Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Cơ năng của 2 vật này thế năng . Vì thế năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất mà 2 vật này cùng độ cao nên cơ năng của chúng bằng nhau
2. Cơ năng của 2 vật ở dạng động năng . Vì động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc của vật mà 2 vật này chuyện động cùng 1 vận tốc nên cơ năng của chúng bằng nhau
a, cơ năng của 2 vật ở dạng là thế năng . Không thể kết luận cơ năng của 2 vật = nhau trong trường hợp này bởi vì thế năng của của vật còn phụ thuộc vào khối lượng của mỗi vật .
b, Cơ năng của 2 vật ở dạng là động năng. Không thể kết luận cơ năng của 2 vật trong trường hợp này = nhau bởi vì động năng của vật còn phụ thuộc vào khối lượng của mỗi vật.
a. Cơ năng ở dạng thế năng. Cơ năng không bằng nhau.
b. Cơ năng ở dạng thế năng. Cơ năng bằng nhau vì cùng độ cao
c. Cơ năng ở dạng động năng. Cơ năng bằng nhau vì cùng vận tốc
d. Cơ năng ở dạng động năng
1. Một vật được xem là có cơ năng khi vật đó:
A. Có khối lượng lớn B. Chịu tác dụng của một lực lớn
C. Có trọng lượng lớn D. Có khả năng thực hiện công lên vật khác.
2. Trong các sau đây: câu nào sai?
A. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật
B.Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vận tốc của vật.( phụ thuộc vào độ cao nhé)
C. Khối lượng của vật càng lớn thì thế năng đàn hồi của nó càng lớn.
D. Động năng là cơ năng của vật có được do vật chuyển động.
3. Thế năng hấp dẫn của vật sẽ bằng không khi:
A. Mốc tính độ cao chọn ngay tại vị trí đặt vật. B. Vật có vận tốc bằng không.
C. Vật chịu tác dụng của các vật cân bằng nhau. D. Vật không bị biến dạng.
3. Một vật chỉ có thế năng đàn hồi khi:
A. Vật bị biến dạng. B. Vật đang ở một độ cao nào đó so với mặt đất.
C. Vật có tính đàn hồi bị biến dạng. D. Vật có tính đàn hồi đang chuyển động.
4. Vật nào sau đây không có động năng?
A. Quả bóng lăn trên mặt sân cỏ B. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà.
C. Viên đạn đang bay đến mục tiêu D. Ô tô đang chuyển động trên đường.
5. Động năng của một vật phụ thuộc vào:
A. Chỉ khối lượng của vật B. Cả khối lượng và độ cao của vật
C. Độ cao của vật so với mặt đất D. Cả khối lượng và vận tốc của vật
6. Động năng của một sẽ bằng không khi:
A. vật đứng yên so với vật làm mốc B. Độ cao của vật so với mốc bằng không
C. khoảng cách giữa vật và vật làm mốc không đổi D. Vật chuyển động đều.
7. Trong chuyển động cơ học, cơ năng của một vật phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của vật B. Độ cao của vật so với mặt đất
C. Vận tốc của vật D. Cả khối lượng, vận tốc và độ cao của vật so với mặt đất.
8. Cơ năng của một vật càng lớn thì:
A. Động năng của vật cũng càng lớn B. Thế năng hấp dẫn của vật cũng càng lớn.
C. Thế năng đàn hồi của vật cũng càng lớn D. Khả năng sinh công của vật càng lớn
Câu 1:
-Cơ năng: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
- Có 2 dạng cơ năng: Thế năng và động năng.
- Thế năng:
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
-Động năng:
+ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
+ Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó.
Câu 2. Trong các vật sau đây, vật nào không có cơ năng:
a) Hòn bi nằm trên sàn nhà.
b) Hòn bi lăn trên sàn nhà.
c) Viên đạn trong nòng súng.
d) Viên đạn đang bay tới mục tiêu.
Câu 3. Khi trời có gió, các em nhỏ thường chơi làm chong chóng quay (trò chơi dân gian). Trong trường hợp này, dạng năng lượng nào của không khí trong khí quyển đã được sử dụng?
-Khi trời có gió, các em nhỏ thường chơi trò làm chong chong quay trong trường hợp này dạng năng lượng của không khí trong khí quyển đã được sử dụng là động năng.
Câu 4. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng(so với mặt đất)?
a) Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
b) Quả bóng lăn trên sàn.
c) Một người đứng trên tầng ba của một tòa nhà.
d) Quả bòng đang bay trên cao.
Câu 5. Trong các trường hợp sau đây, cơ năng của các vật ở dạng nào? Có thề kết luận cơ năng của chúng bằng nhau không? Tại sao?
a) Hai vật cùng ở 1 độ cao so với mặt đất.
b) Hai vật ở các độ cao khác nhau.
c) Hai vật chuyển động cùng một vận tốc.
d) Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau.
*A, B, D – cơ năng của vật là khác nhau
C – cơ năng của hai vật bằng nhau do vật chuyển động cùng vận tốc, cùng một độ cao và có cùng khối lượng => có động năng, thế năng của hai vật bằng nhau => cơ năng của hai vật bằng nhau.
Hai vật có cùng khối lượng ở độ cao khác nhau h1> h2. So sánh thế năng của hai vật?
A. Thế năng của hai vật bằng nhau.
B. Thế năng của vật 1 lớn hơn vật 2.
C. Thế năng của vật 2 lớn hơn vật 1.
D. Không đủ cơ sở để so sánh.
Câu a, b:
- Cơ năng dạng thế năng trọng trường.
- Không thể kết luận thế năng của chúng bằng nhau vì ngoài phụ thuộc vào độ cao và gia tốc, thế năng trọng trường còn phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Ta có: Wt = mgz
Câu c, d:
- Cơ năng ở dạng động năng.
- Không thể kết luận động năng của chúng bằng nhau vì ngoài phụ thuộc vào vận tốc, động năng còn phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Ta có: Wđ = 1/2 . mv²