Bài 28: Một hòn bi có m = 500g đang ở độ cao 3,5m. Tìm cơ năng và vận tốc của hòn bi biết tại đó Wd = 3.Wt, g = 9,8m/s2.
Bài 29: Vật có m = 250g đang CĐ với v = 300km/h. Tìm cơ năng của vật biết Wt = 2/3 Wd.
Bài 30: Thả rơi tự do vật m = 750g, khi vật rơi đến độ cao z thì đạt v = 30km/h. Tìm cơ năng của vật ở độ cao z.
Bài 31: Một vật có m = 0,7kg đang ở độ cao z = 3,7m so với mặt đất. Vật được thả cho rơi tự do. Tìm cơ năng của vật khi vật rơi đến độ cao 1,5m, g = 9,8m/s2.
Bài 32: Một vật có m = 100g được ném thẳng đứng với v = 10m/s. Tính Wd, Wt của vật sau khi ném 0,5s, g = 9,8m/s2.
Bài 33: Một hòn bi m = 25g được ném thẳng đứng lên cao với v = 4,5m/s từ độ cao 1,5m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng tại mặt đất, g = 10m/s2.
a, Tính Wđ, Wt, W tại lúc ném vật.
b, Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được.
Bài 34: Vật m = 2,5kg được thả rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất, g = 10m/s2.
a, Tính động năng lúc chạm đất.
b, Ở độ cao nào vật có Wd = 5.Wt.
Bài 35: Một vật được ném đứng lên cao với vận tốc 2 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
a, Tính độ cao cực đại mà vật lên tới. (ĐS: 0,2 m)
b, Ở độ cao nào thì động năng bằng thế năng. (ĐS: 0,1 m)
Bài 36: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 25 m. Lấy g = 10 m/s2.
a, Xác định vận tốc của vật lúc vừa chạm đất (ĐS: 22,36 m/s)
b, Xác định vận tốc tại điểm C mà tại đó thế năng bằng nửa động năng.(ĐS: 18,25 m/s)
Bài 37: Một hòn đá có khối lượng 400 g rơi tự do và có động năng bằng 12,8 J khi chạm đất. Bỏ qua lực cản của không khí
a, Tìm vận tốc của hòn đá khi chạm đất và cho biết hòn đá được thả rơi từ độ cao bao nhiêu? (ĐS: 8 m/s ; 3,2 m)
b, Xác định độ cao của hòn đá mà tại đó vật có thế năng bằng 3 lần động năng.
Bài 38: Một vật có khối lượng 2 kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng AB dài 10 m và nghiêng 450 so với mặt phẳng ngang.
a, Tính vận tốc và động năng của vật ở chân mặt phẳng nghiêng
b, Tính vận tốc của vật tại điểm C là trung điểm của AB.
c, Tính độ cao của điểm D so với mặt phẳng ngang biết tại đó động năng bằng nửa thế năng.
Câu 1: Theo nguyên lý II nhiệt động lực học thì:
A. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật lạnh hơn
B. Động cơ nhiệt có thể chuyển hóa toàn bộ phần nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
C. Quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịch
D. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn
Câu 2: Năng lượng mà vật có được do chuyển động gọi là
A. Thế năng. B. Động lượng. C. Động năng D. Cơ năng
Câu 3: Hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học là
A. ΔU = Q - A B. Q = A + ΔU C. A = Q + ΔU D. Q + A = ΔU
Câu 4: Định luật Bôi lơ – Mari ốt áp dụng cho quá trình nào:
A. Đẳng quá trình B. Đẳng tích C. Đắng nhiệt D. Đẳng áp
Câu 5: Động năng được tính bằng biểu thức:
A. Wđ = mv2/2 B. Wđ = mv/2 C. Wđ = m2v/2 D. Wđ = m2v2/2
Câu 6: Hệ số nở dài của một chất rắn, phụ thuộc vào yếu tố nào:
A. Nhiệt độ
B. Bản chất và nhiệt độ của chất rắn.
C. Chất liệu của chất rắn.
D. Môi trường bên ngoài và bản chất của chất rắn
nguyen thi vang