Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề 1ễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ỏng mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao — Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấỵ gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.
Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.
Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.
bạn Trân Cao Thanh Triết ơi bạn trả lời chẳng liên quan .Mình cũng muốn hỏi bài này,ai giúp mình với
Mỗi dịp Tết đến xuân về đều làm cho con người rộn lên những cảm giác tưng bừng, hào hứng khó tả. Mọi người nô nức đi mua sắm Tết. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả, bánh trưng và một cây đào. Cây đào tượng trưng cho mùa xuân.Cây đào mới trồng nên rất nhỏ gốc cây to, sần sùi như da cóc, nổi lên những u cục. Nhưng ít ai biết rằng, trong đó có một dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để đi nuôi cây. Thân cây nhỏ, cong cong như con tôm. Từ thân cây mọc ra các cành cây khẳng khiu, chứa đầy nhựa sống. Ở đầu cành cây mới xuất hiện những chồi non xanh mơn mởn. Lá đào mỏng xanh quanh năm một màu xanh dìu dịu. Hoa đào khoe hương sắc trước gió mùa xuân như một cô gái đôi mươi dịu dàng trước cuộc đời. Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy. Hoa đào tuy không thơm nhưng có vẻ đẹp quyến rũ lạ thường. Cánh hoa mỏng như cánh bướm non, màu phớt hồng. Nhụy hoa màu vàng lấp ló trong cánh hoa nâng niu và gìn giữ nhụy hoa như đang gìn giữ một vật báu, cây giống như dân ta đang, đã, sẽ gìn giữ những nét đẹp truyền thống mà ông cha ta để lại.Em cảm ơn cây đào vì cây đã mang đến cho nhà em vẻ đẹp trong ngày xuân nồng ấm. Mỗi ngày em lại tưới nước cho cây và ngắm vẻ đẹp tự nhiên của nó.
Em nhớ hôm ấy đã là hai mươi tám tết, cây đào bích nhà bà ngoại đã hé nở những bông hoa đầu tiên. Bố em xin bà chiết một cành mang về nhà để “diện” Tết vì hoa đào là loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc nước ta.
Mọi năm thời tiết lạnh nên quá Tết rồi cây đào mới nở hoa, năm nay thời tiết ấm hơn nên gần đến Tết vẫn là cây đào ấy đã nở ra những bông hoa đầu tiên. Hoa đào có hai loại, một loại là hoa đào phớt phớt hồng và thường có nhiều lá, còn một loại là đào bích – là loại đào nhà bà em, hoa màu hồng đậm, ít lá rất đẹp. Bố em chọn một cành không to lắm, tương đối cân xứng, có một vài bông hoa đã nở và còn khá nhiều nụ đang hé. Bà em còn nói đùa với bố: “Cả cây có cành đào đẹp nhất thì bố mày xin mất rồi”. Bố em biết bà đùa nên chỉ cười, vì nhà bà ít khi cắm đào lắm, có cây đào thì có con cháu hay đến xin thôi.
Bố em mang về nhà rửa thật sạch bụi bẩn và ngắt bỏ những lá sâu rồi cắm vào một bình lớn, theo quan niệm của các cụ thì khi đốt một đoạn gốc của cành đào thì cành đào sẽ tươi rất lâu. Em và bố bắt đầu công cuộc trang trí cho cây đào thật lộng lẫy, nhà em có hai bộ đèn nháy thì bố đã giăng một bộ vào cây quất và một bộ còn lại dành cho cây đào, còn về phần em, em đã chuẩn bị sẵn những quả bóng bay nhỏ và những chiếc lì xì đỏ thắm để treo lên cành đào. Mẹ chỉ nhìn hai bố con rồi cười vì Tết năm nào hai bố con cũng lo khoản dọn dẹp và trang trí nhà cửa giúp mẹ, còn mẹ thì lo những công việc khác như sắm đồ Tết, gói bánh…
Em viết thật nhiều những lời chúc năm mới, mọi điều tốt đẹp nhất vào những mảnh giấy nhỏ rồi cho vào lì xì và treo lên cây đào. Xong xuôi hai bố con nhìn lại thành quả của mình, bật thử đèn nháy và tự cảm thấy tự hào về khả năng trang trí của mình. Bố bảo những cành đào như thế này mà mua ở chợ hoa thì giá cũng khá cao đây, rồi hai bố con lại cười sung sướng vì tiết kiệm được một khoản cho gia đình. Thời tiết ngày một ấm hơn tạo điều kiện cho những nụ hoa còn lại nở trong mấy ngày Tết, nhìn cây đẹp thật rực rỡ, ánh đèn lấp lánh chiếu vào càng làm cho những bông hoa thêm phần lung linh. Còn mấy quả bóng bay của em thì chỉ được một, hai hôm là bị vỡ mất, cứ vỡ quả nào là em lại thổi quả khác thay vào.
Mẹ em nói đùa: “Tết không đi đâu chơi mà chỉ ở nhà canh cành đào với thổi bóng bay thôi à?”. Em hồn nhiên đáp: “Bị vỡ thì phải thổi lại chứ mẹ” rồi cười khúc khích. Mọi người ai đến chơi Tết ai cũng tấm tắc khen cành đào nhiều hoa và đẹp. Bố lại liếc sang em như chia sẻ niềm vui nho nhỏ. Đúng là bố em thật khéo chọn, quả không sai như lời bà nói là cành đào đẹp nhất của bà.
Hoa đào là biểu tượng của một năm mới đối với người miền Bắc, hoa đào nở báo hiệu một mùa xuân nữa lại sang với không khí Tết rộn ràng, như mọi người nói, thấy hoa đào là thấy Tết.
+ Muốn biết cách giải thích nghĩa từ mất của bạn Nụ có đúng hay không, ta phải tìm hiểu từ mất có những nét nghĩa nào.
+ Theo giải thích của “Từ điển tiếng Việt” từ mất có những nghĩa sau:
- mất: không có, không thấy, không tồn tại (tạm thời hay vĩnh viễn) nữa.
- mất: không còn thuộc về mình nữa.
- mất: không có ở mình nữa (mất sức, mất niềm tin).
- mất: dùng hết bao nhiêu thời gian, công sức hoặc tiền bạc vào việc gì (tiền ăn mỗi ngày mất mấy chục).
- mất: không còn sống nữa (Bố mẹ mất sớm).
+ Như vậy cách giải thích từ mất như nhân vật Nụ là không chính xác: “Biết nó ở đâu rồi thì không gọi là mất”.
a.MB: Giới thiệu quê em: Ở đâu? (thành thị? nông thôn? tỉnh? vùng đồng bằng? miền núi? miền biển?)
Viết 1 câu đại ý trong mấy năm qua quê em đã có nhiều đổi mới....
b.TB:
I/Trước đổi mới:
1/Cơ sở vật chất (nhà cửa, đường xá....)
-nhà: nhỏ thấp, lụp xụp....
-đường: bằng đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm.....
-chợ: ít hàng hóa, chưa có nhiều hàng quán...
-trường học: nhỏ, ít phòng học, tối tăm...
2/Đời sống của người dân
-chủ yếu làm nghề.... rất vất vả....
-thu nhập (tiền kiếm được đó các bé) thấp
-cuộc sống gặp nhiều khó khăn: trẻ em phải bỏ học,hoặc không chú ý tới học hành, không có điều kiện khám chữa bênh tốt
II/Hiện nay
1/Cơ sở vật chất
-nhà cửa khang trang (tức là to đẹp hơn đó các bé), có nhiều nhà cao tầng...
-đường được sửa chữa, xây dựng mới... đi lại thuận tiện....
-chợ: đông vui, nhộn nhịp (tức là nhiều người qua lại tạo ra cảm giác vui tai vui mắt đó), nhiều loại hàng hóa.... (miêu tả thêm)
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt...(miêu tả thêm về những thứ mới trong trường mình)
-có thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên ....(miêu tả những nơi đó)
2/Đời sống của người dân:
-khấm khá hơn: thu nhập cao hơn nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất....
-trong gia đình có nhiều tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy...
-Trẻ em được quan tâm hơn trong việc học hành....
-Người dân đã có nơi khám chữa bệnh...
(Xen thêm miêu tả và cảm xúc của mình)
c.KB:
-quê em đã có nhiều thay đổi
-yêu mến quê hương
-quyết tâm học tốt để xây dựng quê hương......
môn tin nha