Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát
Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?
A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh
Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo
Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên
Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?
A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng
Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm
Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?
A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
Một mái nhà hạnh phúc luôn là mong muốn của nhiều ngừoi, và thật sung sứong biết bao khi tôi đang lớn lên trong tình yêu thưong của ngừoi thân. Tôi yêu ba, yêu mẹ, yêu anh, yêu em, nhưng yêu nhất là ngừoi bà đã khuất của tôi- ngừoi luôn yêu thưong và quan tâm tôi từ ngày còn bé.
Bà hiện lên trong kí ức tôi với gưong mặt hiền từ và đôi mắt sâu lõm bên dứoi vầng trán cao đã có nếp nhăn hằng lên trên đấy, lộ rõ sự khắc khổ qua năm tháng. Mái tóc bạc trắng đựoc bà búi lên trông thật gọn gàng. Bà tôi rất hay cừoi. Nụ cừoi của bà làm sáng lên vẻ phúc hậu và nét đẹp lão cho khuôn mặt dù tuổi đã ngoài tám mưoi. Làn da nhăn nheo với những đốm đồi mồi vì tuổi tác. Tay chân bà không còn khỏe như trứoc nữa. Ôi! Sao mà thấy thưong bà thế!
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày còn nhỏ, cùng bà đi trên con đừong làng vắng vẻ. Ánh nắng ban mai ôm ấp lấy hai bà cháu, bóng tre xanh bên đừong như đang mở lối, còn những chú chim thì ngân nga đâu đó khúc hát chào ông mặt trời. Tôi vui vẻ trong vòng tay yêu thưong của bà, cùng bà cất những bứoc chân đến ngôi trừong mẫu giáo ở cuối xóm. Thích lắm những khi đựoc bà trao cho cái kẹo, cái bánh. Bà là vậy đấy! Luôn dành những thứ ngọt ngào nhất cho tôi! Và hạnh phúc nhất là vào những đêm trăng sáng! Bà hay dẫn tôi ra trứoc thềm nhà, đặt tôi tựa đầu trong vòng tay bà rồi kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích dưói ánh trăng sáng mờ và bóng hàng dừa trứoc nhà. Lời bà ấm áp, nhẹ nhàng đưa tôi vào giấc ngủ ngon nhất giữa cảnh trăng và tiếng gió thổi vi vu trên những tàu dừa cao chót vót giữa sự tĩnh lặng của mọi vật. Bàn tay bà nhẹ nhàng vuốt lên tóc tôi thật trìu mến. Tôi thấy sao mà ấm áp quá! Bà yêu tôi, luôn quan tâm tôi từ ngày còn bé như thế đấy! Bà chẳng khi nào giận dữ với tôi cả. Khi tôi vui hay làm điều gì tốt thì bà luôn cừoi và động viên tôi tiếp tục cố gắng. Còn khi tôi làm sai việc gì thì bà nhẹ nhàng nhắc nhở, rồi cũng cừoi với tôi- nụ cừoi của bà đầy khích lệ và niềm tin vào tôi.
Tôi nghĩ đến bà trong cuộc sống. Cứ mỗi lần vấp ngã hay thất vọng, tôi lại nhìn về nụ cừoi của bà trong ảnh là lại có thêm nghị lực để vưon lên và vựot qua tất cả. Ánh mắt bà nhìn tôi như ẩn chứa điều gì đấy. làm cho tôi lại chợt nhớ đến những lời động viên, khích lệ của bà ngày trứoc để tiếp tục cố gắng và hình ảnh của bà luôn bên tôi như ngày còn bé. Tôi đã gặp bà trong mơ, bà nhìn tôi và vẫn nở nụ cừoi như ngày trứoc.
Mai này lớn lên, tôi vẫn sẽ không quên những kỉ niệm bên bà. Dù thời gian có trôi xa đến đâu, dù mọi vật có đổi thay như thế nào thì tôi vẫn yêu bà, tình cảm đó là vĩnh cửu và sẽ không mờ nhạt. Hình ảnh của bà và nụ cừoi mà bà dành cho tôi sẽ mãi trở thành động lực để tôi vưon lên trong những khó khăn vô vàng của cuộc sống, vẫn là hình ảnh mà tôi yêu nhất. Mong sao ở thế giới bên kia bà sẽ luôn vui vẻ dù không có tôi ở cạnh.
Bà bây giờ đã ở thế giới rất xa, đã không còn bên tôi như ngày trứoc nữa. Với tôi, bà như bà tiên trong truyện cổ tích. Bà đã đem đến cho tôi những điều kì diệu và những phút giây tuyệt vời trong suốt một thời tuổi thơ. Trong cuộc sống, có lẽ khi ngưòi mà ta yêu quí nhất ra đi thì ngừoi ta rất dễ gục ngã! Nhưng tôi thì không! Tôi tin rằng bà ở trên thiên đàng đang nhìn theo tôi, dõi theo bứoc tôi trên cuộc đời. Tôi sẽ luôn học thật giỏi để bà đựoc vui lòng nơi phưong trời xa kia. Tôi muốn kêu lên thật to: "Bà ơi! Cháu nhớ bà!" để gió mang những tình cảm của tôi đến với bà- người tôi yêu nhất.
Đã hơn 10 năm nhưng hình ảnh và lời nói của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức tôi. Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường. Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ. Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường xá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ. Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh. Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy – một ngôi nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà bé nhỏ ấy chứa đựng tấm lòng yêu thương bao la của thầy tôi. Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn tin rằng các học trò của thầy sẽ xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Niềm tin của thầy truyền sang niềm tin của chúng tôi – những đứa học trò nghèo chan chứa bao nhiêu là ước mơ và hoài bão. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài.
Riêng với tôi, tôi vẫn nhớ mãi những lần được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi của thầy tôi. Tôi không sao quên được hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cũ kĩ cứ kêu “kót két” theo từng vòng quay. Thế mà chỉ cần ngồi sau lưng thầy, con đường dài dường như ngắn lại; cái nóng của buổi trưa nắng gắt dường như cũng mát dịu hẳn đi. Nhìn lưng thầy ướt đẫm mồi hôi mà miệng vẫn vui cười. Ôi! Sao mà nhớ thầy đến thế! Trên con đường dài với lắm gập ghềnh, thầy và tôi cùng nhau trò chuyện nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật gần gũi và thân thiết như một người bạn lớn. Có lần thầy hỏi tôi rằng: “Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”. Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn nói, chỉ khẻ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng “trên đường con đi sau này sẽ có nhiều “bông hoa” như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy cơ hội để con có thể tiến xa hơn”. Và khi đó tôi mới hiểu điều thầy muốn nói, lời nói của thầy đã cổ vũ tôi đủ can đảm bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành phố học tốt hơn. Đúng là thầy tôi, lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và làm người ta yên lòng lắm. Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa. Thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp thầy đã dành cho tôi. Đó là những lời dạy dỗ quý báu cổ vũ tôi trong những tháng năm dài. Gần 10 năm nay ít có dịp về thăm thầy cũ. Ngôi trường làng ngày xưa đã tàn phai ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn. Nhưng dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương.
Đối với tôi, “người thầy năm xưa” là biểu tượng của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy tôi là sự hy sinh cao cả xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn mãi mãi kính trọng và biết ơn “người thầy giáo năm xưa”.
Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát.
Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:
— À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.
Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó.
Xiu khẽ lên tiếng:
— Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi...
- ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi.
Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp:
— Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.
- Vẽ... Nhưng...
- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.
— Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin.
Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:
— Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé.
Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà.
Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:
- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào...
- Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!
— Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!
- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!
— Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công.
Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên.
Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men.
Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng.
Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.
— Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên.
Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại.
Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:
— ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ!
Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:
— Ôi, là hai người vê đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu...
Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...
Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát. Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:
— À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.
Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó. Xiu khẽ lên tiếng:
— Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi... - ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi. Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp: — Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.
- Vẽ... Nhưng...
- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.
— Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết
. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin. Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:
— Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé. Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà. Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:
- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào... - Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!
— Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!
- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!
— Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công.
Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên. Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men. Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng. Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.
— Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên. Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại.
Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:
— ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ!
Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:
— Ôi, là hai người vê đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu... Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...
Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.
Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.
Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.
Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.
Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.
1. Mở bài
- Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
- Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.
2. Thân bài
a/ Lịch sử chiếc áo dài
- Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
- Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.
- Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy để tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho phụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.
- Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.
- Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
- Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.
- Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.
b/ Cấu tạo
* Các bộ phận
- Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.
- Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
- Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
- Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.
* Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài: Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,... màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.
c/ Công dụng: Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,... Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.
d/ Bảo quản: Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp. Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc. Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.
3. Kết bài: Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: Dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?
-Miêu tả theo trình tự thời gian
Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...
Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.
Các bạn ai ai cũng đều có ít một người bạn chứ?Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó.Ôi Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
- Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch.
- Thân bài: Lợi ích cụ thể của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
+ Vể thể chất, tham quan, du lịch khiến cho học sinh thêm khỏe mạnh.
+ Về tình cảm, tham quan, du lịch giúp học sinh tìm thấm được những niêm vui cho bản thân, có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
+ Về kiến thức, tham quan, du lịch giúp học sinh hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường qua những điều mắt thấy tai nghe; thêm nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
- Kết bài: Khẳng định tác dụng của tham quan, du lịch.
lớp 8 các bạn nhé