K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2022

Tham khảo:

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề cần chứng minh: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người

II. Thân bài

1. Giải thích

- Thiên nhiên (theo ngôn ngữ khoa học): Là khái niệm rộng chỉ tất cả những gì sẵn có hiện diện quanh chúng ta, từ những loại vật chất nhỏ bé đến những thực thể khổng lồ như mặt trời, mặt trăng, vì sao, vũ trụ,...

- Thiên nhiên (theo cách hiểu thông thường): Là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy: Ao, hồ, sông, ngòi,...

2. Vai trò của thiên nhiên trong đời sống của con người

- Những nhu cầu cần thiết nhất của cuộc sống đều được khai thác từ thiên nhiên:

+)Đất để trồng trọt, chăn nuôi.
+)Nước ở các dòng sông, con suối để tắm rửa, sinh hoạt.
+)Rừng cho ta nguyên liệu để xây dựng nhà cửa, cho các vị thuốc quý để chữa bệnh; rừng điều hòa khí hậu, giúp chống bão lũ, tạo không khí trong lành, mát mẻ; là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật tạo nên sự đa dạng sinh học...
+)Con người khai thác, đánh bắt thủy hải sản từ biển để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày và xuất khẩu
- Thiên nhiên cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần:

Các khu du lịch nghiêng về các giá trị tự nhiên ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, nhu cầu khám phá của con người.
Sống trong một môi trường tràn ngập bóng mát cây xanh, muôn hoa đua nở, tâm hồn con người cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn.
Thiên nhiên là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa; là người bạn tâm giao của các nghệ sĩ...
=>Thiên nhiên là người bạn tốt của con người.

* Thực trạng hiện nay:

Con người đang từng ngày tàn phá thiên nhiên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến “người bạn tốt” đó.
Ngang nhiên khai thác rừng bừa bãi, trái phép
Mặc sức xả rác, nước thải sinh hoạt/ nước thải công nghiệp ra sông ngòi, biển cả gây ô nhiễm môi trường
3. Hậu quả khi con người tàn phá thiên nhiên

- Khí hậu biến đổi thất thường, khó lường

- Động vật không có nơi trú ẩn khi rừng bị tàn phá nghiêm trọng

- Sự cân bằng sinh học đang mất dần

4. Biện pháp bảo vệ thiên nhiên

- Nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người bằng cách tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè, người thân chung tay bảo vệ môi trường

- Hành động thực tế bằng cách: Trồng cây gây rừng; vứt rác đúng nơi quy định; tiết kiệm nguồn nước sạch; hạn chế xả rác ra môi trường; bảo vệ các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người

- Nêu suy nghĩ của bản thân.

27 tháng 1 2022

lên gg nha chứ viết tội tui 

20 tháng 8 2021

tham khảo nhó, vì đây là bài văn nêu cảm nghĩ nên bắt buộc phải dài á cậu :3

Nguyễn Trãi- anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới để lại sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú. Trong giai đoạn từ quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác "Bài ca Côn Sơn" (Côn Sơn ca- trích), đoạn thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình và vương vấn lòng người.

Bài ca Côn Sơn ra đời khi nhà thơ bị chèn ép phải cáo quan về sống ở Côn Sơn. Địa danh Côn Sơn thuộc thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đây cũng là nơi nhà thơ đã từng sinh sống nên cảnh vật tái hiện cũng thật gần gũi, tự nhiên khiến người đọc nghe cũng có cảm giác quen thuộc. Bài thơ đã khắc họa tinh tế một bức tranh tứ bình hài hòa, độc đáo nhưng cũng chân thật, trữ tình. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi viết:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Thiên nhiên được gợi ra bắt đầu từ âm thanh của tiếng suối. Tuy được gợi từ âm thanh nhưng tiếng suối ấy lại gợi ra hình ảnh. Cảnh núi rừng rộng lớn, từ đâu đó là tiếng suối chảy rì rầm, róc rách đồng vọng với tiếng của núi ngàn. Đó là không gian của sự thanh tĩnh, nơi chốn lý tưởng của các bậc hiền nhân xưa luôn muốn tìm về. Tiếng suối rì rầm đó được tác giả so sánh như tiếng đàn cầm, du dương, êm dịu, trong trẻo góp phần làm thanh tĩnh tâm hồn của thi nhân khi trở về với thiên nhiên. Khi ví von tiếng suối đó với âm thanh tiếng đàn, ắt hẳn, tác giả đã thực sự hòa vào bản nhạc của rừng núi. Nguyễn Trãi lại hòa vào vẻ đẹp của Côn Sơn qua hai câu thơ tiếp theo:

Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Bức tranh phong cảnh được miêu tả qua hình ảnh "đá rêu phơi" thật đẹp và tràn sức sống. Đá cằn cỗi, rêu vẫn chen chúc để sinh tồn và phát triển. trong cái khắc nghiệt của hoàn cảnh, rêu vẫn bám trụ bền bỉ và thể hiện sức sống mãnh liệt. Ngồi trên phiến đá rêu phơi ấy khiến tác giả như ngồi chiếu êm ắt hẳn đó phải là manh chiếu êm ái, mềm mại. Dường như, thi nhân đã thực sự hòa mình vào thiên nhiên nơi thâm sơn cùng cốc. Phiến đá cằn cỗi ấy mang trên mình một sức sống bất diệt mặc kệ phong ba bão táp. Hai câu lục bát tiếp theo, Nguyễn Trãi đã thể hiện sự bức phá ngoạn mục mà hùng vĩ của thiên nhiên:

Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Thiên nhiên được người hiền triết cảm nhận tỉ mỉ và tinh tế. Hình ảnh của cây thông mang sức sống và thể hiện sự hùng tráng của núi rừng được tác giả so sánh với hình ảnh giản dị "như nêm" giúp ta nhận ra được sức sống tiềm tàng nơi núi rừng mặc mưa sa nắng đổ. Dù trải qua biết bao khắc nghiệt của cuộc đời, cây thông ấy vẫn đứng "giữa trời mà reo" . Đọc đến đây, ta nhận ra, tác giả chọn về với thiên nhiên để hòa vào sự thoáng đãng, tuôn trào và rộng mở của vạn vật, để được nằm trên nơi có bóng mát kì diệu của tạo hóa. Đón nhận những gì ban sơ, trong lành nhất, nơi này thật không hoài phí để tác giả chọn để được sống nhàn . Kết thúc đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã khép lại bằng hai câu thơ:

Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xnh mát ta ngâm thơ nhàn.

Hình ảnh tre, trúc thật quen thuộc và bình dị đối với hồn quê Việt. Trúc trong rừng làm nên bóng râm, mát lành và rậm rạp. Hòa vào sự nguyên sơ ấy là tâm hồn thi nhân khao khát sống nhàn giữa vùng sơn cước. Màu xanh tươi mát của núi rừng và sự thanh tịnh trong tâm hồn Nguyễn Trãi tạo nên sự tổng hòa bức tranh Côn Sơn hoang dã.

Cảnh đẹp Côn Sơn được Nguyễn Trãi cảm nhận qua nhiều giác quan: thính giác (tiếng suối), xúc giác (chiếu êm), thị giác (màu xanh của trúc) thật tươi mát và hài hòa. Khao khát sống của Nguyễn Trãi khiến ta nhận ra bức tranh ấy thật đẹp, đó là nơi gửi gắm của xúc cảm, đồng điệu của tâm hồn và hòa hợp với núi rừng. Đây là nơi trong lành, nhàn nhã, thanh bình thì thi nhân mới rũ bỏ hết mọi toan tính, muộn phiền để là một nho sĩ với lối sống bình dị.

Thiên nhiên trong Bài ca Côn Sơn thật đẹp, mang cả thanh và sắc, tạo nên sự hài hòa của khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, thanh nhàn. Qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của Nguyễn Trãi với lối sống giản dị mà thanh cao.