K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ mười sáu, có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Hai ông bà lão nổi tiếng là người hiền lành, đôn hậu ở làng Gióng nhưng không hiểu sao lại chịu sự không may mắn như vậy. Cho đến một ngày, khi bà lão đi ra đồng thì chợt thấy một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà lão đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, bà lão chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Ấy thế mà đứa trẻ đó từ khi sinh ra lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Hai ông bà từ mừng rỡ khi sinh được con đến lo lắng, buồn bã không hiểu sao lại như vậy.

   Lúc bấy giờ, giặc Ân tràn sang xâm lược nước ta. Chúng khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, tình cảnh đất nước lúc này đang ở thế "nghìn cân treo sợi tóc". Nhà vua sai sử giả đi rao tin khắp nơi, nhằm tìm người tài đứng lên cứu giúp đất nước. Sứ giả đi rao tin cuối cùng cũng đến làng Gióng. Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ: "Mẹ ơi, mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con". Thấy đứa con mình suốt bao nhiêu ngày tháng không nói, không cười bỗng dưng hôm nay lại cất tiếng gọi mẹ, hai ông bà lão mừng lắm, liền mời sứ giả vào ngay. 

Khi sứ giả vào nhà, cậu bé đã ngay lập tức yêu cầu sứ giả hãy về chuẩn bị đủ những vũ khí để đi đánh giặc: Ngựa sắt, áo sắt và tấm giáp sắt để phá tan lũ giặc xâm lược. Sứ giả mừng rỡ vội về tâu lên cho nhà vua chuẩn bị. Nhà vua cũng đồng ý theo lời của cậu bé.Càng lạ lùng thay, Thánh Gióng từ khi gặp được sứ giả của nhà vua thì lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ thổi bao nhiêu cậu ăn cũng không đủ no, quần áo chẳng mấy chốc đều chật hết cả. Cậu bé chẳng mấy chốc hóa thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, khí thế ngút trời.

   Chẳng bao lâu, nhà mua sai người đem đến đủ cả những thứ mà Gióng yêu cầu. Thánh Gióng lên đường đánh giặc ngay. Cậu đi đến đâu đánh bại quân giặc đến đấy. Khi kiếm gãy, Gióng liền nhổ một bụi cỏ bên đường, quật ngã bọn giặc ngoại xâm. Một hồi, ngựa của Thánh Gióng đã đến chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng liền cởi bộ giáp sắt đang mặc trên người ra mà bay thẳng lên trời. 

   Để nhớ đến công lao của Thánh Gióng, nhà vua đã cho người lập đền thờ của vị tướng này tại quê nhà của ông là làng Gióng. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều dấu tích năm xưa còn lưu lại và cứ tháng 4 hằng năm, người ta vẫn thường đến đền thờ Phù Đổng Thiên Vương để tưởng nhớ ông.

3 tháng 12 2016

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

3 tháng 12 2016

Các bạn có biết ta là ai ko ? Chắc các bạn đều biết ta chính là Thánh gióng , hôm nay, ta sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc đời của ta ở dưới hạ giới và ta đã đnahs ta quân xâm lược như thế nào nhé !

19 tháng 7 2019

THEO CHUYÊN MỤC VĂN MẪU :)

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

21 tháng 7 2019

Đó là vào thời Vua Hùng thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi chứ cui cút trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đêm, tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.

Chờ hết chín tháng mười ngày vẫn chưa sanh, ông nhà tôi lo quá. Nhưng đến tháng mười hai thì vợ chồng tôi đã có con. Chao ôi, một đứa bé mặt mũi khôi nhô như một tiên đồng. Chúng tôi mừng lắm. Nhưng chăm chút hoài mà thằng bé vẫn cứ như lúc lọt lòng. Đã ba năm tuổi mà nó không biết đi, không biết nói, biết cười.

Rồi một hôm loa sứ giả truyền tin giặc Ân đã đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng đang kén chọn người tài giỏi ra công giết giặc. Thằng bé nhà tôi bỗng níu tay áo, và nó cất tiếng: "Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vô đây cho con". Hai vợ chồng tôi bàng hoàng nhìn nhau, tôi vội chạy ra mời sứ giả vào nhà. Thằng bé mắt long lanh và nói sang sảng như phán truyền: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, áo giáp sắt, ta sẽ phá tan giặc!". Sứ giả sửng sốt rồi kính cẩn chào chúng tôi ra về. Tôi và chồng tôi chạy lại ôm con mà mừng khôn xiết. Từ đó thằng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Bà con lối xóm biết chuyện họ rất phấn khởi ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho thằng bé rất chu đáo. Ai cũng hi vọng Gióng sớm ra giết giặc trừ họa cho mọi người.

Giặc đã đến chân núi Châu Sơn. Mọi người hoảng hốt nhìn Gióng như cầu cứu. Cũng may nhà vua đã cho đưa đến con ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt. Thằng bé bỗng đứng dậy vươn vai một cái, nó to lớn và mạnh mẽ khác thường. Nó mặc giáp sắt, cầm roi sắt và leo lên ngựa sắt. Nó vỗ vào mông ngựa, ngựa hét vang phun một luồng bão lửa về phía trước. Trông thằng Gióng giờ đây oai phong lẫm liệt như tướng nhà Trời. Nó khẽ gật đầu chào mọi người rồi phi như bay ra nơi có giặc.

Nghe mấy người đi theo Gióng, cùng Gióng giết giặc kể lại thì nó đã cầm roi sắt tả xung hữu đột vào giặc chết như rạ. Đang xông xáo như vậy thì roi sắt va vào núi và bị gãy. Gióng nhà tôi mới nhổ bụi tre bên đường quật một đám tan quân còn lại. Nó truy đuổi giặc đến núi Minh Sóc và tại đây có cởi áo giáp sắt để ngay ngắn trên tảng đá rồi cùng ngựa sắt bay về Trời.

Mọi người đã lập đền thơ ngay trong làng. Và vua Hùng cũng phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương.

Nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy đấy.

Và bà con có biết không? Những ao hồ chi chít ở địa phương ta là dấu chân của con ngựa sắt ghê gớm mà Gióng cưỡi đấy. Tôi cũng muốn lưu ý mọi người cái làng Cháy hiện nay sở dĩ có tên gọi như vậy là do ngựa Gióng phun lựa và đốt trụi cả một làng. Cũng may là bà con đã chạy giặc hết rồi không thì thật là thảm họa.

Vợ chồng ta rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giặc bảo vệ cuộc sống ấm no cho mọi người. Chúng tôi thật tự hào bởi mỗi lúc ra đường mọi người đều kính nể và nói: "Hai người ấy là cha mẹ của Phù Đổng Thiên Vương đó". Đó bà con hãy chờ coi, thằng Gióng nhà tôi trước lúc bay về trời có nhắm rằng khi nào cha mẹ già yếu nó sẽ trở lại chăm sóc chúng tôi. Chúng tôi đang chờ và cái ngày ấy rồi sẽ đến thôi phải không bà con?

Nguồn : mạng.

=))

19 tháng 9 2018

Ở một làng nọ có một người phụ nữ đã luống tuổi mà chưa có chồng. Một hôm bà đi ra đồng thấy có dấu chân to và lạ bất thường. Bà thấy lạ bèn ướm thử chân mình vào dấu chân lạ đó. Thật kì lạ sau khi trở về nhà, bà mang bầu. 9 tháng mười ngày sau sinh ra một cậu bé kháu khỉnh mặt mũi thông minh đặt tên là Gióng.

Nhưng có một điều khác thường đó là Thánh Gióng 3 tuổi vẫn không biết nói. Trong khi những đứa trẻ khác đã nói sõi, chạy nhảy khỏe mạnh thì Gióng vẫn chỉ nằm im một chỗ,  một chữ cũng không thốt ra làm mẹ của Gióng lo lắng sốt ruột không nguôi về sự kì lại của đứa con của mình.

Ngày ấy, giặc Ân tràn vào nước ta mang lại bao đau khổ cho nhân dân. Chúng điên cuồng trà đạp đay nghiến cướp của giết người đem đến bao chết chóc tang thương cho người dân. Nhà vua lo lắng cho đất nước nên ra lệnh đi tìm người tài giúp nước mong đuổi được giặc dữ ra khổi đất nước trả lại bình yên cho nhân dân trong nước : “Sáu đời Hùng vận vừa suy, Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài”

Sứ giả đi khắp nơi không tìm được người, đến làng của Gióng, khi cậu bé ba tuổi vừa nghe tiếng sứ giả gọi loa đã bật dậy gọi mẹ mời sứ giả vào. Câu nói đầu tiên Gióng cất lên không phải tiếng gọi cha, gọi mẹ như bình thường mà đó lại là tiếng xin đánh giặc, chí khí ngút trời của một đứa trẻ kì lạ.

Người mẹ ngạc nhiên đến bất ngờ nhưng vẫn chiều lòng con đi gọi sứ giả vào. Sứ giả bước vào, Gióng xin được ra trận đánh giặc, xin nhà vua cấp cho một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cây roi sắt….Sứ giả thấy chuyện kì lạ mà có người tài giúp nước vui mừng khôn xiết về báo với nhà vua. Nhà vua ngay lập tức sai người gom sắt, mời những thợ rèn giỏi nhất trong nước để có thể làm những đồ Gióng yêu cầu.

 Lại nói về Gióng, từ ngày biết nói, bao nhiêu chuyện đã diễn ra khác thường. Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, quần áo mặc vào lại rách. Dân làng phải cùng nhau góp cơm góp gạo nuôi Gióng. Chỉ trong thoáng chốc, một cậu bé ngày nào đã trở thành một chàng trai khỏe mạnh vạm vỡ cường tráng hơn người.


 
Khi sứ giả mang những thứ Thánh Gióng cần đến, Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt vun vút lao vào quân giặc. Giặc dữ chống lại quyết liệt lao về phía Gióng. Gióng cưỡi ngựa sắt uy mãnh lao vun vút, ngựa đi đến đâu phun lửa giết giặc đến đó, xác quân giặc cháy thành tro bụi. Gióng đi đến đâu vung roi sắt giết giặc đến đó, xác giặc ngổn ngang khắp nơi. Đang chiến đấu với giặc thì roi sắt bị gãy, Gióng nhổ luôn bụi tre đằng ngà gần đó quật túi bụi vào quân giặc, quân giặc tan tác, tháo chạy không kịp.

Cuối cùng Gióng đã thắng được quân giặc, giặc Ân khiếp vía mà tháo chạy khỏi đất nước không dám quay đầu lại. Nhân dân hân hoan tung hô chiến công của Gióng. Từ nay về sau, bình yên sẽ quay trở lại với nhân dân nơi này, không còn bóng dáng quân thù khiếp vía nữa.

Dấu vết của cuộc chiến đấu giữa Gióng và giặc Ân vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay. Những vết chân ngựa sắt của Gióng dẫm đến đâu tạo thành những hồ lớn, bụi tre bị ngựa sắt phun lửa cháy trở thành những bụi trẻ ngả màu người ta gọi là tre đằng ngà.

Người dân nơi làng của Gióng sinh sống trồng được một giống cà ăn rất giòn và ngon. Quay trở lại với Gióng, cậu sbé làng Phù Đổng ngày nào đã thắng trận. Sau khi giặc Ân tan, Gióng quất roi cho ngựa quay đầu lại, hướng về phía làng vái chào mẹ một lạy rồi bay thẳng lên trời.

Người dân vẫn ca bài ca về chiến công anh dũng của cậu bé làng Phù Đổng:

Tinh anh dấu được khí kiền khôn,
Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn.
Nghe tiếng Hùng vương bẻn nảy việc,
Mảng danh, nghịch tặc đã kinh hồn.

Vua Hùng biết ơn đã phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, dân gian vẫn thường gọi là Thánh Gióng. Người dân trong nước nhớ ơn Thánh Gióng thờ phụng như một con người có ơn với đất nước, đời đời hương khói ghi công. Ở nơi Thánh Gióng sinh ra là Làng Phù Đổng đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích, các di tích lịch sử về chiến công hiển hách của vị anh hùng dân tộc.Thánh Gióng là tượng trưng cho sức mạnh Việt Nam đối chọi với lũ giặc hung bạo.

Tk mk nha

1 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú lại cường tráng, khỏe mạnh. Chàng vốn là thái tử trên trời cao, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của một cặp vợ chồng già tuy nghèo nhưng tốt bụng. Mẹ chàng mang thai vài năm, mãi đến chồng chết vẫn chưa sinh. Đến lúc chàng vừa khôn lớn, mẹ chàng cũng bỏ lại chàng một mình. Thế là Thạch Sanh côi cút sống một mình trong túp lều cũ bên gốc cây đa. Lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông. Thế nhưng dù vậy, chàng vẫn sống bình dị trong túp lều cũ của mình.

Một hôm chàng gặp Lý Thông - một tên hàng rượu và bị hắn dụ kết nghĩa huynh đệ, rồi chuyển đến nhà hắn sống. Thực chất là lợi dụng và bóc lột chàng. Rồi sau đó, hắn còn lừa chàng thay hắn đi nộp mạng cho chằn tinh ở miếu thờ. Nhờ có tài nghệ xuất chúng, Thạch Sanh tiêu diệt được chằn tinh, chặt đầu nó mang về nhà, còn có chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy vậy, Lý Thông lại lừa chàng con chằn tinh là của vua nuôi để cướp công. Thế là Thạch Sanh lại trở về lủi thủi một mình ở gốc đa già. Còn mẹ con Lý Thông lại được ăn sung mặc sướng tại chốn kinh thành hào hoa.

Ít lâu sau, Thạch Sanh lại tiêu diệt được một con đại bàng hung ác và cứu được công chúa bị bắt dưới hang sâu. Thế nhưng, một lần nữa Lý Thông lại cướp công chàng. Không những thế, hắn còn lấp kín cửa hang hòng giết hại chàng. Nhờ vậy, cuối cùng chàng cũng nhận ra được bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của hắn. Một mình dưới hang sâu, chàng vẫn không hề bỏ cuộc mà liên tục tìm kiếm một lối ra khác. Trong lúc đó, chàng lại giải cứu được con trai vua Thủy Tề khỏi chiếc cũi sắt. Nhờ vậy, chàng được đưa ra khỏi hang sâu và được thiết đãi linh đình tại thủy cung. Đến lúc ra về, dù được tặng nhiều vàng bạc, châu báu, nhưng chàng chỉ nhận một chiếc đàn mà thôi.

Trở về túp lều năm cũ dưới gốc cây đa già, Thạch Sanh chỉ mong được sống bình yên. Thế nhưng một lần nữa giông tố lại ập đến. Hồn chằn tinh và đại bàng đã cùng nhau hãm hại chàng, khiến chàng bị giam vào ngục tối. Ở đây, nỗi oan khuất, đau khổ không biết tỏ cùng ai, chàng đành gửi nó vào tiếng đàn. Nào ngờ tiếng đàn ấy lại chữa khỏi bệnh câm của công chúa. Thấy vậy, vua cho mời chàng vào cung. Nhìn thấy công chúa, chàng nhận ra đó là cô gái mình đã cứu dưới hang sâu. Nhìn Lý Thông run rẩy đứng bên kia, chàng vỡ lẽ mọi chuyện. Thế là sự thật được phơi bày. Vua ban chết cho mẹ con Lý Thông, nhưng chúng được Thạch Sanh xin tha mạng, đuổi về quê. Thế nhưng ác giả ác báo, người làm thì trời xem, trên đường đi chúng bị sét đánh chết, biến thành bọ hung, đời đời kiếp kiếp, sống ở chỗ tối tăm, bẩn thỉu. Còn Thạch Sanh thì được cưới công chúa, trở thành phò mã.

Cùng lúc ấy, hoàng tử mười tám nước chư hầu vì không ai được cưới công chúa, tức giận mà đem quân sang đánh. Trước thế giặc, Thạch Sanh xin nhà vua được ra nghênh chiến. Ở đó, chàng dùng tiếng đàn thần làm cho quân địch rã rời, không còn muốn chiến đấu. Lại còn thắng cược với kẻ địch nhờ niêu cơm thần ăn mãi không hết. Thế là, không cần đổ một giọt máu, hi sinh một người lính nào ta vẫn dành chiến thắng.

Sau này, nhà vua về già, không có con trai. Lại tin tưởng vào tài năng, đức độ của Thạch Sanh nên đã nhường ngôi báu lại cho chàng.

Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
 

4 tháng 10 2018

bạn nguyen chau tuan kiet viết hay nhưng khi gióng vươn vai thành tráng sĩ thì bạn phải gọi là tráng sĩ chứ sao gọi là cậu giống

19 tháng 9 2018

olm-logo.png

  • LUYỆN TẬP
  • HỌC BÀI
  • HỎI ĐÁP
  • KIỂM TRA
MUA THẺ HỌC
  • avt2624628_60by60.jpgLê Thị Tuyết 
19 tháng 9 2018

Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.


 

KỂ LẠI TRUYỆN THÁNH GIÓNG BẰNG LỜI VĂN CỦA EM.

Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

– Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

– Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

– Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.

Đó là vào thời Vua Hùng thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi chứ cui cút trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đêm, tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.

Chờ hết chín tháng mười ngày vẫn chưa sanh, ông nhà tôi lo quá. Nhưng đến tháng mười hai thì vợ chồng tôi đã có con. Chao ôi, một đứa bé mặt mũi khôi nhô như một tiên đồng. Chúng tôi mừng lắm. Nhưng chăm chút hoài mà thằng bé vẫn cứ như lúc lọt lòng. Đã ba năm tuổi mà nó không biết đi, không biết nói, biết cười.

Rồi một hôm loa sứ giả truyền tin giặc Ân đã đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng đang kén chọn người tài giỏi ra công giết giặc. Thằng bé nhà tôi bỗng níu tay áo, kho tôi đang đưa nôi cho nó và nó cất tiếng: "Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vô đây cho con". Hai vợ chồng tôi bàng hoàng nhìn nhau, tôi vội chạy ra mời sứ giả vào nhà. Thằng bé mắt long lanh và nói sang sảng như phán truyền: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, áo giáp sắt, ta sẽ phá tan giặc!". Sứ giả sửng sốt rồi kính cẩn chào chúng tôi ra về. Tôi và chồng tôi chạy lại ôm con mà mừng khôn xiết. Từ đó thằng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Bà con lối xóm biết chuyện họ rất phấn khởi ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho thằng bé rất chu đáo. Ai cũng hi vọng Gióng sớm ra giết giặc trừ họa cho mọi người.

Giặc đã đến chân núi Châu Sơn. Mọi người hoảng hốt nhìn Gióng như cầu cứu. Cũng may nhà vua đã cho đưa đến con ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt. Thằng bé bỗng đứng dậy vươn vai một cái, nó to lớn và mạnh mẽ khác thường. Nó mặc giáp sắt, cầm roi sắt và leo lên ngựa sắt. Nó vỗ vào mông ngựa, ngựa hét vang phun một luồng bão lửa về phía trước. Trông thằng Gióng giờ đây oai phong lẫm liệt như tướng nhà Trời. Nó khẽ gật đầu chào mọi người rồi phi như bay ra nơi có giặc.

Nghe mấy người đi theo Gióng, cùng Gióng giết giặc kể lại thì nó đã cầm roi sắt tả xung hữu đột vào giặc chết như rạ. Đang xông xáo như vậy thì roi sắt va vào núi và bị gãy. Gióng nhà tôi mới nhổ bụi tre bên đường quật một đám tan quân còn lại. Nó truy đuổi giặc đến núi Minh Sóc và tại đây có cởi áo giáp sắt để ngay ngắn trên tảng đá rồi cùng ngựa sắt bay về Trời.

Mọi người đã lập đền thơ ngay trong làng. Và vua Hùng cũng phong cho tôi là Phù Động Thiên Vương.

Nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy đấy.

Và bà con có biết không? Những ao hồ chi chít ở địa phương ta là dấu chân của con ngựa sắt ghê gớm mà Gióng cưỡi đấy. Tôi cũng muốn lưu ý mọi người cái làng Cháy hiện nay sở dĩ có tên gọi như vậy là do ngựa Gióng phun lựa và đốt trụi cả một làng. Cũng may là bà con đã chạy giặc hết rồi không thì thật là thảm họa.

Vợ chồng ta rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giặc bảo vệ cuộc sống ấm no cho mọi người. Chúng tôi thật tự hào bởi mỗi lúc ra đường mọi người đều kính nể và nói: "Hai người ấy là cha mẹ của Phù Đổng Thiên Vương đó". Đó bà con hãy chờ coi, thằng Gióng nhà tôi trước lúc bay về trời có nhắm rằng khi nào cha mẹ già yếu nó sẽ trở lại chăm sóc chúng tôi. Chúng tôi đang chờ và cái ngày ấy rồi sẽ đến thôi phải không bà con?

4 tháng 2 2018

A. Mở bài:(0,5 điểm )

- Cách 1: Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng bằng cách hóa thân vào nhân vật để chàng tự giới thiệu về mình và kể chuyện.

- Cách 2: giới thiệu hoàn cảnh nghe câu chuyện như nghe ông bà hoặc mẹ kể chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ sau đó dẫn dắt đến truyện “Thánh Gióng”

B. Thân bài:(9 điểm )

- Lúc trước khi Thánh Gióng ra trận đánh giặc: Sự ra đời kì lạ và quá trình lớn lên của Gióng:

   + Ba mẹ tôi đã già yếu mà không có con.

   + Một hôm bà mẹ ra đồng và thấy một vết chân to lạ.

   + Bà mẹ ướm thử vào dấu chân và về nhà có thai.

   + 12 tháng sau bà sinh ra một đứa con trai bụ bẫm,kháu khỉnh. Ba mẹ và bà con láng giềng đều vui mừng chào đón cậu bé.

   + Nhưng cậu bé từ khi sinh ra không nói, không cười, không biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Cha mẹ buồn rầu, phiền muộn, thở dài…..

- Kể chuyện khi Thánh gióng đi đánh giặc:

   + Giặc Ân sang nước ta xâm lược nước ta, hung hăng, bạo ngược….

   + Vua sai sứ giả thông báo tìm người cứu nước

   + Cậu bé nghe thấy liền bảo mẹ gọi sứ giả vào

   + Sứ giả vào cậu bé nói sẽ giúp vua đánh giặc

   + yêu cầu sứ giả cấp cho roi, áo giáp sắt và ngựa sắt

   + Sứ giả về tâu vua và làm gấp những thứ cậu bé dặn.

   + Bỗng cậu bé lớn như gió thổi

   + Mọi người dân làng góp gạo thổi cơm cho Gióng ăn

   + Sứ giả mang đầy đủ những thứ Gióng yêu cầu, cậu bé vươn vai và trở thành tráng sĩ rồi ra trận đánh tan giặc Ân.

C. Kết bài: (0,5 điểm )

- Đoạn kết của chuyện Thánh Gióng

Ví dụ:

- Cách 1: Thánh Gióng tự kể lại đoạn kết : “Sau khi tôi đánh tan giặc Ân, vua phong cho tôi là Phù Đổng Diên Vương và lập đền thờ tôi. Sau đó các ao làng tại làng là dấu ngựa sắt để lại, những cây tre vàng là do ngựa sắt phun lửa”, và nói lên suy nghĩ,cảm nhận của mình: vui vì đã giúp đất nước qua được cơn nguy biến….

- Cách 2: Người kể nghe xong câu chuyện tự nói lên suy nghĩ, cảm nhận của chính mình: tự hào, biết ơn Thánh Gióng và truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta… Cố gắng học tập, phấn đấu rèn luyện cả về sức khỏe và trí tuệ…

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

cảm ơn bạn nha