Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
không nên tiếp tục chiến tranh mà nên quay về nước để bớt thương vong, tránh thù hận và nhân dân được sống yên bình
tiến công trước để tự vệ
lui quân để tránh thế mạnh của giặc, phản công khi chúng khó khăn
Biện pháp giảng hòa với quân tống khi kháng chiến thắng lợi
vì để giữa mối quan hệ giữa hai nước,không kích động sự hằn thù giữa hai nước để bảo vệ được nền độc lập lâu dài.....
Chủ động giảng hòa khi dành được chiến thắng. Trong các cuộc kang chiến về sau ông cha ta đã chủ động giảng hòa để giữ hòa bình lâu dài, không tiếp tục chiến tranh mà quay về nước để đảm bảo sự yên bình cho nhân dân, tránh sự hằn thù giữa hai nước để giữ hòa bình thời gian dài.
Mk không chắc đúng nhưng bạn cứ tham khảo nhé!
không nên tiếp tục chiến tranh mà nên quay về nước để đảm bảo sự yên bình cho nhân dân, tránh sự thù hận và bớt thương vong.
MÌNH CHỈ GIÚP ĐƯỢC NHIÊU ĐÓ THÔI, CÒN LẠI BẠN TỰ LÀM NHÉ!
* Những nét độc đáo trong cách đánh của LTK
- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
* Áp dụng chiến thuật của LTK : Khi đánh giặc pháp đến cuối cuộc chiến, bộ đội ta nhận thấy địch đang suy yếu nên mở cuộc tiến công và giành thắng lợi
Tham khảo:
Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
- “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt …
– Lý Thường Kiệt đã chủ động tấn công phòng vệ.
– Đoán được nơi địch đi qua để xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt.
– Đánh vào tinh thần của giặc (Cho người đọc bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà).
– Chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh có lợi cho ta.
Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa
Tham khảo:
Trong hai cuộc kháng chiến chống Tống đã xuất hiện nhiều hình thức chiến thuật như đánh chặn, tiến công bao vây các đồn trại, dựa vào chiến tuyến đánh phòng ngự, thực hành phản đột kích, đánh phục kích, tập kích tiêu hao địch, rồi cuối cùng là những trận đánh tập trung, đánh, đánh tiêu diệt và truy kích quân địch. Trong chiến tranh, tổ tiên ta đã vận dụng các hình thức tác chiến phù hợp với nhiệm vụ chiến đấu trong từng khu vực, từng địa bàn, cả trên bộ và trên thủy.
Tham khảo:
Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn:
-Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta : quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.
-Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống.
Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lý Thương Kiệt:
-Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân tiến vào đất Tống.(Chủ động thực hiện chinh sách tiến công trước để chủ hoà )
- Sau 42 ngày, quân ta chiếm được Ung Châu, sau đó rút về nước, lập phòng tuyến sông Như Nguyệt.
-Năm 1076-1077, quân Tống tấn công vào nước ta, đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.
-Quân thủy bị quân ta chặn đánh ngoài biển nên không thể vào tiếp ứng. Quân bộ tự đóng thuyền, vượt sông nhiều lần nhưng đều thất bại.
-Cuối năm 1077, quân ta bất ngờ tấn công vào doanh trại địch và dành thắng lợi.
Quân ta chủ động giảng hòa, quân địch vội vàng chấp nhận.
Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
Tham khảo:
-Lý Thường Kiệt là một vị danh tướng xuất chúng, tài giỏi\(\xrightarrow[]{}\)em học được tính mạnh mẽ, bảo vệ và xả thân vì tổ quốc.
-Lý Thường Kiệt là một vị tướng mưu trí, dũng mãnh\(\xrightarrow[]{}\)nhắc nhở em phải cố gắng học hành để nên người.
- Lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược
- Niềm tin của nhân dân Đại Việt vào chính nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần.
=> Thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù.