửa vaif ý cho mình rồi

Chúc Bạn Làm Tốt Nha

Nếu ai có hỏi " Em yêu ai nhất?" em sẽ trả lời rằng em yêu mẹ nhất. mẹ luôn là tấm gương để em noi theo

  Mẹ em năm nay đã ngoaif 30 tuổi. Mẹ không còn trẻ như trước nữa. Vì tóc mẹ đã bạc màu vì dầm mưa dãi nắng đôi mắt mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đôi bàn tay chân mẹ đã bị chai như in lại những nỗi khổ khó khăn của mẹ. dáng mẹ cân đối phù hợp với dáng người của mẹ. Những lúc em bệnh mẹ luôn quan tâm chăm sóc đến em. Mỗi tối sau khi làm công việc của mẹ xong mẹ trở thành 1 cô giáo để chir em những bài tập khó khi em buồn mẹ như người bạn luôn bên em để chia sẻ và an ủi em.

   Em rất yêu mẹ của em. Em hứa sẽ luôn chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng của mẹ và cho mẹ vui lòng. Nếu bạn còn có mẹ thí hãy biết hiếu thảo quý trọng với mẹ của mình. vì nếu khi một ngày mẹ rời xa chúng ta thì chúng ta sẽ không hối tiếc cả đời 

5 tháng 10 2016

          Tre gắn bó với con người trong cuộc soongsm tre còn chiến đấu cùng con người. Sống chết có nhau. Tre kiên cường bất khuất . Tre sẵn sàng hi sinh bảo vệ con người. Mặc dù bây giờ đã có những dụng cụ khác thay thế những tre vẫn vui vì đất nước được hòa bình.Tre giữ gìn đất nước, trung thành. Tre khăng khít với con người đến lúc nhắm mắt xuôi tay gắn đôi trai tài gái sắc với nhau. tre đẹp từ thân hình là biểu tượng của nước Việt Nam

5 tháng 10 2016
- Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.
8 tháng 10 2016

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi con mẹ rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của con mẹ ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con

Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội.  Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

8 tháng 10 2016

ban tu viet do ha

 

5 tháng 11 2016

umk

chào mừng pn đến hoc24

5 tháng 11 2016

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với ***** Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một ***** đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi ***** Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

26 tháng 10 2016
 
Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động.
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
 
Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Âm điệu của lời ca giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng. Lời ru thường gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này.
 
Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ, ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Trong văn chương phương Đông, vai trò của người cha thường được ví với trời, với núi; vai trò người mẹ ví với đất hoặc với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống (cha – trời, mẹ – đất, cha – núi, mẹ – biển). Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời – núi cao, biển rộng mênh mông). Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông không thể nào đo được, cũng như công cha, nghĩa, mẹ đối với các con kể sao cho xiết! Công cha sánh đôi với nghĩa mẹ cũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lối giáo huấn khô khan về chữ hiểu đã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹ cũng trở nên cụ thể, sinh động và thấm thía hơn.
Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động. Dưới đây là một số câu tiêu biểu nhất:

1. Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

2. Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

3. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

4. Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Nội dung những câu hát này thường là lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc là sự bày tỏ lòng hiếu kính của các thế hệ sau đối với ông bà, cha mẹ. Nghệ thuật chung là dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.

Câu thứ nhất khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của con cái là báo đền chữ hiếu:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Âm điệu của lời ca giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng. Lời ru thường gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này.

Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ, ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Trong văn chương phương Đông, vai trò của người cha thường được ví với trời, với núi; vai trò người mẹ ví với đất hoặc với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống (cha – trời, mẹ – đất, cha – núi, mẹ – biển). Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời – núi cao, biển rộng mênh mông). Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông không thể nào đo được, cũng như công cha, nghĩa, mẹ đối với các con kể sao cho xiết! Công cha sánh đôi với nghĩa mẹ cũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lối giáo huấn khô khan về chữ hiểu đã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹ cũng trở nên cụ thể, sinh động và thấm thía hơn.

Công cha, nghĩa mẹ được đúc kết lại ở Cù lao chín chữ. (Cách nói đảo ngược của Chín chữ cù lao – thành ngữ thường được dùng để nhắc đến công ơn cha mẹ). Lời nhắn nhủ chan chứa ân tình về công cha, nghĩa mẹ, về đạo làm con dần dần thấm qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái, cứ từng ngày, từng ngày nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách của mỗi chúng ta.

Câu hát thứ hai là tâm sự của người con gái lấy chồng xa quê. Trong ca dao, dân ca, không gian ngõ sau và bến sông thường gắn liền với tâm trạng của những phụ nữ có cảnh ngộ như vậy:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Đó là tâm trạng buồn nhớ da diết, xót xa, thường xuất hiện vào lúc chiều buông. Cảnh chiều hay gợi buồn, gợi nhớ, bởi nó là thời điểm của sự đoàn tụ (chim bay về tổ, con người trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc). Vậy mà người con gái lấy chồng xa xứ phải thui thủi một mình nơi đất khách quê người.

Ngõ sau là nơi vắng lặng, vào thời điểm ngày tàn đêm đến lại càng vắng lặng. Không gian ấy gợi người đọc nghĩ đến cảnh ngộ cô đơn và thân phận đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến gia trưởng. Bao nhiêu tủi hờn dồn nén, chất chứa trong lòng mà họ không biết chia sẻ cùng ai.

Người con gái xa nhà nhớ mẹ, nhớ quê… và xót xa, day dứt vì chẳng thể trọn đạo làm con là đỡ đần cha già mẹ yếu lúc ốm đau, cơ nhỡ. Bên cạnh đó có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua cùng nỗi ngậm ngùi thân gái dặm trường, phải chia tay cha mẹ, anh em, khăn gói thẹo chồng.

Câu hát thứ ba thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà của các con, các cháu.

Sự yêu kính và lòng biết ơn được thể hiện bằng nghệ thuật so sánh khá phổ biến trong ca dao, dân ca : Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu! Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiễu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu… Những sự vật bình thường, quen thuộc đều có thể gợi thi hứng và trở thành thi liệu cho người sáng tác.

Cái hay trong câu hát này là ở cách diễn tả tình cảm. Động từ Ngó lên bộc lộ thái độ trân trọng, tôn kính. Hình ảnh nuộc lạt mái nhà gợi nên mức độ không thể đo đếm cụ thể của lòng biết ơn cùng sự gắn kết bền chặt của tình cảm huyết thống. Bên cạnh đó, nó còn khẳng định công lao to lớn của tổ tiên, ông bà trong việc gây dựng nên gia đình, họ tộc. Cặp quan hệ từ chỉ mức độ tăng tiến (bao nhiêu… bấy nhiêu) nhấn mạnh thêm ý đó.

Câu hát thứ tư có thể là lời của cha mẹ khuyên nhủ các con hoặc là lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau:

Anh em nào phải người xa,
Cung chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy..

Quan hệ anh em khác hẳn với quan hệ của người xa (người dưng) bởi vì nó có nhiều cái chung, cái cùng rất thiêng liêng: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Anh em là bát máu sẻ đôi, vui buồn, sướng khổ có nhau dưới một mái nhà.

Quan hệ anh em được ví như thể tay chân biểu hiện sự gắn bó máu thịt, khăng khít không rời.

Câu hát trên là lời khuyên nhủ anh em phải trên thuận dưới hòa, trên kính dưới nhường, phải biết nương tựa, giúp đỡ nhau để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách báo đền chữ hiếu thiết thực nhất, cụ thể nhất đối với cha mẹ: Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Cả bốn câu hát trên đều sử dụng thể thơ lục bát với âm điệu tâm tình, nhắn nhủ và các hình ảnh so sánh quen thuộc (tất nhiên mỗi bài có những hình ảnh độc đáo riêng).

Ca dao, dân ca là tiếng hát cất lên từ trái tim chất chứa bao nỗi buồn vui, sướng khổ của con người. Thơ ca dân gian nảy sinh và phát triển là để đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm ấy. Do đó, nó sẽ còn sống mãi, ngân vang mãi trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
 
 
7 tháng 12 2016

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI

A/ PHẦN VĂN:

I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:

1/ Phò giá về kinh:

a/ Tác giả:

- Trần Quang Khải ( 1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông

b/ Tác phẩm:

- Thể thơ : Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệt

- Sáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Ham Tử

c/ Ý nghĩa:

- Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

- ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng

- Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương à Hàm Tử)

- ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....

2/ Bạn đến chơi nhà:

a/ Tác giả:

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

c/ Ý nghĩa:

- Bài thơ thể hiện quan niệm về tình ban, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui …………………

- Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện

3/ Qua Đèo Ngang:

a/ Tác giả:

- Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thể kỉ XIX (? - ?)

- Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh

c/ Ý nghĩa:

- Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện

- Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình

- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm

- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình

4/ Bánh trôi nước:

a/ Tác giả:

- Hồ Xuân Hương (? - ?) à Bà Chúa Thơ Nôm

- Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật à bằng chữ Nôm

c/ Ý nghĩa:

- Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến

- Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chấtcuar người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với tahan phận chìm nổi của họ

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật

- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian

- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

5/ Tiếng gà trưa:

a/ Tác giả:

- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

b/ Tác phẩm:

- Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh

- Thuộc thể thơ 5 chữ

c/ Ý nghĩa:

- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận

d/ Đắc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về

- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình

6/ Sông núi nước nam:

a/ Tác giả:

- Chưa rõ tác giả bài thơ là ai

- Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác theo thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

c/ Ý nghĩa:

- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc ta

- Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta

d/ Đặc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước

- Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luân, bày tỏ ý kiến

- Lựa chọn ngôn góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc

- Hùng hồn, đanh thép

7/ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng:

a/ Tác giả:

- Hồ Chí minh (1890 – 1969) nhà thơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

b/ Tác phẩm:

- Viết ở chiến khu Việt Bức trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

c/ Ý nghĩa:

- Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện 1 đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người

- Rằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp còn nhiều gian khổ

II/ Nội dung văn bản:

· Bánh trôi nước

· Qua Đèo Ngang

· Bánh trôi nước

· Tiếng gà trưa

· Cuộc chia tay của những con búp bê

· Phò giá về kinh

· Sông núi nước Nam

· Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

III/ Học thuộc phần thơ và ý nghãi các văn bản

IV/ So sánh cụm từ “ Ta với ta” trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà

· Giống nhau:

- Là sự trùng lặp của hai nhà thơ nổi tiếng. Một là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ. Hai là nhà thơ thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam

- Đều dùng để kết thúc hai bài thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam

· Khác nhau:

- Hai câu kết của hai bài thơ “ Bạn đến chơi nhà ” & “ Qua Đèo Ngang ” của hai tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng ý và tình hoàn toàn đối lập nhau

- Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ “Ta với ta” là sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy; cao lương, mĩ vị mag giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện 1 niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. “Ta với ta” là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp

- Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “Ta với ta” khắc sâu nỗi buồn của người khách li hương khi bà đứng trên đình đeo Ngang lúc chiêu tà. “Ta với ta” chỉ một mình bà đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây, trời, non, nước. Bà cô đơn, trơ trọi hoàn toàn, không một ai sẽ chia

B/ PHẦN TIẾNG VIỆT:

I/ Học thuộc toàn bộ các ghi nhớ trong SGK:

1/ Từ ghép:

a/ Khái niệm:

· Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

· Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ, …

· Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, …

b/ Ý nghĩa:

· Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính

· Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghãi của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

2/ Từ láy:

a/ Khái niệm:

· Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

· Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra 1 sự hài hoà về âm thanh). VD: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn, …

· Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh, …

b/ Ý nghĩa:

· Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, …

3/ Đại từ:

a/ Khái niệm:

· Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hạt động tính chất, … được nói đến trong một số ngữ cảnh nhát định của lời nói hoặc dùng để hỏi

· Địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, …

b/ Phân loại:

· Đại từ dùng để trỏ:

- Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, bác, tôi, …

- Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, …

- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, …

· Đại từ dùng để hỏi:

- Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, …

- Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, …

- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, …

4/ Quan hệ từ:

a/ Khái niệm:

· Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, … giữa các bộ phận của câu hãy giữa cau với câu trong đoạn văn. VD: mà, nhưng, giá … mà, …

b/ Cách sử dụng:

· Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩahawcj không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được)

· Có một số quan hệ từ được dụng thanh cặp

c/ Các lỗi thường gặp:

- Thiếu quan hệ từ

- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

- Thừa quan hệ từ

- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

5/ Từ đồng nghĩa:

a/ Khái niệm:

· Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nahu. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: phu nhân – bà xã – vợ, …

b/ Phân loại:

· Từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khácnhau)

c/ Cách sử dụng:

· Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cùngnhuw khi viêt, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm.

6/ Từ đồng âm:

a/ Khái niệm:

· Từ đồng âm là nhưgx từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò, …

b/ Cách sử dụng:

· Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

7/ Từ trái nghĩa:

a/ Khái niệm:

· Từ trái nghãi là những từ có nghãi trái ngược nhau

· Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau

· VD: giàu – nghèo, tươi – héo, …

b/ Cách sử dụng:

· Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động

8/ Điệp ngữ:

a/ Khái niệm:

· Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

b/ Phân loại:

· Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

9/ Thành ngữ:

a/ Khái niệm:

· Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

· Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …

· VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, …

b/ Cách sử dụng:

· Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …

· Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao

10/ Chơi chữ:

a/ Khái niệm:

· Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị

b/ Phân loại:

· Các lối chơi chữ thường gặp là:

- Dùng từ ngữ đồng âm

- Dùng lối nói trai âm (gân âm)

- Dùng cách điệp âm

- Dùng lối nói lái

- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

· Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sông thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, …

II/ Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng việt trong SGK:

III/ So sánh từ đồng âm, từ nhiều nghĩa:

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

- Phát âm giống nhau, những nghãi khác xa nhau à Không liên quan với nhau về nghĩa. VD: giàu sang – sang sông

- Từ có nhiều nét nghãi khác nhau nhưng giũa các nét nghĩa ấy có một mối gắn kết liênquan với nhau về nghĩa. VD: cái cuốc – cuốc đất

C/ PHẦN TẬP LÀM VĂN:

I/ Các dạng văn biểu cảm:

1/ Biểu cảm về đồ vật

2/ Biểu cảm về 1 loài vật mà em yêu quý

3/ Biểu cảm về loài cây em yêu

4/ Biểu cảm về người thân

5/ Biểu cảm về các mùa trong năm, danh lam thắng cảnh

II/ Dàn ý chung:

1/ Dàn ý chung biểu cảm về 1 đồ vật:

· Mở bài: - Giới thiệu được món quà mà em yêu thích

· Thân bài:

- Hoàn cảnh em nhận được món quà (ngày sinh nhật, bố đi công tác về, …)

- Em đã làm gì với món quà ấy (bảo quản, giữ gìn, nâng niu như thê nào ?) à Miêu tả + Biểu cảm

- Thấy món đồ à Em luôn nhớ về người tăng è Tình cảm của ngưoif tặng gửi gắm trong món quà ấy

- Món quà (đồ chơi đã gắn chặt tình cảm của em với người tặng)

· Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của món quà đối với cuộc sống của em

· Các đối tượng biểu cảm:

- Cuôn sách

- Cây bút

- Búp bê

- Đồng hồ

2/ Dàn ý chung về một con vật nuôi:

· Mở bài: - Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

· Thân bài:

- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)

- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?

- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy à gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?

- è Dưới con mắt củaem nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết

- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) à Tìn cảm của em gửi gắm tới con vật è Người tặng. Em dạy nó những gì?

- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

· Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

· Lưu ý: Nếu như biểu cảm về chú trâu, Học sinh phải nói được vai trò của chú đối với người nông dân và công việc đồng áng

3/ Dàn ý chung biểu cảm về một loài cây:

· Mở bài: - Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích ( Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau)

· Thân bài:

+ Biểu cảm về:

- Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trưng cho điều gì?

- Gắn bó với em kỉ niệm gì? (Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?)

- Loài cây là biểu tượng gì?

- Loài cây gợi chó em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?

- Càm giác của em khi : ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng ích lợi, … của nó với cuoc sống hằng ngày?

· Kết bài: - Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em

· Lưu ý:

- Tuy là văn biểu cảm nhưng học sinh phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự. sau đó từ miêu tả và tự sự học sính ẽ nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình

- Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc à Phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng (yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã, …) tùy theo đối tượng biểu cảm

- Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ tôi yêu, tôi nhớ, …

· Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em

4/ Dàn ý chung biểu cảm về người thân:

· Mở bài: - Bắt dầu bằng một câu ca dao, câu thơ, câu hát

- Cảm nghĩ của em về người cần đươc biểu cảm

· Thân bài:

- Biểu cảm về công ơn sinh thành, dưỡng dục (đa số tả vè cha, mẹ là chủ yếu)

- Biểu cảm về 1 nét ngoại hình (làn da, mái tóc, dáng đi) xưa à nay è Thấy được sự hy sinh cao cả thầm lặng vì em

- Người đó đối với em như thế nào? (Kỉ niệm khi được chăm sóc dạy dỗ, khi em mắc lỗi)

- Người ấy là chỗ dựa như thế nào đối với em? Khi em vui, em buồn, đau xót như thế nào nếu có một ngày người ấy không con bên em nữa

- Tình cảm của người được nói đến đối với em, người đó còn có những phẩm chất đáng quý nào của người khác nữa

· Kết bài: Khặng đinh tình cảm của em dành cho người ấy trong lòng của em

5/ Dàn ý biểu cảm về mùa xuân:

· Mở bài: - Mùa xuân là nguồn đè tài, nguồn thi hưng, nguồn thi liệu cho rất nhiều các sáng tác thơ ca

- Lòng người mỗi khi xuân về thường xốn xang, rạo rực à Mùa đẹp nhất, mùa của niềm vui, hạnh phúc, sự đoàn tụ của gia đình

· Thân bài:

- Mùa xuân – mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái à Biểu cảm về hoa, cây, chồi non è Sức sống mãnh liệt của mùa xuân

- Mùa xuân là mùa của nhữngddanf chim về là tổ, mùa của con người xây dựng mái ấm gia đình và hạnh phúc lứa đôi

- Mùa xuân, mùa của không khí tưng bừng, ấm áp trong sự đoàn tụ của gia đình 9Bieeur cảm về sự sum họp của gia đình trong đêm 30 Tết)

- Mà xuân em lớn lên thêm một tuổi, biểu cảm về sự hồi hộp, mong chờ, niềm vui trẻ nhỏ khi trên tay đón nhận những bao lì xì

- Mùa xuân - mùa của còn người hướng về mái ấm gia đình, tổ tiên. Nơi ấy là quê hưng, là nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi một con người. Là nguồn cội của mỗi con người ( lí giải, biểu cảm về quy luật của con người khi xa quê)

· Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với màu xuân

 

 

15 tháng 12 2016

-viet 1 doan van khoang 13 -15 cau nói về cảm nghĩ của e về bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan

- 2 bai cảnh khuya dều miêu tả về ánh trăng ở chiến khu việt băc hãy chép lại câu thơ miêu tả ánh trăng và nêu lên cảm nghĩ của em về 2 câu thơ đó

chuẩn đề thi của mik lun nhưng còn 1 câu nữa nhưng mik quên rùivbanhqua

14 tháng 10 2016

1)Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ  vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy. 

2)Nếu rơi vào hoàn cảnh đó em sẽ mong bố mẹ hãy ở với nhau hãy sống hạnh phúc bên nhau nói cho bố mẹ về ưuyền của ba mẹ đối vs con cái.Nếu con cái ko đc sự chăm sóc yếu thương của mẹthì lúc đó nguwòi chịu nhiều sự đâu khổ nhất vx là con cái..........

14 tháng 10 2016

hình ảnh những con búp bê tượng trưng cho sự ngây thơ trong sáng của các em nhỏ ở đây là Thành và thủy 
Cuộc chia tay của những con búp bê cũng là cuộc chia tay của 2 anh em chia cắt đi tình cảm anh em thiêng liêng 
Qua đây tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người nhất là những bậc phụ huynh: 
ai cũng mong cho con cái mình có 1 cuộc sống gia đình hạnh phúc vậy thỳ tại sao lại làm cho cuộc chia ly này lại sảy ra chứ

16 tháng 10 2016
Mở đầu bài hát Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu:
     “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
      Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?”
Nhắc đến hoa phượng là chúng ta nghĩ ngay đến mùa hè, đến sự chia tay của tuổi học trò với những kỉ niệm đáng yêu trong những tháng ngày đi học. Với em, kỉ niệm của những ngày tháng hồn nhiên đó gắn liền với cây phượng dưới sân trường vì có lẽ hình ảnh cây phượng đã quá gần gũi với lứa tuổi học trò chúng em.
 
      Phượng là loài cây to, cùng họ với cây vang, lá kép, lông chim. Cây phượng cao khoảng 10 đến 12 mét, trồng vài năm mới ra hoa. Gốc  phượng xù  xì, thân cây màu nâu sẫm, hoa mọc từng chùm đỏ rực, hoa càng đỏ thì lá càng xanh nở rộ vào đầu mùa hè. Phượng được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, dễ trồng, không kén đất, chịu được khô hạn, có tuổi thọ từ 30 đến 50 năm.
 
      Phượng có hai loại : phượng hồng và phượng tím nhưng người ta trồng nhiều là loại phượng hồng. Hoa phượng không thơm, có bốn cánh xòe ra dài 8 cm màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ năm mọc thẳng có đốm trắng. Hoa phượng nở không phải một cành mà là nhiều cành, nhiều chùm, nở một loạt, một vùng phủ một góc trời
đỏ rực.
 
       Người ta trồng phượng để lấy bóng mát, thường là nơi sân trường, công viên, vỉa hè. Đi trên những con đường trồng
nhiều cây phượng vào nùa hè, chúng ta cảm thấy vui mắt khi nhìn những cành phượng đỏ rực cả một góc đường.
 
        Hải Phòng là thành phố trồng rất nhiều hoa phượng nên có biệt danh là “Thành phố hoa phượng đỏ”. Trong âm nhạc, có nhiều nhạc sĩ sáng tác bài hát nói về hoa phượng như Nỗi buồn hoa phượng, Lưu bút ngày xanh của nhạc sĩ Thanh Sơn, Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng … nhưng có lẽ nhiều người thuộc nhất là bài Nỗi buồn hoa phượng với những ca từ ngọt
ngào, đi sâu vào lòng người, nhất là lứa tuổi học sinh còn cắp sách đến trường, mỗi khi hè về lòng bỗng thấy buồn xao xuyến:
       
“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
          Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
         
….
           Màu hoa phượng thắm như máu con tim
           Mỗi lần hè sang kỉ niệm 
           Người xưa biết đâu mà tìm”
 
       Có thể nói cây phượng gắn liền với lứa tuổi học trò. Vào giờ ra chơi, nam nữ học sinh thường ra vui chơi dưới gốc phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu, bắn bi, các bạn nữ thì chơi nhảy dây hoặc ngồi dưới những băng ghế đá nói chuyện vui vẻ. Hoa phượng nở và cùng với tiếng ve kêu là báo hiệu mùa hè đã đến, học sinh chuẩn bị viết lưu bút nhằm lưu giữ lại những kỉ niệm thân thương của những ngày tháng học trò vì sẽ chuẩn bị ôn tập và thi học kì hai rồi nghỉ hè, phải xa trường, xa lớp, chia tay thầy cô và bè bạn. Vì thế có câu thơ viết rằng :
 
          “Hoa phượng nở là mùa thi cử
          Chúc bạn hiền hai chữ thành công”.
 
       Những cô cậu học trò thường có thói quen là hái hoa phượng rồi ép vào vở. Mỗi khi giở ra thấy những cánh phượng bị ép thành hình con bướm trông rất đẹp và rất dễ thương. Nhà thơ Xuân Diệu  đã gọi hoa phượng là hoa học trò vì trong sân trường có trồng nhiều cây phượng. Đến đầu tháng năm, mùa hè đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường gợi trong lòng học sinh những ngày tháng hồn nhiên của một thời áo trắng.
 
      Em rất yêu quí cây phượng vì nó như một người bạn thân thiết với em. Hè đến, hoa phượng nở rợp đỏ cả sân trường. Chưa bao giờ hoa phượng lại đẹp như lúc này. Dù sau này có đi đâu, về đâu, em vẫn nhớ mãi kỉ niệm những tháng năm còn đi học với những tháng ngày vui đùa bên gốc phượng, bên mái trường dấu yêu chất chứa những tình cảm hồn nhiên của tuổi học trò.
16 tháng 10 2016

Trong vuon nha em co biet bao nhieu la hoa.Moi hoa co mot suc song rieng .Nao hoa Hong.hoa Hue,hoa Bach Ngoc,hoa Luuly.Cho den nhung cay hoa Rong Gieng.Moi cay co mot mau sac rieng,huong vi rieng,tieng noi rieng.Nhung em thich nhat van la doa hoa Lan do chinh tay ong noi em trong. 
Lan loi duong sa xa xoi tu tan Son La qua Hoa Binh phia bac cua to quoc.Ong noi em da mang cay hoa Phong Lan Duoi Chon ve cho den tan nha.Nang va bui lam cho cay hoa heo di,mat di suc song va ve dep ban dâu cua cay .Vua ve den nha ong chua kip nghi da voi vang dem hoa di trong cho xong moi thoi.That ra ong noi la nguoi rat thich choi hoa.Dac biet la Phong Lan.Ong tung ke voi em trong nhung ngay em den tham vuon phong lan cua ong.Moi hoa la mot cau chuyen dai.Tu hoi ong con tre tham ra cach mang .Cho den bay gio ong da ngoai tam muoi.Co cay ong treo tan dinh nui cao ,ti nua ong da khong con choi duoc voi em nua roi!Doa phong lan ong mang ve co hoa mau tim nhat.tung chum buong nhu bim toc cua em.Hoa khong thom ngat nhu hoa hong,hoa hue.Ma thoang thoang trong gio ,quang quan ben em.La khong sac nhon nhu hoa dua ma men mai ,nhan min,to ban nhu chiec tai cua chu voi con thu nho.Cay hoa duoc dat trong chiec chau mau hong nhat nhu mau ma em.Oi!Nhung canh hoa nho min moi dep lam sao.Va moi lan nghe ong ke chuyen co tich la em lai thiep di trong giac mo ve mot cay phong lan than ky.Giup co be cuu song duoc me.Duoi nhung chau phong lan noi ma ong cung ban be ngoi dang co va on lai chuyen cu.Toa ra mot huong thom nhe.Ai den deu khen ong em mat tay.Cay hoa nao cung cho bong.Moi hoa mot mau sen ke nhau nhu mau cua cau vong trong buc tranh thien nhien ban tang cho con nguoi.Nhung ban co biet khong?Do la bao nhieu mo hoi,cong suc ,tinh cam cua ong noi danh cho cay,Phong lan la cay ua am,song nho tren than cua cay chu,can chat mun va ba che xanh.Nhung ngay ong lan loi di xin mun cua ve u de lay chat bon cho cay.Mot ngay ong kiem tra nhieu lan he thay cay nao sau ,cay nao co hien tuong om ,heo,la vang,than cay suat hien dom benh la ong chua kip thoi.Khong chua khoi la ong mat an ,mat ngu.Nhung luc ay minh thuong ong.Chi mong sao cay oi !Cay mau khoi benh cho ong dung buon.The roi cay nhu nghe duoc tieng minh cung dan tro len xanh tuoi.Cay co linh hon day !Ban co tin khong? 
Phong lan khong chi lam dep ma con lam thuoc chua benh.Phong lan cong mang lai nguon loi kinh te lon cho nhung ho gia dinh trong ,cham soc va bao ve cay.Ngoi nha cua ban se cho len tuoi dep hon neu nhu ban co mot binh hoa phong lan dat tren ban.Trong nhung loai hoa dep ko the thieu phong lan phai khong ban?Ban thay cac co dau trong ngay cuoi thuong ngai len toc nhung bong hoa lan de to dien them ve dep cua nguoi phu nu.Roi nhung bo hoa cuoi ,do luu nien co hinh hoa lan.Ngay ca nhung do trang suc dat tien cung co hinh hoa lan.That tuyet voi !La minh da co mot gio hoa lan that dep do chinh tay minh trong de tang ong nhan dip ong minh chin muoi tuoi. 
Minh yeu hoa lan nhu ong vay.Co le la vi nhung cau chuyen cam dong cua ong.Hay vi minh thuong den vuon hoa phong lan cua ong ma cam thay gan gui, quen thuoc.Hay vi nhung cay phong lan cho minh nhung giac ngu ngon,nhung giac mo dep va tam su voi minh nhung luc minh buon ,vui.Dac biet hoa con cho minh huong thom ma minh thich.Dan minh vao the gioi cua muon hoa.Sao minh cam thay yeu hoa lan den the.Hay trong va bao ve hoa lan ban nhe!Hay nang niu nhung gi ma tao hoa da ban tang cho chung ta.Voi nhung cau chuyen cua hoa lan minh con nhan ra mot dieu rang.Hay giu gin va bao ve moi thu o tren doi nay.Khong chi hoa lan ma con nhung loai hoa khac.

Nhung loai hoa quy hien dang dan bi tiet chung vi chung ta chi biet lay ma ko biet bao ve,khong biet trong .Hay yeu hoa nhu ong minh va bao nguoi khac nua.Dung de the gian nay mat di hai thu qui gia la sac va huong hoa. 

Bạn tham khảo nhé!