Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!
Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?
Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.
Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.
A! Trăng lên, trăng lên rồi... Tiếng bọn trẻ cùng đồng thanh cất lên làm tôi chợt giật mình. Bước ra khỏi bàn học, đi về phía cuối sân, nơi đó tôi đã nhìn rất rõ ánh trăng từ từ nhô lên, lúc đầu là một nửa quả cầu đỏ rực. Một lát sau là một cái mâm vàng lóng lánh.
Quả là một ánh trăng tuyệt đẹp! Trăng vàng và tròn vành vạnh. Trăng lên cao đến ngọn cây sầu riêng trong vườn thì hiện rõ hơn hình ảnh chú cuội và gốc đa. Mặt trăng như một cái bánh đa lớn treo lơ lửng giữa trời cao như thách thức mà hễ có ai đó thèm thuồng cũng đành chịu. Ánh trăng chan hoà trải đều trên những thảm cỏ, đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên mặt hồ.
Ánh trăng tò mò luồn lách qua song cửa sổ, in hình trên nền tường xanh nhạt. Nhưng chẳng gì đẹp bằng cây, hoa lá được tắm mình dưới ánh trăng. Những khóm hồng bạch vui mừng toả hương thơm ngát... À! Hôm nay trông cô hồng nhung thật kiều diễm. Tấm áo đỏ thẫm của cô còn lấp lánh những ánh vàng. Cô từ từ hé mở, để hứng hạt sương đêm.
Trăng dìu dịu lan toả ánh sáng xuống đồng lúa, nhà cửa, ruộng vườn. Con đường trước cửa nhà tôi trải vàng ánh trăng, sâu hun hút. Ánh điện ánh trăng hoà vào nhau làm một.
Đã ngắm hết quang cảnh quanh mình, tôi lặng lẽ đi vào vườn. Dưới trăng, cảnh vật bỗng trở nên sống động vui tươi lạ thường. Trăng ơi, hãy trôi chầm chậm. Hãy để cho tôi được ngắm mãi cảnh vật quyến rũ này.
*Ryeo*
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác", câu hát cất lên khiến lòng người xao xuyến bồi hồi. Càng xúc động hơn nữa với những ai đã thực sự được đặt chân đến lăng Bác. Kết thúc cấp học Tiểu học, em đã may mắn được bố mẹ thưởng một chuyến đến thăm lăng Bác Hồ.
Từ xa nhìn về lăng, em đã nhìn thấy "thấp thoáng trong sương hàng tre bát ngát". Đó là những rặng tre ngà thân vàng óng được trồng phía nam và phía bắc của lăng. Hình ảnh hàng tre tượng trưng cho con người Việt Nam bất khuất, kiên cường. Dọc theo lối nhỏ đến gần lăng là những hàng cây vạn tuế rất lớn. Loài cây này được đặt cả phía trước và sau lăng, tất cả có bảy mươi chín cây tượng trưng cho bảy mươi chín năm tuổi thọ của Bác. Đến gần, em mới có dịp được ngắm lăng Bác kĩ hơn.
Lăng Bác là một khối nhà vững chãi gồm ba lớp. Lớp dưới tạo dáng bậc thềm lam cấp; lớp giữa là phân trung tâm cùa lăng, quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm. Trước lăng là quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài rộng mênh mông xanh mượt được chia thành hàng trăm ô cỏ nhỏ vuông vắn. Trước mặt lăng là cột cờ, lá Quốc kỳ đỏ thắm với ngôi sao vàng đã được kéo lên đang tung bay trong gió.
Bước qua những bậc tam cấp, em đến gần cửa lăng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Hai bên cửa là hai cây hoa đại cổ thụ nở hoa hồng thắm. Trước cửa lăng có hai chú lính gác mặc đồng phục màu trắng tinh, các chú đứng thật nghiêm trang không hề có một cử động nhỏ nào. Bước vào tiền sảnh lăng, em ngỡ ngàng ngắm thật kĩ dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Bác Hồ được dát bằng vàng.
Qua tiền sành là dãy cầu thang thấp dẫn vào phòng trung tâm, đó là nơi lưu giữ thi hài của Bác kính yêu. Bác được đặt trong hòm kính khung bằng gỗ quý có các hình điêu khắc hoa văn là các đám mây; hòm kính ấy được đặt trên một bục đá. Qua lớp kinh trong suốt, em thấy Bác nằm bình yên, gương mặt tĩnh lặng. Bác vẫn mặc bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su giản dị. Ánh sáng diu dịu cũa chiếc đèn nê-ông tỏa ra khiến em ngỡ rằng đó là ánh sáng tỏa ra từ Bác. Bốn phía hòm có bốn người lính đứng trang nghiêm như gác cho giấc ngủ ngàn thu yên tĩnh cùa vị Cha già dân tộc.Rời khỏi lăng Bác em vẫn không nguôi xúc động bồi hồi. Nghĩ đến hình ảnh Bác, em thầm hứa sẽ học tập tốt hơn để hàng năm được vào lăng viếng Bác, xứng đáng với những tình cảm lớn lao Bác dành cho thiếu nhi chúng em.
Học tốt!!!
Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.
Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên- ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu rủ thi chạy quanh hồ như một hàng mi cong vút, yểu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trồ hoa: Thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.
Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều nguời đi lại một lúc. cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo – đảo Ngọc – trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.
Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.
Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.
Tả cảnh Hồ Gươm mẫu 2
Hồ gươm nằm ở trung tâm Hà Nội. Vào mùa thu, Hồ Gươm hiện lên thật đẹp và thơ mộng. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng
Từ trên cao nhìn xuống hồ Gươm như một lẵng hoa xinh xắn. Sáng sớm mặt nước hồ trong veo như chiếc gương khổng lồ. Xung quanh hồ những hàng liễu rủ xuống mặt hồ như những thiếu nữ Hà thành đang trải tóc bên hồ. Những cây lộc vừng trổ hoa: Thân cây đổ nghiêng như muốn xà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo 1 dây. Mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm cây hoa như thế lững lờ từ cành cây xuống nước. Giữa hồ có bao cảnh đẹp, đây tháp rùa rêu phong, cổ kính. Mái tháp cong, uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên nền trời xanh. Tháp Rùa có 4 tầng mỗi tầng đều có cửa được sơn màu vàng rực rỡ, trông như 1 lâu đài nhỏ nằm ở giữa hồ. Bên cạnh hồ là cầu Thê Húc màu đỏ, cong cong như con tôm khổng lồ. Qua bên kia cây cầu là đền Ngọc Sơn cổ kính lưu dấu "rùa thần" với sự̣ tích vua Lê trả kiếm. Cổng vào trong đền được xây bằng đá rất vững chắc, sơn màu ghi. Hai bên cổng đền có khắc chữ "Tả Thiên Thanh". Tháp Bút suốt bao đời nay vẫn vươn cao như đang viết lên bầu trời xanh truyền thống hiếu học của ông cha xưa.Đối diện với Hồ Gươm là tượng đài Lý Thái Tổ là nơi vui chơi cùng của mỗi du khánh đến đây. Trưa đã đến, mặt hồ cũng thay đổi theo sắc trời 1 màu vàng tươi được trải lên mặt hồ khiến mặt hồ lộng lẫy như đang được dát vàng. Khách tham quan cũng đông hơn làm khung cảnh Hồ Gươm lúc này thêm nhộn nhịp hơn. Chiều tà, trời tối dần, vắng dần. mọi vật xung quanh hồ cũng im ắng hơn chúng đang lim dim chuẩn bị quay về với giấc ngủ đêm. Khung cảnh quanh Hồ Gươm lúc này thật yên tĩnh vắng vẻ.
Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên- ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu rủ thi chạy quanh hồ như một hàng mi cong vút, yểu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trồ hoa: Thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.
Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều nguời đi lại một lúc. cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo – đảo Ngọc – trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.
Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.
Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.
Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!
Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?
Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.
Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.
Đêm nay là ngày trăng rằm nên trăng rất sáng và tròn. Trăng đang trải những ánh vàng khắp không gian.
Ánh nắng chiều vừa tắt, mặt trăng từ từ nhô lên. Lát sau trăng lên cao dần, tròn vành vạnh và vàng óng như chiếc đĩa bạc to. Bầu trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như những viên ngọc quý vây quanh mặt trăng. Mây trắng lững lờ trôi. Thỉnh thoảng có những dải mây mỏng vắt ngang qua mặt trăng rồi dần đứt hẳn. Càng lên cao dường như mặt trăng càng nhỏ lại, sáng vằng vặc. Đưa mắt nhìn không gian xung quanh, đâu đâu cũng một màu vàng dịu mát, êm ái. Ánh sáng phủ lên thôn xóm, làng mạc, đồng ruộng. Ngoài trời gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nở trắng xóa, cỏ cây lay động xào xạc. Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi cây. Bóng cây nghiêng mình soi xuống bức tường trước hiên nhà tạo nên bức tường hoa thật đẹp. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm thi nhau ca hát. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống nước trà và ngắm trăng trên vỉa hè. Càng về khuya, cảnh vật càng tĩnh mịch, chỉ có những tiếng côn trùng hòa âm. Ánh trăng sáng đẹp cùng hơi sương ru ngủ muôn loài.
Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp quê hương. Em mong rằng quê hương mình mãi mãi có những đêm trăng dịu hiền, tươi đẹp như thế.
Chuc bn hoc tot nha Nguyễn Đỗ Như Quỳnh
Có lẽ trong một năm thì những ngày Tết là ngày được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê tôi, người ta mất cả tháng trời để chuẩn bị đón Tết. Và những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất, vui vẻ nhất trong năm.
Chuẩn bị đón Tết, nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. Từ đầu cho đến cuối thôn, nhà nào cũng sắm sửa đào, quất để chưng đón Tết. Những cành đào hồng thắm, những trái quất vàng ươm sai trĩu cành, nào những hoa hồng, hoa cúc, đồng tiền, lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá rong, mua giang chẻ lạt, rủ nhau cùng dọn ngõ xóm, nhà cửa chu toàn.
Người lớn háo hức, trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đứa trẻ theo mẹ đi chợ Tết, đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bao lì xì đỏ, được mặc quần áo mới, được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thích nhất với chúng là … Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lý do mà trẻ con thích Tết hơn người lớn.
Vào những ngày đầu năm mới, mọi người tới nhà nhau và chúc nhau một năm mới những điều tốt đẹp nhất. Không những thế, người ta thường nói đến những chuyện vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Khóc lóc hay giận dữ là một trong những điều kiêng kị trong những ngày đầu năm, vì người ta cho rằng, như vậy sẽ xui xẻo cả năm. Chính vì thế mà ngày Tết ở quê hương tôi đâu đâu cũng thấy những tiếng cười vui vẻ, giòn tan. Những tiếng cười ấy thực sự xuất phát từ tâm chân tình chứ không phải là giả tạo, bởi lẽ, người làng tôi xưa nay sống với nhau rất tình nghĩa.
Những ngày Tết, nhà nào cũng thấy phảng phất khói hương nghi ngút và những mâm cỗ đầy những món ngon mà thường ngày không có. Nhà tôi, mẹ cũng chuẩn bị những món ăn thật ngon để sắp làm cỗ cúng ông bà tổ tiên. Mẹ bảo rằng, ngày Tết ông bà sẽ về thăm con cháu, ăn bữa cơm đầu năm với con cháu cho nên mẹ làm những món ngon nhất để dâng lên các cụ với tất cả lòng thành kính và cầu mong ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình mình có thêm sức khỏe và gặp nhiều điều may mắn hơn. Có lẽ vì thế mà trong tâm tưởng của tôi, những sáng đầu năm luôn là những thời khắc linh thiêng nhất. Khi đó, cả gia đình tôi cúi cẩn trước ban thờ tổ tiên để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.
Ngày Tết ở quê tôi thực sự là những ngày đáng nhớ nhất trong năm. Đó không chỉ là những ngày bắt đầu một năm mới mà còn là ngày gia đình đoàn tụ, là ngày mà mọi buồn lo trong năm tan biến hết, thay vào đó chỉ có tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. Ngày Tết cổ truyền thực sự là một nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt Nam.
Mỗi năm Tết đến xuân về, như một thông lệ, mẹ và tôi lại cùng nhau đi sắm tết ở phiên chợ đầu xuân. Chợ tết trong tôi luôn là một bức tranh thật sinh động và tươi đẹp.
Sáng hôm nay, tôi cùng mẹ dạy khá sớm, mặt trời còn đang lấp ló sau những rặng tre đầu làng đang rì rào những khúc tình ca, mặt trời tỏa ra sắc cam dịu dàng. Vậy mà giờ đường làng đã khá đông, đoán rằng chợ tết cũng khá tấp nập những người đi sắm sửa cho ngày Tết. Trên đường đi em ngó nghiêng khắp nơi, từng tốp người trở những gánh hoa đủ màu sắc ra chợ để bán, có những người lại tíu tít nói cười không ngớt hàn huyên lại những gì đã qua của năm cũ. Ngoài cổng chợ, bà cụ năm nào cũng ngồi ngoài đây bán những chiếc lá rong xanh mướt được sắp xếp gọn gàng rất bắt mắt. Cụ cười hiền từ khi thấy tôi đi qua, mẹ dừng chân mua vài lá rong xanh để gói bánh trưng. Tiếp tục đi mẹ và tôi định mua thêm vài thứ gia vị để gói những chiếc bánh trưng đi tặng họ hàng và những người thân quen. Lướt qua vài hàng bán thịt và gạo mẹ tôi đã mua đủ, tôi và mẹ đi đến những gánh hoa của vài cô gái phụ giúp mẹ đi bán hàng ngày tết. Nào là hoa hồng, hoa cúc, hoa lan,.. mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng làm đắm say lòng người. Hoa lan làm tôi mê mẩn bởi sự dịu dàng vốn có, hoa cúc gợi cảm giác tràn đầy sức sống và tươi vui, hoa hồng e thẹn như người thiếu nữ nhẹ nhàng đang e ấp chờ người tình của mình đến thăm. Ngày tết dĩ nhiên không thể thiếu cành đào, cây quất xanh tươi. Mỗi loài cây ấy luôn gắn liền với một câu chuyện thần kì mà người dân tin tưởng và đem những cây đó về để tìm kiếm sự may mắn cho năm mới. Kế tiếp đến nơi bán đồ trái cây, những nải chuối xanh được bày biện giống như một bàn tay khum khum đỡ lấy những tinh hoa của trời đất. Những quả bưởi to tròn nằm trên những chiếc rổ rất bắt mắt, bên cạnh đó là rổ đựng những quả phật thủ, thường dùng để bày biện lên mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Và còn rất nhiều những loại quả khác phong phú và đa dạng cho sự lựa chọn của mọi người. Đâu đâu trong chợ cũng tràn ngập sắc màu tươi mới của ngày xuân. Không gian như được nàng tiên ban phát sự ấm áp phủ khắp nơi khiến ai ai trên môi cũng nở nụ cười tươi rói. Tôi và mẹ cuối cùng cũng mua xong mọi thứ để chuẩn bị đón xuân bên gia đình của chúng tôi. Chợ tết vẫn đẹp như vậy, giản dị mộc mạc và vui tươi.
Chợ tết, nơi chan chứa niềm vui của mọi nhà, nơi tích tụ toàn bộ sức sống của thiên nhiên và con người. Một năm mới bình an và hạnh phúc luôn đến bên chúng ta, hãy đón nhận những hạnh phúc ấy thật chân thành nhé.
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh. Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.
Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
k mk nhé
Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!
Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?
Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.
Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.
k nha
Học tốt
A! Trăng lên, trăng lên rồi... Tiếng bọn trẻ cùng đồng thanh cất lên làm tôi chợt giật mình. Bước ra khỏi bàn học, đi về phía cuối sân, nơi đó tôi đã nhìn rất rõ ánh trăng từ từ nhô lên, lúc đầu là một nửa quả cầu đỏ rực. Một lát sau là một cái mâm vàng lóng lánh.
Quả là một ánh trăng tuyệt đẹp! Trăng vàng và tròn vành vạnh. Trăng lên cao đến ngọn cây sầu riêng trong vườn thì hiện rõ hơn hình ảnh chú cuội và gốc đa. Mặt trăng như một cái bánh đa lớn treo lơ lửng giữa trời cao như thách thức mà hễ có ai đó thèm thuồng cũng đành chịu. Ánh trăng chan hoà trải đều trên những thảm cỏ, đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên mặt hồ.
Ánh trăng tò mò luồn lách qua song cửa sổ, in hình trên nền tường xanh nhạt. Nhưng chẳng gì đẹp bằng cây, hoa lá được tắm mình dưới ánh trăng. Những khóm hồng bạch vui mừng toả hương thơm ngát... À! Hôm nay trông cô hồng nhung thật kiều diễm. Tấm áo đỏ thẫm của cô còn lấp lánh những ánh vàng. Cô từ từ hé mở, để hứng hạt sương đêm.
Trăng dìu dịu lan toả ánh sáng xuống đồng lúa, nhà cửa, ruộng vườn. Con đường trước cửa nhà tôi trải vàng ánh trăng, sâu hun hút. Ánh điện ánh trăng hoà vào nhau làm một.
Đã ngắm hết quang cảnh quanh mình, tôi lặng lẽ đi vào vườn. Dưới trăng, cảnh vật bỗng trở nên sống động vui tươi lạ thường. Trăng ơi, hãy trôi chầm chậm. Hãy để cho tôi được ngắm mãi cảnh vật quyến rũ này.
Nhắc đến làng quê của mình, mỗi người sẽ có một ấn tượng riêng, với tôi, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhắc đó chính là những đêm trăng sáng trong ngày Tết trung thu được chơi đùa vui vẻ quanh xóm làng. Đến bây giờ, những kí ức ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí tôi.
Thường thì mỗi năm, trăng thường sáng nhất vào những ngày rằm. Tuy nhiên, trăng vào rằm tháng tám là rực rỡ và đặc biệt nhất, nó cũng gắn liền với ngày Tết trung thu của lũ trẻ chúng tôi. Năm nào cũng vậy, đến đêm trung thu, chúng tôi lại háo hức đón chờ ánh trăng sáng rực rỡ ló dạng trên bầu trời. Khi bóng tối dần buông xuống, ánh trăng ẩn hiện mờ ảo sau những đám mây mỏng, sau đó dần dần hiện rõ trên bầu trời. Trăng đêm trung thu quả thực rất đẹp, ông trăng hiền hậu, tròn vành vạnh như cái đĩa của bà, ánh trăng vàng tinh khiết, trong vắt, gieo dắt muôn vàn ánh sáng xuống muôn nơi. Không gian như tắm mình trong ánh trăng sáng. Cánh đồng quê yên bình đung đưa nhấp nhô trong gió như tấm thảm khổng lồ được nhuộm bằng bóng trăng lấp lánh. Phía xa xa, ánh trăng soi mình dưới mặt sông phẳng lặng, hiền hòa, cả dòng sông tràn ngập ánh sáng rực rỡ. Nơi lũy tre đầu làng, từng tốp trẻ con tụ tập chơi đùa vui vẻ, bóng trăng ẩn hiện sau những rặng tre già như lắng nghe, ngắm nhìn lũ trẻ con nô đùa.
Hôm nay con đường làng sáng và tấp nập hơn mọi khi, ánh trăng men theo từng cung đường, gieo dắt ánh sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng hát ồn ã, sôi nổi vang lên của lũ trẻ chúng tôi trong đêm trung thu vui vẻ.
Đứa nào đứa nấy đều tràn ngập niềm vui, hứng khởi, chúng mang đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân thắp sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng nhạc vang lên rộn rã những khúc ca đêm trung thu náo nhiệt, tràn đầy niềm vui, những nụ cười, tiếng nói rộn ràng, ầm ĩ như xua đi cái không gian của đêm tối. Ánh trăng đi theo từng bước chân của đám trẻ con trong xóm, như hòa vào trong niềm vui, sự say sưa cùng với con người, cùng với vạn vật. Khắp nơi, ánh trăng vàng rực rỡ khiến cho không gian đêm trung thu nơi làng quê vốn yên bình ấy bỗng trở nên đầy ấm áp, xốn xang. Đêm khuya, bầu không khí làng quê lại trở về với sự yên tĩnh, vạn vật chìm trong giấc ngủ dường như chỉ còn nghe thấy tiếng côn trùng kêu, tuy vậy, vầng trăng vẫn luôn ngự trị trên bầu trời, tỏa sáng rực rỡ như ôm ấp lấy giấc ngủ của con người.
Trăng mãi như một người bạn gắn bó với cuộc sống của làng quê yên bình. Sau này, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ không bao giờ quên những đến trăng sáng, đặc biệt là đêm trăng trong những ngày lễ trung thu ở quê hương tôi, gắn với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.
Mỗi khi rời xa quê hương, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về làng quê với những ngày cùng bà đi gặt ngoài cánh đồng, những chiều chơi đùa cùng lũ bạn bên bờ sông thân thương, hay những đêm múa hát dưới ánh trăng… Có thể nói, những đêm trăng sáng luôn để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất khi nhắc về quê hương.
Tôi còn nhớ như in những ngày vầng trăng chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời. Bà tôi từng bảo, vào những ngày rằm của tháng, trăng sẽ rất tròn và sáng. Khi bóng hoàng hôn tắt hẳn, bầu trời khoác vào tấm áo đen tuyền, biểu lộ cho khoảng thời gian đêm tối đã đến, đó cũng là lúc ánh trăng dần xuất hiện trên bầu trời, ngự trị trên cao. Trong cái khoảng không đen huyền bí ấy, xuất hiện một vầng trăng sáng đối lập hoàn toàn với bầu trời đêm, tựa như một nét chấm phá trong bức tranh đêm tối nơi làng quê. Trên bầu trời, những ngôi sao ẩn hiện như tô điểm thêm cho bức tranh ấy. Trăng ngày rằm thường rất đẹp, ông trăng tròn vành vạnh như quả bóng mang sắc trắng tinh khiết. Ánh trăng sáng rực rỡ, deo dắt ánh sáng xuống muôn nơi,khắp nơi đều như được soi sáng bởi ánh trăng vàng lấp lánh. Dòng sông quê hương, phẳng lặng, in bóng vầng trăng, ánh sáng khiến mặt nước lung linh, nhuộm một màu rực rỡ. Đôi khi có cơn gió nhẹ lại thoảng ra, mặt nước đang yên bình bỗng lăn tăn gợn sóng, những con sóng nhỏ xô nhau, mang theo ánh trăng, chạy đuổi nhau về đến tận bờ. Hai bên sông, những rặng tre, rặng liễu đen kịt đang soi mình dưới trăng vàng trăng bạc, như những người thiếu nữ đang làm dáng làm duyên. Những cánh đồng bao la, rộng lớn như đắm mình trong ánh trăng, những cô lúa đang trổ bông thỉnh thoảng lại rùng mình, chơi đùa cùng chị gió, say sưa tắm ánh trăng vàng tinh khiết.
Cứ mỗi đêm trăng sáng, người người, nhà nhà trong làng lại rủ nhau tụ họp ngoài sân đình, đôi khi lại ngồi dưới gốc đa đầu làng để trò chuyện, lũ trẻ con nô đùa, nhảy múa quanh sân, các bà các mẹ tranh thủ giặt giũ bên ngoài bờ sông. Tiếng cười nói vui vẻ như xua tan đi những mệt mỏi của một ngày lao động vất vả, vầng trăng sáng trên bầu trời như cũng đắm mình vào nhịp sống sinh hoạt của con người, ngắm nhìn vạn vật đang sinh sôi, phát triển. Đêm càng khuya, vạn vật lại đắm mình vào giấc ngủ say, chỉ có trăng vẫn ở đó như che chở, bảo vệ cho giấc ngủ bình yên của xóm làng. Đó là bức tranh làng quê yên bình, mộc mạc với ánh trăng sáng rực rỡ khắp muôn nơi.
Những đêm trăng đẹp quả thật luôn mang một cảm giác yên bình mà giản dị vô cùng. Nó khiến tâm hồn ta dễ chịu, thanh thản, nó gắn bó với cuộc sống con người. Và với tôi, nó gắn với những kỉ niệm của ngày ấu thơ tươi đẹp.
1. Ông già Nô en quả là cái tên ai cũng biết phải không nào ? Đó là một ông già béo , râu dài , cả râu và tóc đều trắng xóa . Ông già Nô en thường mặc bộ đồ Nô en màu đỏ . Chiếc mũ Nô en của ông cũng màu đỏ , làm khuôn mặt của ông thân thiện với trẻ con hơn . Ông già Nô en thường xuất hiện vào đêm giáng sinh , đến lúc mọi người ngủ sẽ lặng lẽ tặng cho mỗi người món quà họ yêu quý nhất . Thế nên trẻ con ai cũng muốn được thấy ông già Nô en , để chơi với ông .
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác", câu hát cất lên khiến lòng người xao xuyến bồi hồi. Càng xúc động hơn nữa với những ai đã thực sự được đặt chân đến lăng Bác. Kết thúc cấp học Tiểu học, em đã may mắn được bố mẹ thưởng một chuyến đến thăm lăng Bác Hồ.
Từ xa nhìn về lăng, em đã nhìn thấy "thấp thoáng trong sương hàng tre bát ngát". Đó là những rặng tre ngà thân vàng óng được trồng phía nam và phía bắc của lăng. Hình ảnh hàng tre tượng trưng cho con người Việt Nam bất khuất, kiên cường. Dọc theo lối nhỏ đến gần lăng là những hàng cây vạn tuế rất lớn. Loài cây này được đặt cả phía trước và sau lăng, tất cả có bảy mươi chín cây tượng trưng cho bảy mươi chín năm tuổi thọ của Bác. Đến gần, em mới có dịp được ngắm lăng Bác kĩ hơn.
Lăng Bác là một khối nhà vững chãi gồm ba lớp. Lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp; lớp giữa là phân trung tâm của lăng, quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm. Trước lăng là quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài rộng mênh mông xanh mượt được chia thành hàng trăm ô cỏ nhỏ vuông vắn. Trước mặt lăng là cột cờ, lá Quốc kỳ đỏ thắm với ngôi sao vàng đã được kéo lên đang tung bay trong gió.
Bước qua những bậc tam cấp, em đến gần cửa lăng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Hai bên cửa là hai cây hoa đại cổ thụ nở hoa hồng thắm. Trước cửa lăng có hai chú lính gác mặc đồng phục màu trắng tinh, các chú đứng thật nghiêm trang không hề có một cử động nhỏ nào. Bước vào tiền sảnh lăng, em ngỡ ngàng ngắm thật kĩ dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Bác Hồ được dát bằng vàng.
Qua tiền sành là dãy cầu thang thấp dẫn vào phòng trung tâm, đó là nơi lưu giữ thi hài của Bác kính yêu. Bác được đặt trong hòm kính khung bằng gỗ quý có các hình điêu khắc hoa văn là các đám mây; hòm kính ấy được đặt trên một bục đá. Qua lớp kính trong suốt, em thấy Bác nằm bình yên, gương mặt tĩnh lặng. Bác vẫn mặc bộ quần áo kaki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su giản dị. Ánh sáng dìu dịu của chiếc đèn nê-ông tỏa ra khiến em ngỡ rằng đó là ánh sáng tỏa ra từ Bác. Bốn phía hòm có bốn người lính đứng trang nghiêm như gác cho giấc ngủ ngàn thu yên tĩnh của vị Cha già dân tộc.
Rời khỏi lăng Bác em vẫn không nguôi xúc động bồi hồi. Nghĩ đến hình ảnh Bác, em thầm hứa sẽ học tập tốt hơn để hàng năm được vào lăng viếng Bác, xứng đáng với những tình cảm lớn lao Bác dành cho thiếu nhi chúng em.