Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ai bt up lên cho mình với nha
Thứ 5 ngày 21/12/2017 mình ktra học kì rùi các bạn nhớ up nhanh nhé
Nhân đây mình xin gửi tới 1 người trong lớp 7A là 'Mình Xin Lỗi"
Thanks anyway for anyhelp of everyone
Nhạn về Đông gửi mối tình chung Gửi mối tình chung một tấm lòng Chung một tấm lòng ngơ ngẩn đợi Lòng ngơi ngẩn đợi nhạn về Đông
Câu 1 :
- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhắm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Ví dụ : Bón thúc cho cây ăn quả hàng năm thường bón thúc 2 – 3 lần vào giai đoạn sau khi thu hoạch ( chủ yếu bón đạm), trước khi ra hoa ( đạm và lân), và khi quả mới hình thành còn nhỏ ( đạm và kali). Giai đoạn từ khi chuẩn bị ra hoa đến khi quả đang lớn nên phun thêm phân bón qua lá.
- Ví dụ : Bón lót cho cây lúa trước khi gieo trồng.
Câu 2:
- Muốn có giống cây trồng tốt cần đạt những tiêu chí :
+ Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
+ Có chất lượng tốt.
+ Có năng suất cao và ổn định.
+ Chống, chịu được sâu, bệnh.
- Tạo giống bằng phương pháp chọn lọc là lấy những giống cây con, giống cây tốt đem đi cấy, chọn những loại hạt có năng suất cao đem giống đi sản xuất đại trà.
Câu 1: Trình bày bp, canh tác và sd giống chống sâu bệnh hại.
- Vệ sinh đồng ruộng
- Làm đất
- Gieo trồng đúng thời vụ
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên 1 đơn vị diện tích
- Sd giống chống sâu, bệnh
Câu 2: Những đk cần thiết nào để bảo quản tốt hạt giống ?
- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, 0 lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, 0 bị sâu bệnh,…
- Nơi cách giữ ( bảo quản) phải đẩm bao nhiệt độ, độ ẩm 0 khí thấp, phải kín để chim, chuột k xâm nhập đc
- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên ktra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.
Câu 3: Biện pháp thủ công làm những việc gì? Biện pháp này có ưu nhược điểm ntn?
- Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh, Ngoài ra còn đùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, 0 ô nhiễm MT
- Nhược điểm: tốn nh` tg, dịch bệnh 0 kịp
Câu 4: Thế nào là phương pháp chọn lọc?
- Từ nguồn giống khởi đầu chọn các cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt.
- Gieo hạt của các cây được chọn và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương. Nếu tốt hơn thì nhân giống cho sx đại trà.
Câu 5: Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ? Căn cứ nào là quan trọng nhất?
- Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
- Yếu tố quan trọng nhất là khí hậu.
Câu 6: Nêu các vụ gieo trồng chính ở nước ta. Tg của từng vụ.
- Có 3 vụ gieo trồng chính ở nước ta:
+ Vụ đông xuân: từ tháng 11 -> tháng 4 năm sau ( Âm lịch)
+ Vụ hè thu: từ tháng 5 -> tháng 8 ( Âm lịch)
+ Vụ mùa: từ tháng 6 -> tháng 11 ( Âm lịch)
Câu 7: Trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp gieo = hạt và phương pháp trồng = cây con
- Phương pháp gieo = hạt : + Ưu điểm: tốn ít công lđ, đơn giản, dễ làm, nhanh
+ Nhược điểm: Không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến.
- Phương pháp trông = cây con: + Ưu điểm: ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu.
+ Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kĩ thuật cao hơn
Câu 8: Đất bạc màu, đất chua phèn nên cải tạo ntn?
- Đất bạc màu : cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ
- Đất phèn : cày nông, bừa sục, giữu nước liên tục, thay nước thường xuyên
- Đất chua : Bón vôi
– Biện pháp hóa học:
+ Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.
+ Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng, con người khi ăn phải thực phẩm sử dụng quá nhiều chất hóa học có thể bị ngộ độc nghiêm trọng.
Thời vụ là khoảng thời gian nhất định thích hợp với một loại cây nào đó, trong thời gian này cây sinh trưởng và phát triển tốt thì đó gọi là thời vụ.
Căn cứ vào các yếu tố như:
+ khí hậu
+ loại cây trồng
+ tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
Câu 1:
Tăng chất lượng sản phẩm
_ Tăng năng suất/ 1 vụ
_ Tăng vụ trồng trọt/ 1 năm
_ Thay đổi cơ cấu cây trồng
Mục đích:
- Duy trì , củng cố độ thuàn chủng , sức sống và tính trạng điển hình của giống
- Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cáp cho sản xuất đại trà
- Đưa giống tốt phổ biến mhanh vào sản xuất
Giâm cành: Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. Sau thời gian từ cành giâm ra rễ hình thành cây mới .Vd:cây mì,mia,...
Ghép mắt (ghép cành): Dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép).Vd:hoa hồng,...
Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất. Sau thời gian khi cành ra rễ,cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất.Vd:bưởi,mân,...
câu 2:
Tùy theo tính chất đặc thù của từng vụ thu hoạch mà người ta xác định thời vụ
Câu 3:
+) Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất và làm tăng năng suất giống cây trồng và chất lượng nông sản. ( có mấy loại phân bón và ưu nhược ở trong SGK có nha bạn )
Câu 4:
-Tưới nước để tăng cường hoạt động sinh lý của cây (nước là môi
trường và là chất tham gia phản ứng).
- Tưới nước và rút nước nhằm cải tạo điều kiện sống của thực vật,
nhằm tăng khả năng giữ nước, giữ nhiệt độ và điều hòa không khí trong
đất.
- Tưới nước và rút nước nhằm khống chế quá trình sinh trưởng của
cây, điều tiết mối quan hệ giữa các bộ phận nhằm đạt đến kết cấu hợp lý
quần thể cây trồng.
Các cách:
Về phương pháp tưới thì có nhiều cách:
+) Tưới phun Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt nước lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay
+) Tưới nhỏ giọt Đây là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới. Cách tưới này tiết kiệm lượng nước tối đa. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi. Nhưng đây là phương pháp yêu cầu đầu tư lớn nhất, khó áp dụng trong sản xuất đại trà.
+) Tưới ngầm Tưới ngầm là phương pháp tưới nước cho cây qua hệ thống thiết bị máy bơm kèm theo hệ thống các ống dẫn nước đặc biệt nằm dưới lòng đất hoặc có sự chênh lệch mực nước của nguồn cung cấp nước. Tưới ngầm tiết kiệm nước. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi. Chi phí đầu tư ban đầu cho phương pháp này khá lớn, chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng.
+) Tưới rãnh Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Cách tưới nước này tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị gí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi. Nhưng chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc <50). Biện pháp tưới này cũng có một số hạn chế như: lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới; gặp khó khăn trong việc vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh; phải chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước.
+) Tưới ngập Tưới ngập là phương pháp cho nước vào vườn cây một lớp nước nhất định, trong một thời gian xác định để cung cấp nước cho cây. Phương pháp này kết hợp được việc tưới nước với tiêu diệt một số loài sâu hại cư trú trong lòng đất.Phương pháp tưới này tốn nhiều nước, chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt. Đất bị gí chặt, dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước tiêu, kết cấu đất bị phá vỡ.
( trong này có cả ưu, nhược điểm luôn nha!)
1. Đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất.Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. 2. Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm : Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. Bón phân làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản