K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2 tháng 12 2021

Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

3 tháng 3 2018

Đề 1.
Hoán dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng một tên sự vật,hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Biện pháp tu từ trong câu thơ là Bàn tay
Bàn tay chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính.
Đề 2.
Nội dung truyện : tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết dừng lại sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
   Đề 3 mình không biết làm. Vì mình dốt Văn lém. -_-

29 tháng 4 2016

- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật , đồ vật , cây cối ,... bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật , cây cối , đồ vật ,...... trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm con người.

- So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng với nó , nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .

- Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng  này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó , nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .

- Hoán dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt.

29 tháng 4 2016

Nhân hóa: Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn

so sánh:Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

Ản Dụ:Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  1.  Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
27 tháng 2 2019

- Biểu đồ A (hình 56) là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc (mùa nóng, mưa từ tháng 4 đến tháng 10).

- Biểu đồ B (hình 57) là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Nam (mùa nóng, mưa từ tháng 10 đến tháng 3).

27 tháng 2 2019

- Biểu đồ A là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc 

Biểu đồ B là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Nam

27 tháng 2 2019

Theo minh la do ở nửa cầu bắc vì có mùa nóng và mưa nhiều từ tháng 4 - 10.  O nửa cầu nam vì có mùa mưa và mùa nóng từ tháng 10 - 3 năm sau.

15 tháng 11 2021

khocroi giúp mik với ak

 

30 tháng 12 2021

leuleu

chịu

 

20 tháng 3 2020

Câu 1: 

Dung nham núi lửa sau khi phân huỷ tạo thành loại đất đỏ phì nhiêu, đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp. → dân cư thường tập trung đông.

Câu 2: 

- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.

+ Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ. Ví dụ: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc…

+ Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất. Ví dụ: than, cao lanh, đá vôi…

Nguồn: Google

28 tháng 5 2018

a hoán dụ

b ẩn dụ

c nhân hóa 

d so sánh CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ

29 tháng 5 2018

a)hoán dụ

b)ẩn dụ

c)hoán dụ

d) so sánh

tk mik nhé 

hok tốt

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt

Có mấy loại ẩn dụ? Ví dụ của từng loại.

Có tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ mà các bạn thường gặp đó là:

1.Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)

Ví dụ:
 

Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng


Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt. 

2.Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)

Ví dụ: 
 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây


Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

3.Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)

Ví dụ:
 

Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm


Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.

4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).

Ví dụ: 
 

Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào


Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.

Có mấy loại hoán dụ? Ví dụ của từng loại

Có tổng cộng 4 kiểu hoán dụ mà các bạn thường gặp đó là

1.Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể

Ví dụ:
 

Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.


Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ - vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.

2.Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

Ví dụ: 
 

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh


Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.

3.Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Ví dụ: 
 

Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.


Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.


4.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ: 
 

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.


Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.

23 tháng 4 2019

của bạn đúng rồi nhưng đay chỉ có 1 câu bn tự đặt còn mấy câu khác là tục ngữ mà