Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.Còn bánh giầy với hình tròn, màu trắng nõn, mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời, người Việt xưa quan niệm rằng bầu trời là nơi cư ngụ của thần linh vì vậy bánh giầy thường được dùng để tế trời, tế thần cầu mong thời tiết thuận lợi, cho một năm ấm no.Bánh chưng, bánh giầy đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh mỗi dịp giao thừa đón năm mới.
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là:
Trả lời
- Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bánh chưng,bánh giầy gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
Ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng để cúng gia tiên. Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời mà có lẽ mãi mãi về sau cũng không thể biến mất trong tâm thức người Việt.
- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Bánh chưng, bánh giầy là những loại bánh được dùng phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt là những ngày lễ tết. Hai loại bánh này tượng trưng cho trời và đất cùng dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên với mâm ngũ quả để tỏ lòng thành kính với những người đã khứat. Khi ăn cái bánh chưng, bánh giày ta cảm nhận được vị ngọt, thơm, bùi của lúa, gạo, của cốm đọng lại trọng cổ họng chúng ta. Trong bánh chưng có thịt, có đỗ, có nếp, ngoài ra một số nhà còn cho hành vào tượng trưng cho mọi yếu tố quyết định sự thành công, thịnh vượng của họ trong năm mới. Còn bánh dày có màu trắng, ăn với cặp giò thì tuyệt vời , có ý nghĩa là mong cho mọi việc làm được tròn trịa và đầy đủ.
Bánh chưng – món ăn độc đáo của dân tộc
1. Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian ( nhân vật chính - Lang Liêu - trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và nối ngôi vua, v.v...).
3. - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
4. Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
5. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con :
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;
- Dạy cho con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;
- Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
Truyện Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.
Tục ngữ : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
6. Đoạn văn :
Mẹ tôi ba mươi bảy tuổi, là y sĩ trạm xá xã Vinh Quang. Mẹ tốt nghiệp trường Trung cấp y sĩ Hải Phòng thuộc chuyên khoa Sản. Sáng sớm, mẹ đã đi xe đến trạm xá. Chiều tối, mẹ mới về nhà. Mẹ khám bệnh, tiêm thuốc, săn sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Vào mùa dịch bệnh hoặc gặp các ca đẻ khó, đẻ non, mẹ phải làm suốt đêm ngày. Mỗi lần tiễn một sản phụ mẹ tròn con vuông từ trạm xá ra về, mẹ vui lắm. Các bà, các chị ở xã tôi, mỗi khi gặp mẹ đều rất vui và gọi là "cô Hằng" một cách quý mến.
Không còn cách giải thích nào khác nhưng nếu có thể tóm tắt các ý trên thành với nhau thì sẽ mang lại ý nghĩa sâu sắc hơn.
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Bánh giầy là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn.
Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.[3]
Các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như Tày, Mường cũng có bánh giầy; tuy rằng họ không gói bánh chưng. Thay cho bánh chưng, họ gói bánh ú hay bánh tét, loại bánh hình tròn dài, mà theo giải thích của Trần Quốc Vượng là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng phồn thực.
Trong tiếng Việt có một câu chúng ta mới nghe qua thì thấy nó có vẻ khá vô lý và ngộ nghĩnh, đó là câu thành ngữ “Mẹ tròn con vuông”.
Hàm ý “Một trường hợp sinh sản tốt đẹp bình thường, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh. Đứa nhỏ không bị dị tật gì. Một kết quả đúng như người ta trông đợi.” Câu thành ngữ này nếu đem dịch nguyên văn ra tiếng nước ngoài, nhất là các ngôn ngữ Tây phương sẽ rất khó truyền đạt được cái ý nghĩa “tốt lành” của nó đến người nghe. Đơn giản là vì người Tây phương họ không có chung nhiều khái niệm về văn hóa và triết lý với chúng ta. Đối với họ, “vuông tròn” không mang một ý nghĩa hảo hợp, nếu không nói là còn không dung nạp được nhau. Về phương diện kỷ hà học, đó là những hình thể khác hẳn nhau. Nếu đặt cạnh nhau chỉ gợi ra ý tương phản. Đặt vào nhau không khớp.
Trái lại, trong văn hóa Việt Nam, hai hình thể đó trong nhiều trường hợp đi đôi, gắn liền với nhau lại biểu thị cho một sự kết hợp thuận lẽ trời, và cho ra một kết quả tốt lành.
Vì sao vậy? Đương nhiên, điều nghịch lý đó phải mang một ý nghĩa tích cực có thể giải thích được. Nó phải bắt nguồn từ những khái niệm cơ bản xuất phát từ trong dân gian; được người đời chấp nhận như những yếu tố cấu thành tốt đẹp. Cái “thiện căn” ấy khi được kết hợp sẽ cho ra những thành tố thiện. Thật vậy, sinh hoạt văn hóa Việt ảnh hưởng sâu đậm của ba tôn giáo lớn hiện hữu từ lâu đời trong đời sống dân chúng. Ảnh hưởng của “Tam giáo” (Phật, Lão, Khổng) tiềm tàng trong nền nếp sinh hoạt, trong ngôn ngữ dân gian. Thấm vào da thịt, luân lưu trong huyết quản người Việt chúng ta. Tam giáo có tiến trình thâm nhập từ hàng ngàn năm. Lý nhân quả trong nhà Phật được chấp nhận như một tiền đề của nhiều quan niệm sống trong dân gian. Do đó, từ những nhân tố được thừa nhận là tốt đẹp dẫn đến thành tố tốt lành theo định luật nhân quả: Cây nào quả nấy, hay cha nào con nấy là điều tất nhiên.
Vậy thì khái niệm vuông tròn dựa trên cái gì để trở thành các yếu tố “cơ bản thiện” trong triết lý cũng như văn hóa Việt? Trước hết, tưởng không cần phải đi truy tầm đâu cho xa. Ta hãy lấy ngay những câu chuyện mô tả sinh hoạt văn hóa để tìm hiểu nguồn gốc những khái niệm cơ bản này. Chứng cứ đầu tiên có thể rút ra từ câu chuyện bánh chưng bánh dày. Sự tích mang tính lịch sử này rất nhiều người đã biết. Nó xuất phát từ câu chuyện một vị Vua Hùng, dòng vua đầu tiên của giống Việt. Câu chuyện kể lại việc nhà vua “ra đề thi” cho các con để chọn người kế vị. Một trong những người con, vốn cảnh nhà đạm bạc, không có cao lương mỹ vị để dâng vua cha, nên mới sáng chế ra hai thứ bánh chưng bánh dày để làm quà dâng cha mẹ. Hai thứ bánh đơn sơ và đầy tính dân dã ấy đã được nhà vua nhiệt liệt khen ngợi tán thưởng. Và ông hoàng bé được vua cha truyền ngôi. Dĩ nhiên để được vua cha chấp nhận, ông hoàng con phải mặc cho hai món bánh đơn sơ ấy một ý nghĩa nào đó mà vua cha nghe chẳng những “lọt tai” mà còn đồng ý là nó mang một ý nghĩa cao đẹp tuyệt vời mới mong được thừa nhận và truyền ngôi cho.
Ai cũng biết, bánh chưng có hình vuông, bánh dày hình tròn. Bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Theo quan niệm cổ, từ Đông sang Tây, người ta vẫn tin rằng trái đất là một phiến phẳng hình vuông. Còn trời là một cái quả tròn rỗng như cái chuông chụp lên cái phiến đất hình vuông, trong đó vạn vật gồm cả con người sinh sống. Theo quan niệm đó, khi ta đi bộ hay đi thuyền, nếu cứ đi mãi, có lúc người ta sẽ tới cùng trời cuối đất và rơi vào khoảng không vô tận. Trời đất là hai khái niệm đầu tiên về thế giới quan.
Chẳng những thế, trời đất còn mang ý nghĩa của nguồn gốc sự sống, sinh vật. Những câu nói như “Trời đất sinh ra ta”, “Ông Trời” vừa nhân cách hóa hai thực thể tự nhiên vừa hàm ý giải thích nguồn cội con người. Trời là cha, Đất là mẹ. Gặp nguy biến, lúc đau khổ người ta nghĩ đến hai đấng sinh thành. Họ kêu lên “Trời đất ơi!” Hoặc đôi khi cả Trời đất lẫn cha mẹ “Trời đất cha mẹ ơi!” Trong vũ trụ quan của người Á Đông, khái niệm vuông tròn chính là khái niệm về Trời Đất, về Càn Khôn, về Âm Dương. Trong kiến trúc Đông phương, bao giờ cũng là những đường nét pha trộn giữa Âm và Dương. Ngoài những đường thẳng cần thiết phải có, bao giờ người ta cũng đưa những đường cong, những vòng tròn vào, để tạo nên một tổng thể hài hòa giữa Âm và Dương. Cái mái ngói cong cong, cái cửa sổ tròn. Trong kiến trúc Tây phương ít khi ta gặp những đường nét tròn như thế. Nhà cửa theo kiến trúc Tây phương phần lớn có dạng hình hộp là vậy. Dưới thời phong kiến, những đồng tiền kẽm lưu hành trong triều Nguyễn chẳng hạn có hình dáng mang ý nghĩa của càn khôn. Đồng tiền kẽm hình tròn, chính giữa có cái lỗ hình vuông, bốn góc có bốn chữ nho nằm bên mỗi cạnh hình vuông. Cái lỗ vuông là để người ta xỏ dây xâu thành từng xâu khi cất giữ hoặc mang trong người cho tiện. Mua bán gì thì cởi đầu dây, lấy ra từng đồng mà chi trả. Khi thiết kế mẫu tiền có thể người ta đã gửi gấm vào hình thể đồng tiền cái ngụ ý công ơn của triều đình, tức như cha mẹ, đối với thần dân. Quan đã là cha mẹ dân rồi, nói chi vua. Hoàng hậu được coi là bậc mẫu nghi thiên hạ, và hai tiếng “con dân” chẳng phải hàm cái ý đó sao? Ngoài ra, cái hình thể vuông tròn còn chứa đựng sự mong muốn chúc tụng vương triều sẽ trường cửu như trời đất.
Trong mắt một người bình thường không có gì tốt đẹp hoàn hảo hơn cha và mẹ. Trời đất ngoài khái niệm là cha mẹ, còn mang ý nghĩa lâu bền vĩnh cửu, hoặc rộng lớn phong phú dồi dào vô kể.
Những câu nói như “Công ơn cha mẹ như trời như biển”, “Sống lâu cùng trời đất” v.v... Chứng minh điều đó. Trời đất thường đi đôi với nhau, kết hợp thành một khái niệm thiện, tốt lành, trường cửu. Từ khái niệm “Trời Đất” trở ngược lại khái niệm “vuông tròn” phải chăng người ta muốn làm cho cái khái niệm trên trở thành gần gũi với cuộc sống hơn.
Từ khái niệm vuông tròn biểu trưng của Trời Đất, đến khái niệm vuông tròn của Âm Dương có một sự khác biệt: tròn tượng trưng cho Âm tính, vuông tiêu biểu cho Dương tính. Điều này sẽ được chứng minh bằng những thí dụ tiếp sau đây. Tuy nhiên, sự kết hợp hài hòa giữa Âm Dương bao giờ cũng được xem là một kết hợp thuận tự nhiên. Một kết hợp như thế luôn luôn mang lại kết quả tốt đẹp. Một khái niệm thiện. Hãy lấy một thí dụ, câu tục ngữ “Đầu tròn gót vuông”. Theo quan niệm trong Đông y, cơ thể con người ta nửa phần trên, tận cùng bằng cái đầu mang tính Âm (đầu tròn). Phần dưới tận cùng bằng đôi chân (gót vuông), mang tính Dương. Khi một người bị bệnh, thày thuốc sờ đầu sờ chân, thấy đầu mát (Âm), chân ấm (Dương) là thuận Âm Dương, không có gì phải ngại. Nếu ngược lại là không ổn. Các thày thuốc cũng khuyên nên luôn luôn giữ cho cái đầu mát và đôi chân ấm thì sẽ được khỏe mạnh.
Chỉ một trong hai cái ấy không tạo được hiệu ứng tương tự. Vuông đứng một mình chỉ là vuông. Tròn đi một mình chỉ là tròn. Nhưng “vuông tròn” sẽ tạo nên khái niệm trời đất, Âm Dương hài hòa, mang tính “Thiện”, hảo hợp và trường cửu. Khi nói “mẹ tròn con vuông” là người ta muốn nói một kết quả tốt đẹp. Chứ mẹ đâu có tròn. Trong thời gian đang mang bầu thì còn cái bụng tròn. Nhưng sau khi sanh rồi đâu còn tròn nữa. Còn con thì nhất định không thể vuông được. Trên thực tế, nếu một sản phụ không may đẻ ra một đứa trẻ có hình dạng thực sự vuông là điều thậm vô phúc. Cả mẹ lẫn con sẽ trở thành đề tài thời sự ngay.
Thử hình dung ra tình cảnh của hai trường hợp sinh đẻ. Nếu bác sĩ ra báo cho ông bố bằng câu sau đây: “Bà nhà sanh rồi. Mẹ tròn con vuông. Chúc mừng ông” thì là bình thường. Nhưng nếu câu nói chỉ thiếu đi một chút xíu thôi: “Xin báo cho ông rõ. Bà nhà sinh rồi. Đứa trẻ vuông”. Chắc có lẽ ông bố sẽ choáng váng mặt mày, xỉu liền tại chỗ.
Chẳng hạn như trong câu nói sau đây: “Anh chị tính sao thì tính. Miễn sao mọi sự vuông tròn là được.” Câu nói hàm ý miễn sao kết quả tốt đẹp, không có gì trục trặc, điều tiếng là được.
Hãy lấy một câu khác: “Trăm năm tính chuyện vuông tròn”, “Chuyện vuông tròn” là chuyện lứa đôi, chuyện âm dương kết hợp để tồn tại và tiếp nối dòng sinh hóa.
Có âm dương, có vợ chồng
Dẫu rằng thiên địa cũng vòng phu thê
Hoặc:
Đấy mà xử ngãi (nghĩa) vuông tròn
Ngàn năm ly biệt vẫn còn đợi trông (Ca dao)
“Ngãi vuông tròn” là nghĩa vợ chồng, nghĩa thủy chung.
Đó là chuyện ăn đời ở kiếp với nhau. Ngoài khái niệm vuông tròn là đất trời, là mẹ cha, là trường cửu. Như trên đã viết, khái niệm vuông tròn còn là âm dương, nam nữ, vợ chồng. Chỉ khác một điều là trong sự tích bánh chưng bánh dày, nếu trời có hình ảnh tượng trưng là tròn, đất có hình vuông. Thì trong quan niệm về hai giới tính nam nữ, đực cái, âm dương, vuông lại thường tiêu biểu cho nam tính, và tròn tiêu biểu cho nữ tính.
Phụ nữ thân thể phải tròn trịa, chứa đựng nhiều đường cong mới đẹp, mới tiêu biểu cho nữ tính. Đàn bà con gái mặt mũi người ngợm nhiều nét gẫy, nhiều góc vuông quá đương nhiên trông không hấp dẫn tí nào, chưa nói là rất thô. Một thân thể như thế thường xương nhiều thịt ít. Nếu không to xương thì cũng quá gầy. Mình hạc cũng được nhưng phải xương mai. Còn những chỗ khác đặc biệt trời dành riêng cho nữ giới như một thứ vũ khí dùng để chinh phục nam giới thì dứt khoát là phải tròn. Nếu không phải là một vòng tròn khép kín như đôi gò bồng đảo, mà trong văn chương có khi được ví von như cặp dừa xiêm, hai trái bưởi, hoặc trái banh v.v... thì cũng phải là một phần của vòng tròn. Những đường cong. Chứ không được gẫy. Hãy nhìn những cô người mẫu thì biết. Cô nào cô nấy ốm tong ốm teo, nhưng ngực và mông thì cứ ngồn ngộn. Còn đối với các bà các cô bình thường, ai có sẵn, nhưng không nhiều, thì dùng thủ thuật đùn lên cho cao, mà mắt thiên hạ. Nếu chẳng may không có thì mượn cái ở ngoài đưa vào cho có. Khi làm như thế chẳng qua họ chỉ muốn khẳng định cái nữ tính của mình mà thôi. Chẳng có gì khiến các ông phải phàn nàn việc các bà đi đến các mỹ viện giải phẫu thẩm mỹ..
Khuôn mặt của Thúy Vân trong Đoạn Trường Tân Thanh: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, cho dẫu không đẹp lắm, nhưng phúc hậu. Trong khoa tướng số, phúc hậu cũng là một khía cạnh đẹp của phụ nữ. Khuôn mặt tròn có thể không đẹp bằng khuôn mặt trái xoan, nhưng phúc hậu. Vẻ đẹp của phụ nữ có nhiều loại; đẹp lộng lẫy, đẹp sắc xảo, đẹp phúc hậu. Đẹp phúc hậu là vẻ đẹp vượng phu ích tử (chồng con nhờ đó mà phất lên). Muốn biết rành về chuyện này, phải đọc cụ Vũ Tài Lục. Đàn bà mặt mũi gồ ghề chẳng những không có vẻ hiền hậu thùy mị, mà còn bị xem như khuôn mặt khắc sát (chồng con). Cho nên mặc dù Thúy Kiều đẹp hơn em, nhưng Thúy Vân cũng không kém là bao. Ở chỗ: “Kiều càng sắc xảo mặn mà”, tuy so với Thúy Vân: “So bề tài sắc lại là phần hơn.” Kiều đẹp hơn. Vì nàng có nhân dáng của một cô “mô đồ” ngày nay, “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Đành rằng thế. Nhưng so ra Thúy Vân không kém chị nhiều lắm. Vì thi hào đã khẳng định “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.
Ngược lại, nét vuông trên thân thể đàn ông lại được xem như ưu điểm. Mặt vuông chữ điền là bảnh trai. Đàn ông miệng vuông là kẻ thét ra quyền uy. Nếu đàn bà mặt mũi thân hình gồ ghề là không tốt thì ở đàn ông lại là một nét hấp dẫn. Đàn ông không cần có khuôn mặt phúc hậu, mà cần “gồ ghề”; tức nhiều nét vuông. Từ mặt cho đến vai. Đàn bà mặt tròn, cổ tròn, đôi gò bồng đảo, mông miếc gì cũng phải tròn trịa thì mới hấp dẫn. Ngược lại, đàn ông hấp dẫn phải có một bộ ngực vạm vỡ, nhưng khuôn ngực phải vuông, mới ngầu. Đàn ông mà ngực cũng tròn trịa như đàn bà thì trông bẩn lắm. Đàn ông to vú chẳng khác gì đàn bà rậm râu. Đó là một chứng trạng cho thấy anh đàn ông phát triển bất bình thường, cơ thể nhiều chất oestrogen (Kích thích tố nữ). Còn nếu không, thì cũng là một anh chàng bệu, lười luyện tập. Vai u thịt bắp nếu không phải ưu điểm tuyệt đối của đàn ông con trai thì nó cũng hứa hẹn anh ta nhiều khả năng bảo vệ phụ nữ khi cần.
Tả người phụ nữ, các nhà văn thường cho nàng những đường nét tròn trịa. Nhưng một anh đàn ông tròn trịa rất nhiều khi chỉ gợi ra cái ý niệm mập béo phì nộn mà thôi.
“Có mực anh tình phụ son,
Có kẻ đẹp tròn, anh phụ người duyên”
(Ca dao)
Người Á đông nói chung, người Nhật nói riêng, họ thấu hiểu được vẻ hấp dẫn của những đường cong nên từ những đường nét trong kiến trúc, trang trí đến hình dáng các vật dụng họ sử dụng khá nhiều những đường cong. Chiếc xe hơi của Nhật ngoài ưu điểm máy móc bền, tốt còn một điểm khác hấp dẫn người mua, nhất là dân châu Á, đó là cái hình dáng thon thả nhiều đường cong hơn nét gẫy của nó. Ta gọi cái xe, với tiếng “cái” đi trước; hẳn cũng hàm cái ý giống cái của nó. Cũng có khi xe được gọi là “con” như “con xe” trong bàn cờ tướng (Thí con chốt, hốt con xe, chẳng hạn). Nhưng khi xe được gọi với tiếng “con” thì lại khác. Đó là một thứ xe để ra trận đánh nhau. Mà nói đến trận mạc là nói đến đàn ông con trai, nói đến cái dương tính của nó.
Ngày chưa mất nước, những chiếc xe hơi đầu tiên lắp ráp ở Việt Nam là chiếc xe La Dalat. Có thể nói người thiết kế hình dáng chiếc xe kém về khoa thẩm mỹ. Nghe nói công ty gốc là hãng Citroen, cung cấp máy móc. Còn phần thân xe làm tại Việt Nam. Nhìn chiếc xe La Dalat thấy không mấy cảm tình, vì cái dáng thô kệch, nhiều nét gẫy tạo ra những góc vuông, rất ít đường cong của nó.
Ở một khía cạnh khác, tròn còn mang ý nghĩa là trọn vẹn, đầy đủ.
“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Tròn đây chính là trọn vẹn, đầy đủ. Làm tròn bổn phận vừa là cách nói trại, vừa hàm cái ý trọn vẹn.
Người viết thủa trước vốn từng có thời khoác áo lính. Nên tiện đây cũng xin ghi lại những chiêm nghiệm thực tiễn về những nét gẫy, những hình thể vuông vức góc cạnh tiêu biểu cho tính cách mạnh mẽ của nam giới. Những vị nào từng xuất thân từ các quân trường đào tạo sĩ quan như Trường Võ Bị Đà-Lạt, Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, Trường Thủ Đức v.v... đều biết. Ở giai đoạn sơ khởi gọi là “Thời kỳ huấn nhục”, hay thời kỳ “Tân khóa sinh”, tại các quân trường kể trên người ta áp dụng một lề lối sinh hoạt tạm gọi là “sinh hoạt vuông góc” để đào luyện người thanh niên dân sự trở thành một người lính với nam tính mạnh mẽ. Trong thời kỳ này, ngoài những huấn luyện về thể chất, về nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, về đạo đức chiến tranh, người thanh niên được rèn luyện một cung cách sống “vuông góc”. Đi đứng vuông góc, ngồi vuông góc. Thậm chí đưa chén cơm lên miệng ăn cũng phải theo một động tác vuông góc. Mọi sắp xếp trong phòng người Tân khóa sinh, từ gối chăn, áo quần, sách vở đều phải theo một lề lối chặt chẽ về vuông góc.
Để làm gì vậy? Mục đích của sự rèn luyện trên chính là để dần dần từng bước biến đổi phong cách ẻo lả yếu ớt của một con người dân sự trở thành một nhân dáng đàn ông đích thực. Tạo ra những góc cạnh vuông vức trên thân thể và cả trong tâm hồn người sĩ quan tương lai. Những phần thân thể bọc đầy mỡ tròn trịa dần dần biến đi để thay vào đó những đường nét góc cạnh. Chân tay, ngực vai đều trở thành vuông vắn. Cằm bạnh ra (kết quả của động tác gặp cằm), mái tóc hớt theo kiểu “bàn chải” tạo thành khuôn mặt vuông chữ điền (tương đối). Những nét vuông đó tạo cho người thanh niên vẻ cứng cát, mạnh bạo, dứt khoát, đầy dương tính. Những nhân dáng “vuông góc” đó có sức hút rất mạnh đối với các nhân dáng tròn trịa nhiều đường cong của nữ giới. Âm dương đối cực hút lẫn nhau.
“Trai khôn tìm vợ chợ đông,
Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân” là thế.
Tóm lại, nếu không hiểu được, không có được cái nhãn quan tổng hợp của triết lý Đông phương, sẽ khó mà thâm cảm được cái “khái niệm vuông tròn” trong ngôn ngữ và văn hóa Việt.
Đi từ cái khái niệm sơ khởi về trời đất, đến quan niệm về Âm dương đối đãi, hàm chứa dung nạp lẫn nhau, sau cùng dẫn đến một khái niệm rốt ráo về một trật tự tự nhiên. Từ đó khái niệm vuông tròn mới có thể hàm chứa một sự kết hợp tốt đẹp, đó chính là cái khái niệm “Thiện” đầu tiên (bổn thiện) vậy.
Nguyễn Minh Quang chép mạng