Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1( trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Vua Hùng chọn người nối ngôi khi đất nước thanh bình và nhà vua đã già
- Ý định của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng
- Hình thức: thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi
Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong các con vua, chỉ Lang Liêu được giúp đỡ vì:
- Mẹ chàng trước kia bị vua ghẻ lạnh, Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi nhất
- Tuy là hoàng tử nhưng chàng ra khỏi cung vua, sống cuộc đời lương thiện bằng lao động.
- Lang Liêu hiểu được ý của thần, và tự sáng tạo thành hình của bánh.
Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương vì:
- Bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động
- Bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài
→ Vua hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ vua trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.
Câu 4 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:
- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu
- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông
- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Truyện Bánh chưng, bánh giầy có 6 sự việc chính, đó là những sự việc:
1. Vua Hùng lúc về già muốn chọn người nối ngôi .
2. Vua có hai mươi người con, không biết chọn ai cho xứng đáng liền ra lời thách đố.
3. Các lang đua nhau làm cỗ thật ngon mong làm vừa ý vua cha.
4 . Lang Liêu - con thứ mười tám là người thiệt thòi nhất, làm nghề trồng lúa, buồn vì không biết lấy gì để làm lễ cúng Tiên vương.
5. Thần mách bảo Lang Liêu lấy gạo làm bánh.
6. Bánh của Lang Liêu được chọn tế trời đất cùng Tiên vương. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua.
Đoạn 1: Từ đầu ... chứng giám : Vua Hùng chọn người nối ngôi.
Đoạn 2 : Tiếp ... hình tròn : Lang Liêu được Thần giúp đỡ.
Đoạn 3 : Lang Liêu nối ngôi vua và truyền thống làm bánh chưng ,bánh dày.
Đoạn 1: Từ đầu ....chứng giám : ý định truyền ngôi của vua
Đoạn 2: Tiếp...hình tròn: Lang Liêu và các hoàng tử làm lễ vật
Đoạn 3: Còn lại : Giải thích tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy
Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.Còn bánh giầy với hình tròn, màu trắng nõn, mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời, người Việt xưa quan niệm rằng bầu trời là nơi cư ngụ của thần linh vì vậy bánh giầy thường được dùng để tế trời, tế thần cầu mong thời tiết thuận lợi, cho một năm ấm no.Bánh chưng, bánh giầy đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh mỗi dịp giao thừa đón năm mới.
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là:
Trả lời
- Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bánh chưng,bánh giầy gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
Ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng để cúng gia tiên. Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời mà có lẽ mãi mãi về sau cũng không thể biến mất trong tâm thức người Việt.
Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.
Mk chỉ có thể viết dàn bài cho bạn được thôi nha
Mở bài:
+ Tự giới thiệu về bản thân: chiếc bánh chưng, thứ bánh không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc Việt Nam.
+ Gợi chuyện để kể về nguồn gốc của mình và bánh giầy.
Thân bài:
+ Chuyện Vua Hùng muốn tìm người nối ngôi và cách lựa chọn của nhà vua.
+ Chuyện các lang làm các món cao lương mĩ vị, nem công chả phượng để dâng lên vua cha.
+ Chuyện về số phận thiệt thòi của Lang Liêu.
+ Chuyện Lang Liêu nằm mộng được Bụt dạy cách làm loại bánh mới.
+ Chuyện Lang Liêu làm bánh dâng vua. Cách thức làm bánh cụ thể.
+ Chuyện vua Hùng chọn các món ăn của các lang và ngợi khen, chỉ ra ý nghĩa rồi đặt tên cho bánh chưng, bánh giầy của Lang Liêu.
Bánh Chưng bánh Dày
Kết bài:
+ Lang Liêu được chọn nốì ngôi vua; bánh chưng, bánh giầy trở thành thứ bánh không thể thiếu trong các ngày lễ Tết của dân tộc và là một món ăn ngon trong ngày thường.
+ Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy trong thời hiện đại.
sao bạn ko lên mạng tra xong thay đổi một vài ý
mik cg thế mà
chứ bây giờ mà viết ra nghĩ lâu lắm
Sự tích Bánh chưng, bánh giầy được chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu... Tiên vương chứng giám. Nhà vua thử thách các lang để chọn ra người xứng đáng nhất để nối vua cha
+ Đoạn 2 : Tiếp theo .... nặn hình tròn. Lang Liêu được thần giúp đỡ
+ Đoạn 3 : Còn lại. Lang Liêu là người nối vua cha, ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng bánh giầy và trở thành phong tục truyền thống