">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
21 tháng 11 2022
– “Văn học là nhân học” nghĩa là gì?

Thông qua các tác phẩm, văn học phản ánh toàn diện đời sống tinh thần, vật chất và các quy luật vận động của xã hội loài người. Theo câu nói của M.Gorki thì “nhân học” ở đây trọng tâm tập trung phản ánh tính xã hội của con người, tức lòng nhân ái của con người.

Như vậy, “Văn học là nhân học” có thể hiểu văn học đã phản ánh, đề cao tình yêu thương con người trong mỗi tác phẩm văn chương. Văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh và hướng đến phục vụ đời sống con người.

=> Em tìm các văn bản viết về lòng nhân ái, tình yêu thương con người, có tính giáo dục con người trở nên tốt đẹp hơn để chứng minh nhé!

25 tháng 2 2019

gây cho ta tình cảm ta chưa có: chúng ta sống ở vùng thôn quê yên bình và hạnh phúc , từ l;úc cha sinh mẹ đẻ tới giờ chúng ta luôn cảm thấy cuộc sống nhipk nhàng trôi và chưa cảm nhận được dư vị của sự trải nghiêm. thế nhưng khi đọc song bài vượt thác của võ quảng, chúng ta được biết đến với một anh hùng nơi sông thác và sự kiên trì , mạnh mẽ dường nào. và cũng từ đó mà chúng ta yêu quý thêm những con người lao động và biết thêm về họ

luyện cho ta tình cảm ta sẵn có: chúng ta lớn lên đã biết tình mẹ thật vĩ đại và cao cả. thế nhưng khi đọc song bài mẹ tôi, chúng ta lại thấy yêu thương hơn người mẹ đã sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì chúng ta. hiểu thêm về mẹ. yêu thêm . đó chính là tc mà văn chương bồi đắp cho ta

chị bảo em nè: riêng với bài này em tách 2 ý ra maf cm, lấy ví dụ không nhất thiết phải theo chị nha. chị hơn em một lớp thui nên chị vẫn nhớ kiến thức lớp 7 lắm em à

15 tháng 4 2022

Trải qua lịch sử hình thành và phát triển của loài người, kho tàng tri thức được tích lũy là vô cùng vô tận. Muốn tìm hiểu hết những tinh hoa đó, có rất nhiều phương pháp khác nhau. Song phương pháp hiệu quả nhất là đọc sách. Sách có vai trò vô cùng quan trọng, như nhà văn M. Gorki nhận định: “Sách mở ra trước mắt tối những chân trời mới”.

Sách là một dạng văn bản hay tài liệu có ghi lại những kiến thức tri thức liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Con người luôn luôn có ý thức học tập, tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên và xã hội. Những kinh nghiệm, tri thức mà thế hệ trước tìm được sẽ được ghi chép, lưu giữ lại để truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Sách ra đời từ đó và trở thành con đường đưa con người đến với tri thức. Có rất nhiều loại sách khác nhau. Tuỳ vào loại tri thức con người lưu giữ mà sách có nhiều loại: sách khoa học, sách nghệ thuật, sách đời sống,…

Vì sao M.Gooky nói "Sách mở ra trước mắt tối những chân trời mới”? Sách trước hết là nơi ghi chép lưu trữ kho tàng tri thức của nhân loại.

Sách sẽ cung cấp tri thức về mọi lĩnh vực cho con người, từ mọi khu vực, từ vũ trụ xa vời đến lòng đất sâu thẳm. Sách lịch sử giống như cỗ máy thần kì giúp chúng ta vượt thời gian quay trở lại quá khứ hào hùng đã qua. Sách địa lí giống như cánh cửa thần kỳ giúp ta vượt thời gian, đưa chúng ta vi vu đến những vùng đất xa xôi, bay đến những vì sao, thám hiểm trong lòng biển. Kì diệu hơn, ta còn có thể thâm nhập vào thế giới vi mô của sự vật hiện tượng để biết về nguồn gốc chung của cả vũ trụ…

Mỗi trang sách không chỉ chứa đựng tri thức cần tiếp thu nâng cao vốn hiểu biết của com người mà qua đó sách còn giúp chúng ta có thể giao lưu với thế giới bên ngoài. Sách khoa học đem đến cho chúng ta những tri thức bổ ích song khi đọc sách, đặc biệt là sách văn học xã hội, người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Giống như nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có, tâm hồn nhỏ bé vì thể mà trở nên rộng lớn hơn gấp trăm nghìn lần…” tác phẩm văn học có sức mạnh lan tỏa và giáo dục vô cùng cao. Nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, và bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Sách lịch sử địa lý cũng có thể khiến người đọc thêm yêu quý và trân trọng lịch sử dân tộc, tự hào về vẻ đẹp Tổ quốc ta.

Đó là những triết lí cuộc sống mà chúng ta tìm được khi đọc một câu chuyện, một lời tâm sự trên trang sách. Khi đọc sách ta có thể nhận ra cuộc sống muôn màu muôn vẻ, và chứa trong đó nhiều giá trị cao đẹp, giúp ta nhìn nhận chính mình cũng như người xung quanh chính xác hơn. Từ đó có thể nói, “chân trời mới” trong câu nói của Gooky được hiểu là những chân trời tri thức mới, những chân trời cảm xúc mới.

Sách có những tác dụng to lớn như vậy, vậy làm thế nào để đọc sách hiệu quả và hợp lí nhất? Trước tiên chúng ta cần lựa chọn thờ điểm thuận lợi để đọc sách 1 cách tốt nhất. Hãy đọc sách ngay khi còn trẻ vì khi đó trí nhớ và khả năng tiếp thu tốt hơn. Tri thức cũng có nhiều loại khác nhau, tri thức phù hợp mới thực sự có giá trị. Khi đọc sách cũng cần có sự lựa chọn cẩn thận tránh những loại sách chứa đựng giá trị tiêu cực, không phù hợp cho quá trình nâng cao vốn hiểu biết của bản thân.

Cuộc sống thay đổi, xã hội ngày càng đi lên, di sản tinh thần của nhân loại càng phong phú thì lượng kiến thức tích lũy trong sách vở ngày càng đồ sợ, việc đọc sách ngày càng trở nên quan trọng. Sách thực sự mở ra trước mắt chúng ta những chân trời mới. Chính vì thế hãy luyện cho mình thói quen đọc sách để phù hợp với bước phát triển của thời đại.

TRÊN MẠNG NHÉ

12 tháng 4 2022

tham khảo

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người. Bởi sách là nơi chứa những thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Từ trải nghiệm của bản thân ham học hỏi, M. Goóc-ki đã có một tổng kết như một chân lý về việc trau, dồi tri thức: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.

Câu nói đã hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lý, một lời khuyên. Từ lâu con người đã biết sự kì diệu của sách. Đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Sách là cái cần có để con người lưu trữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau. Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết về con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Nó cũng là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào sách.

Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu… cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh ở châu Á cũng có thể đọc được của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể nói rằng: có sách các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng. Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kỳ khác nhau, ở những dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thực sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

Đã từng có những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho một người, “trăm người, triệu người, mà còn cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galilê về Trái Đất và Thái Dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kỳ mới trên con đường chinh phục các vì sao trên thiên hà. Những trang sách của Đacuyn về các giống loài không chỉ giúp con người hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Điđơrô, Môngtexkiơ rồi của Mác, Ăngghen… thực sự đã giúp con người triển khai những cuộc cách mạng to lớn. Đọc Bandắc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền, đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống và tâm hồn của cả các dân tộc. Đọc sách viết về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì… Thật không sao kể hết “những chân trời” mà những trang sách đã mở rộng ra trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm tắt rằng: lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M. Gorki cũng là tiếp nhận lời khuyên bao hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kỹ, ta vẫn thấy một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. Vì sao? Vì không phải mọi quyển sách đều là “nguồn kiến thức”, là nơi dẫn chúng ta đi vào con đường đúng đắn. Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật tự nhiên và đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về số phận để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải khiến cho mọi người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đấu cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nó phải khiến cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, độ lượng hơn, trong sáng hơn.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống đưa đến cho người đọc những kiến thức dối trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc kia, chúng gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh. Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những không tăng thêm hiểu biết mà còn trở nên dốt nát, ngu muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn người đọc không những không hề mở rộng mà còn thêm khô cằn.

Sách tốt được coi như là một thứ thuốc bồi dưỡng cực kỳ công hiệu. Ngược lại, sách xấu như là một thứ thuốc cực kì nguy hiểm. Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn. Vì thế: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” như M. Gorki đã nói: “Sách là một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống”. Không có nó, thì văn minh nhân loại rất khó được lưu giữ trường cửu với thời gian.

1 tháng 4 2017

Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện thơ Tiễn dặn người yêu,… chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người, là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ, khát vọng của con người. Với tất cả những điều đó thì nội dung dân chủ cũng chính là một biểu hiện của nội dung nhân đạo.
Văn học dân gian ra đời trong bối cảnh mà người dân chưa có được tự do, dân chủ. Cuộc sống bất công nghiệt ngã, cái đói, cái nghèo dai dẳng. Văn học dân gian vừa phản ánh hiện thực vừa biến những điều "không thể" thành "có thể" để nâng đỡ con người
Bài học mất nước đầu tiên thật đau xót. An Dương Vương mơ hồ với bản chất thâm độc, dã tâm xâm lược của kẻ thù. Mị Châu nhẹ dạ cả tin dẫn đến cảnh "nước mất nhà tan". Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua cha tuốt gươm chém nàng, tác giả dân gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Tượng nàng Mị Châu cụt đầu đặt ở khu di tích Cổ Loa có ý nhắc nhở hậu thế hãy ghi nhớ lấy bài học lịch sử đau lòng. Nhưng trong khi phê phán Mị Châu bằng "bản án tử hình" nghiêm khắc, nhân dân cũng thấu hiểu nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình nhẹ dạ nên để ước nguyện của nàng được hoá thành ngọc trai, khi đem ngọc trai về rửa ở nước giếng Cổ Loa Thành, nơi Trọng Thuỷ tự vẫn, thì ngọc càng thêm sáng. điều này nói lên truyền thống cư xử "thấu lí đạt tình" của nhân dân ta.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm thông lạ lùng, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức hoá thân kì diệu. Ba năm sau, hồn Trương Chi nhập trong chén ngọc để mỗi khi Mị Nương rót nước vào thì bóng dáng chàng Trương hiện lên, có bản còn kể Mị Nương nghe thấy cả tiếng sáo Trương Chi. Tình yêu không thành nhưng bằng cách đó, nhân dân ta đã bất tử hoá tình yêu.
Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền, xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc bên nhà vua (truyện Tấm Cám) ; anh Khoai thật thà chăm chỉ cuối cùng đã trừng phạt được những kẻ tham lam và lấy được vợ (truyện Cây tre trăm đốt) ; Sọ Dừa lột xác, đi thi đỗ trạng nguyên, cứu được vợ, cảnh cáo hai cô chị ích kỉ, hẹp hòi (truyện Sọ Dừa) ;… Những kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện triết lí nhân dân : "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".
Những giấc mơ đẹp trong các câu chuyện cổ sẽ không bao giờ được chắp cánh nếu không có những nhân vật thần kì, những chi tiết thần kì. Bước vào thế giới cổ tích là bước vào thế giới của những ông Bụt, bà Tiên, thần linh, hư ảo,… Thế giới thần kì ấy xuất hiện để nâng đỡ người hiền. Khi cô Tấm chưa đủ sức tự đấu tranh, ông Bụt luôn xuất hiện. Bụt cho Tấm niềm hi vọng khi nhìn vào đáy giỏ, cho Tấm niềm an ủi mỗi lúc cất tiếng gọi "bống… bống… bang… bang…". Bụt giúp Tấm có được cả niềm vui ngày hội và cả ngôi vị cao nhất là trở thành hoàng hậu (Tấm Cám). Con chim thần ăn khế trả vàng đâu phải là cuộc bán mua sòng phẳng. Chim thử lòng người để thưởng cho những con người nghèo khổ mà trung hậu thật thà. Những chi tiết thần kì đã khiến cho những câu chuyện cổ trở nên lung linh kì ảo và giúp cho khát vọng nhân đạo của nhân dân được thực hiện.
Yếu tố kì ảo là những chi tiết nghệ thuật thấm đẫm tính nhân văn. Nhưng chuyện cổ còn hấp dẫn người đọc bởi tinh thần dân chủ đặc biệt là dân chủ trong hôn nhân. Nàng công chúa cao sang cành vàng lá ngọc dám lấy một chàng trai đánh cá nghèo đến không có một chiếc khố che thân (Chử Đồng Tử). Chuyện một ông vua ghé vào quán nghèo của bà lão bán nước ; chuyện một bà hoàng hậu chăn tằm dệt vải, giặt giũ, cơm nước (Tấm Cám),… Chuyện đời và những giấc mơ đã hoà quyện vào nhau tạo nên một thế giới mà ở đó tính dân chủ được đề cao.
Người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa. Văn học dân gian là tiếng hát chan chứa nghĩa tình. Nhân dân muốn bằng tình, bằng nghĩa để xoá nhoà ranh giới giàu- nghèo, sang- hèn thực hiện công bằng dân chủ. Dân tộc ta tin tình nghĩa con người sẽ hoá giải được tất cả những nỗi đắng cay, cơ cực ở cuộc đời này. Những bài học đạo lí, nhân nghĩa, những ước mơ khát vọng,… của người xưa sẽ giúp ta trân trọng những gì ta đang có hôm nay để gìn giữ cho muôn đời sau.

4 tháng 4 2017

bạn đọc kĩ đề chút nhé

"Qua những áng văn chương đã học trong chương trình Ngữ Văn 7"

nhớ là ngữ văn 7 nha

15 tháng 6 2021

dài nhờ

Tham khảo !

Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.

Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:

‘Sông núi nước Nam vua Nam ở  Rành rành định phận ở sách trời‘

Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:

‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.

Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:

‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’

Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.

Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.

Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:

‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’

Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:

‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘

… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’

Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:

‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…

… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘

Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả

cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.