K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2016

Bạn tham khả cái này nhé bạn

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm! 
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó. 
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh. 
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng! 
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

14 tháng 10 2016

MB: Từ ngày cắp sách đến trường, ta đã gắn bó với những đồ vật quen thuộc như sách vở, thước, bút,… Trong vô vàn thứ thân quen ấy, cặp cũng là một thứ đồ dùng cần thiết đối với mỗi người học sinh 
TB: 
a/Đặc điểm cấu tạo: 
+Hình dạng: hình chữ nhật, dài khoảng 40 cm, cao 30 cm, dày độ 5 cm. 
+Chất liệu:da, bạt( vải dù), vải giả da,… dù cho cặp có làm bằng chất liệu gì thì cần phải chắc vì cặp phải chứa rất nhiều đồ 
+Màu: nhiều màu do nhu cầu sử dụng, tuỳ theo mục đích, tuổi tác, giới tính của người dùng. 
+Có hai loại: 
-Cặp một quai: phổ biến cho những học sinh cấp một do tính nhỏ gọn. Quai cặp cong và dày được đính vào cặp bằng khoen sắt gắn với miếng thiếc lót dưới cặp bằng những chiếc đinh tán.Ở giữa nắp là chiếc khoá nhỏ được mạ kềnh. 
-Cặp hai quai: luôn được các cô cậu học trò cấp hai trở lên ưa chuộng vì khá nhẹ. Cặp loại này thường đi kèm với những dây kéo giúp việc đóng mở cặp dễ dàng 
+Dây đeo cặp có cùng chất liệu cặp, chắc và dài dùng để đeo cặp vào vai. Đặc biệt hơn, dây đeo có thể thay đổi độ dài tuỳ theo nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn cho ra thị trường những loại cặp có hai quai gắn ở mặt sau dành cho các em nhỏ giúp tránh bị lệch vai. 
+Trong cặp có từ hai đến ba ngăn rộng để đựng sách, tập và một số ngăn hẹp để chứa bài kiểm tra hoặc đồ dùng cá nhân 
+Cách đeo cặp: Con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dề chạy nhảy, vui đùa. Một vài người thì lại xách, hoặc quảy ngược ra sau. Còn vô số cách mang cặp mà lũ học trò chúng ta sáng tạo ra. 
b/Vai trò: 
Cặp rất phổ biến đối với người dân Việt Nam. Học sinh dùng cặp để bảo quản sách vở, đồ dùng học tập. Còn thầy cô thì chứa giáo án, hồ sơ, sổ điểm hay bài kiểm tra. Đối với công nhân viên chức thì dùng để đựng hồ sơ, những tài liệu quan trọng. Không những thế, cặp còn là một món quà đơn sơ nhưng tế nhị cho bạn bè, người thân vào dịp lễ hay sinh nhật. Do nhu cầu dùng cặp ngày một tăng nên hiện nay, lượng cặp sản xuất ra rất nhiều với các hãng nổi tiếng và được nhiều người tin cậy như: Miti, … 
c/Cách bảo quản: 
Cặp quan trọng thế, đáng quý thế nên ta cần bảo vệ cặp thật tốt. Cần thường xuyên lau chùi cặp, không để cặp bị ẩm ướt, nhất là vào những ngày mưa. Không đựng quá nhiều sách vở hay những vật dụng không cần thiết khiến cặp dễ rách hoặc đứt quai. Không những thế, để giữ cho cặp đẹp, chúng ta không nên viết cũng như vẽ bậy lên cặp. Hơn hết là không dùng cặp để đùa giỡn, quăng ném, làm vũ khí cho các trận đánh nhau để cặp mãi là người bạn thân, người trợ thủ đắc lực cho ta mỗi khi đến trường, đến sở làm. 
KB: Ngày nay, cặp càng trở nên thân thuộc với ta. Bởi tính lịch sự, sang trọng, và tiện lợi. Những hình ảnh như cô cậu cầm cặp đến trường, những ông chủ, bà sếp xách cặp kí hợp đồng không còn xa lạ gì mấy. Điều đó đã khẳng định rõ vai trò của chiếc cặp nhỏ quan trọng như thế nào

Bạn dựa vào dàn ý để làm nhé!

18 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nhé

Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng.Loai hoa học trò thân thương.

 

18 tháng 11 2016

batngobatngobatngohehe

Mỗi khi nhớ về mái trường tiểu học thì tôi lại nhớ về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết bên một loài cây mà tôi yêu quý.Cái cây ấy đã rất quen thuộc với tuổi học trò chúng tôi.Một nhà văn đã gọi nó là: hoa học trò

Nhắc đến hoa phượng tôi lại không quên được màu đỏ rực rỡ của nó-màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Phượng không thơm,cũng không đẹp mấy nhưng phượng đỏ, phượng nở nhiều, phượng lại có 1 linh hồn sắc sảo mênh mang và phượng gắn liền với tuổi thơ học trò.

Ngày chia tay, lũ học sinh vui vẻ đi chơi nhưng cũng không ít tiếng khóc khi phải xa thầy cô, bè bạn, mái trường thân yêu, xa những kỉ niệm đẹp dưới gốc phượng đỏ.Cánh cổng trường khép lại, sân trường không một bóng người, phượng buồn bã, phượng khóc khi xa học trò.Tôi cũng khóc vì từ đây tôi không thể nô đùa trong sân trường, không thể ngắm cái màu đỏ của hoa phượng, và phải xa những kỉ niệm đẹp đã khắc sâu trong tâm trí tôi.May thay em tôi lên lớp 1 và cũng học ở trường cũ mà tôi từng học. Để rồi đây, lúc tôi đến đón em, tôi đã không khỏi xúc động.Nhớ về cây phượng, về những giờ ra chơi cùng bạn bè chơi quanh gốc cây vào mùa hạ, nhặt từng chiếc lá ném nhau, có khi còn lấy nhị hoa chơi chọi gà.

Mùa thu lá phượng rụng.Từng đợt, từng đợt, những chiếc lá úa rời khỏi cành cây rơi xuống mặt đất. Thế mà, phượng vẫn vui vẻ chơi đùa với làn gió mát , với ánh nắng ấm áp, chan hòa. Học sinh đã trở lại trường rồi, còn gì để không tươi cười nữa đây!

Đông đến, mang theo tiết trời lạnh rét. Học sinh không thể ra chơi, mà chỉ ở trong lớp với chiếc áo ấm khoác lên người. Phượng lạnh, phượng ngước nhìn bầu trời ,mong sao xuân mau đến để được cười đùa với học sinh.

Xuân sang, những ngày lạnh lẽo đã trôi đi, nắng vàng trở lại sưởi ấm sắc trời. Phượng ra lá, lá xanh um, mát rượi. Lá ban đầu khép lại, còn e thè, dần sau cũng xòe ra cho gió đưa đẩy.

Phượng là 1 người bạn vô hình, người bạn đã để lại cho tôi rất nhiều kỉ niệm suốt những năm tháng học trò tiểu học. Giờ đây, tôi đã lớn rồi, cũng là lúc xa trường cũ để cố gắng và phấn đấu ở ngôi trường mới, nhưng dù thế tôi vẫn không quên được hình ảnh của cây phượng. Tôi yêu cây phượng- hoa học trò than thương

leuleuleuleuleuleuleuleu

19 tháng 4 2016

sống chết mặc bayhiuhiu

19 tháng 4 2016

Sống chết mặc bay

4 tháng 12 2016

1. a) A

b) (1) hình ảnh, liên tưởng

(2) tình yêu
(3) lòng mong muốn đất nước được hòa bình và thống nhất
c) Đoạn: Nhang trầm, đèn nến... mở hội liên hoan.
Em thích đoạn văn đó là vì nó gợi lên nỗi nhớ quê của người xa xứ. Lại có sự ấm áp của bầu không khí gia đình, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân.
2. a) 1-d
2- c
3- a
4- e
5- b
b) (1) thầm thì
(2) Vàng
(3) chân trời
c) Tự làm nha, vì đó là sửa lỗi các bài văn của bạn.
18 tháng 12 2016

(1)Cảnh sắc không khí mùa xuân Nội-đất Bắc,hiện lên trong nỗi nhớ củangười con xa sứ những nét rất riêng , đó ?

Trả lời :Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.

(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao ?

Trả lời :n Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.

(3) Nhớ về mùa xuân ,Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết :"nhang trầm ,đèn nến ...không khí gia đình đoàn tụ êm đm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng .Theo em,những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả ?

Trả lời:Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

Chúc bạn học tốt !!!haha

 

20 tháng 8 2016

Sinh ra ở miền quê thanh bình yên ả em luôn gắn bó với mái ấmgia đình. Chiều nào cũng vậy sau khi đi học về em thường giúp đỡ bốmẹ một số việc nhỏ rồi cả nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơm đạmbạc nhưng ấm áp. Vậy mà trong bữa cơm thứ bảy tuần qua em đã gây ramột hành động sai trái khiến cho bố mẹ em phải buồn lòng.Hôm ấy là ngày anh trai em nghỉ lễ từ trường đại học về thăm nhànên bữa cơm có nhiều món hơn ngày thường nào là canh cá, thịt luộc vàcả món dưa góp mà em rất thích chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy thèm rồi.Mọi người vui vẻ, bận rộn mỗi người một việc. Mẹ em nhắc nhởem mau hoàn thành công việc, tắm rửa rồi cùng ra ăn cơm. Em lí nhí đáprồi cứ ngồi thừ ra trong bàn học, bởi vì chiều nay kiểm tra toán em đượccó 4 điểm. Tại em mải chơi, hấp tấp và chủ quan nên mới ra nông nỗinhư vậy. Thấy em khác lạ anh trai động viên, thôi có gì nói với anh nào!Lúc ấy em lại gắt lên: Anh thì biết gì nào! Thế là cả nhà không ai nói gì. Bố em rất buồn nhưng vì hôm nayanh trai từ xa về thăm nhà bố không muốn nói nhiều. Ánh mắt bốnghiêm lại, bố chỉ ăn uống sơ qua rồi lên bàn uống nước ngồi vẻ buồnbã. Còn mẹ em mới thất vọng làm sao. Ánh mắt mẹ thoáng chút bực bội,mẹ lặng lẽ chẳng nói gì khác hẳn với ngày thường . Hôm nay mẹ lặng lẽnhìn em, rồi lại nhìn anh trai, đôi tay gầy gầy xương xương gắp thức ăn

Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/3501103-em-da-lam-me-buon-trong-bua-com-chieu.htm

20 tháng 8 2016

lên mạng mà tra ko có rảnh

17 tháng 10 2016

Đã là con người ai chẳng yêu gia đình mình, yêu cái hương khế ngọt tuổi thơ rải dọc theo triền sông nhỏ, yêu cái vẫy đuôi xoắn tít của chú cún, yêu tất cả những gì được thấy là hay ho qua con mắt thời trẻ nhỏ, một thời thơ dại và ngây ngô. Là một lẽ tất nhiên, trẻ con yêu mẹ, yêu cha, những người gắn bó cả đời với chúng. Tuổi thơ tôi gắn bó nhất với bà ngoại. Tôi yêu nhất bà ngoại của tôi.

Bài văn cảm nghĩ về bà ngoại

Bài văn cảm nghĩ về bà ngoại - Ảnh minh họa

Tầm tôi hai, ba tuổi tôi cứ nghĩ bà cụ nào cũng hiền và đẹp như bà tôi. Bởi một lẽ, hình ảnh bà gần như choán hết tâm trí tôi, bà lo cho tôi mọi thứ, lúc nào bà cũng ở bên tôi, đưa tôi vào thế giới diệu kỳ chuyện cổ. Bà tôi vẫn đẹp, một cái đẹp hiền hòa, dịu dàng. Những lọn tóc dày của bà hàng ngày tôi vẫn miệt mài tết thành bím. Và khi soi mình trong gương bà chỉ cười trừ. Tôi yêu bà, yêu hương hoa bưởi tinh khiết vấn vương trong mái tóc, yêu đêm trăng bà bày cách ngồi đan rổ, yêu buổi trưa nắng theo bà ra đồng.

Dáng người cao cao, đôi bàn tay nhăn nheo mà ấm áp, như truyền làn hơi ấm vào tâm hồn tôi, như chắt lọc những giọt nước tinh khiết nhất chảy vào tâm trí, từ cái thế giới ngoài khoảng sân, góc vườn nhà mình. Trước cái thế giới bao la mà tôi sẽ xòe cánh bay vào đó, bà như một tấm khiên mỏng manh đánh bật những điều xấu xa và đưa tôi đi đúng hướng, là một người hoa tiêu vững vàng rắn rỏi lại đầu óc tôi hướng về cái thiện. Bà còn là nhiều điều quý giá nữa mà tạo hóa ban tặng cho tôi.

Cái cười nheo nheo mắt, cái vỗ về an ủi của bà, tôi quên sao được. Nếu trong cuộc đời này tôi quên đi những điều đó cũng có nghĩa là quên đi tuổi thơ, quên đi quá khứ, quên đi niềm vui và hạnh phúc. Chỉ ở bên bà tôi mới nghe được tiếng sóng vỗ của biển, tiếng nhạn kêu trong cây lá xào xạc lay động trong khoảng trời vàng vàng… Những kho tàng kiến thức bà mở ra cho tôi sẽ mở thêm cho tôi tình yêu quê hương đất nước, con người…

Như một chân lý của cuộc đời, bà, vị thần ánh sáng của tôi, sẽ mãi mãi giữ một vị trí quan tọng trong tim đứa cháu hiếu thảo này.

Bà ơi! Có lời nào để cháu nói hết được nỗi tiếc thương bà…

( Đây là văn trên mạng nếu cần thiết thì mik sẽ lm văn của mik)

17 tháng 10 2016

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

18 tháng 9 2016

a,  tôi --> con cò ( dựa vào 2 câu nói trên để phân biệt )

b, tôi --> Thành ( dựa vào xác định nhân vật để biết )

 

18 tháng 9 2016

câu 3 hay điền tiếp vào chỗ ..... bạn

26 tháng 10 2016

Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!





 

26 tháng 10 2016

đâu là mở đâu là kết z bn