Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Trong ngày đầu mới đến trường tôi vẫn nhớ những dòng thơ đầu tiên được học nói về tình yêu quê hương đất nước. Và rồi bài học ấy cứ theo tôi mãi trên những chặng đường dài rộng của cuộc đời.
“Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều...”
Yêu Tổ quốc từ những đôi mắt trẻ thơ, từ đôi bàn tay em lấm lem, đôi bàn chân nhỏ chẳng còn biết đau trong những ngày vượt đường xa đến trường. Đôi bàn tay em, có lẽ biết cầm liềm, cầm cuốc trước khi biết cầm bút. Đôi bàn tay chai sạm và rám nắng. Những đôi chân trần, những manh áo mỏng ngày đông, những chiếc cặp lồng, túi bóng cơm mang theo mà trong đó chỉ có cơm trắng và chút rau rừng… nhưng các em vẫn đến trường, trong lòng rộn vang lời ca:
“Hôm nay đi học xa
Đường tương lai thật gần”
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc… Có nhiều lắm những giọt mồ hôi. Và phải chăng vì thế mà vị của Tổ quốc lại mặn mà đến vậy?
Yêu Tổ quốc từ những câu chuyện và những con người bình dị ta gặp thường ngày. Câu chuyện về chàng trai Đỗ Duy Hiếu thủ khoa trên đôi nạng gỗ, về chàng VĐV Nguyễn Hà Thanh và nghị lực vượt qua 5 năm chấn thương để được trở lại thi đấu và mang huy chương vàng về cho Tổ quốc. Câu chuyện về chàng trai người dân tộc Ngô Phi Long đã bắt đầu giấc mơ vàng Olympic từ tủ sách nhỏ của ba mẹ. Có rất nhiều người, nhiều câu chuyện để thấy yêu thêm Tổ quốc.
Tình yêu đất nước là những gì bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất.
Cô giáo trẻ ra trường, bỏ lại sau lưng Hà Nội để lên vùng cao dạy chữ cho các em nhỏ. Nơi “rừng thiêng nước độc”, có khi đi bộ cả chục cây số trong mưa gió mà vẫn muốn được ở lại mãi với các em, để nuôi lớn những giấc mơ học trò. Đó chẳng phải là yêu nước hay sao?
Những cô cậu sinh viên, bỏ lại sau lưng mùa hè được vui chơi, đi du lịch để đến với những bản làng nghèo khó, cùng người dân xây nhà, làm đường. Mùa hè của họ có ý nghĩa hơn vì đã góp thêm màu xanh cho những bản làng từ những việc làm bình dị. Đó cũng chẳng phải là yêu nước hay sao?
Những chàng lính trẻ, gác lại một bên nỗi nhớ nhà, bỏ sang một bên mối tình đầu chớm nở để lên đường nhập ngũ. Có những nỗi thao thức hàng đêm, có những lúc thấy nhớ nhà, nhớ đất liền đến cồn cào… nhưng chưa bao giờ những người lính trẻ quên nhiệm vụ. Các anh vẫn chắc tay súng nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Đó chẳng phải là yêu nước hay sao?
Tình yêu nước luôn thường trực trong mỗi con người. Tình yêu ấy có khi là nguồn động lực, cũng có lúc sẽ biến thành sức mạnh để hành động. Yêu Tổ quốc từ những điều bình dị và thể hiện tình yêu ấy từ những việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. Đó là tình yêu của những người trẻ hôm nay. Họ cũng sẽ giống như ông cha, là những nốt trầm mãi xao xuyến trong bản hòa ca chung của dân tộc, là những mùa xuân nho nhỏ góp thành mùa xuân lớn của đất nước…
a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.
b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)
c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa
d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.
- Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.
- Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.
e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.
1. Tục ngữ về con người và xã hội
Biện pháp so sánh.
Lá lành đùm lá rách
a) Bài tùy bút này nói về điều gì ? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính ?
_ Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.
b) Dựa trên mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần.
c) Đọc 2 đoạn đầu của bài văn và trả lời câu hỏi:
-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?
-Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất.
-Điều gí làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm) ?
Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.
d) Đọc đoạn văn thứ 3 và trả lời câu hỏi:
-Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: "Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam".
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.
-Vì sao cốm được chọn làm quà sêu tết ? Sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương diện nào ?
Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
e) Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:
-Bằng thái độ nhắn nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào ?
Phần cuối bài tùy bút, Thạch Lam nói về cách ăn cốm, thưởng thức cốm. Ăn cốm không thể “ăn vội” mà phải “ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ” để tận hưởng “cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ”, cảm thụ được “'trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Hương vị cốmcòn có “mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một..”. Tác giả đã viết rất gợi cảm, dùng chữ “bao bọc”, “nằm ủ” để nói về mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm, tựa như hai linh hồn nương tựa vào nhau, làm tôn lên hương sắc thanh quý “cái lộc của Trời”: “Trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm cũng như Trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen". Vì thế, trong gánh hàng của các cô gái làng Vòng mới có “từng lá cốm” hiện ra với tất cả sự ngon lành “sạch sẽ và tinh khiết”.
-Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn.
Nhà văn nhắc khẽ mọi người không nên “thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy” mà phải “nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve". Ngoài cử chỉ thanh nhã, trang nhã, Thạch Lam còn nêu lên phong cách thưởng thức cốm như một nghi lễ thiêng liêng: “Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại cua thần Lúa”. Nghĩa là biết ăn cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn như khi ta ăn bát cơm dẻo thơm ngon lành.
g) Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?
Thông điệp :đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.
h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...) ?
PTBĐ : biểu cảm
Ngòi bút tinh tế nhạy cảm,giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá tri biểu cảm cao.
Lập luận chặt chẽ sắc sảo.
Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn.
d) Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.
+) Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên: phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2.
- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp) cấu trúc câu (Mồ hôi rơi).
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh những vất vả nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động. Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của nhà thơ.
Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.
Câu 4. Đặt nhan đề: Yêu Tổ quốc, Hoặc Tổ quốc của tôi.
I. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?
Trả lời:Bài văn trên sử dụng phong cách ngôn ngữ là thuyết minh.
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Trả lời:Điệp cấu trúc câu là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh những vất vả nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động. Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của nhà thơ.
Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?
Trả lời:Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.
Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Trả lời: Tiêu đề cho văn bản: Tổ quốc tôi yêu.