Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ủa mà cách sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực ở trong nhà ở đâu zậy bạn
Đáp án: B
Giải thích: Trong phòng tiếp khách không nên sắp xếp loại đồ đạc: Giường ngủ
-Các khu vực chính là :
+) Chỗ sinh hỏa chung, tiếp khách nên rộng rãi, thoáng mát và đẹp.
+) Chỗ thờ cúng cần trang trọng, nhà chật coa thể bố trí trên giá gắn tường.
+) Chỗ ngủ, nghỉ thường được bố trí ở nơi riêng biệt, yên tĩnh.
+) Chỗ ăn uống thường được bố trí gần bếp hoặc kết hợp trong bếp.
+) Khu vực bếp cần sáng sủa, sạch sẽ có đủ nước sạch và thoát nước tốt.
+) Khu vệ sinh cần được bố trí riêng biệt, kín đáo thường kết hợp với nơi tắm giặt.
+) Chỗ để xe, kho nên bố trí nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn.
-Cách sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực :
+) Trong mỗi một khu vực cần sắp xếp đồ đạc sao cho hợp lí tùy điều kiện và sở thích của từng gia đình.
+) Tuy nhiên để đạt sự sang trọng thì cần có sự sắp xếp hợp lí, thuận tiện, thoải mái.
Khu vực chính của nhà ở là khu vực phòng khách và các phòng ngủ.
- Sắp xếp đồ đạc hợp lí, đúng nơi:
Ví dụ: Bộ bàn ghế ở phòng khách.
Giuờng ở phòng ngủ.
Bếp ở nhà bếp.
Máy giặt ở phòng tắm.
Việc sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ làm tăng tính gọn gàng, sự thẩm mĩ giúp cho bản thân cảm thấy dễ chịu, thoái mái,....
Phòng khách : bàn ghế lau chùi sạch sẽ , gọn gàng . Các đồ trang trí phải có đảm bảo thẩm mĩ .
Phòng ngủ : sau khi ngủ dậy chăn gối sắp xếp gọn gàn . Phòng học ( nếu có ) sách vở xếp gọn gàng vào các ngăn . Tủ áo quần : sắp xếp hợp lý ngăn nắp vào tủ . Không vứt lung tung ra giường , các nơi trong nhà .
Phòng bếp : bát đĩa sắp xếp đúng quy định , sau khi ăn xong phải rửa .
Phòng tắm ( vệ sinh ) : Khăn , lược , bàn chải , ...... bỏ đúng chỗ hợp lý . Sau khi đi vệ sinh cần xả nước .
Học sinh trả lời theo thực tế gia đình. Ví dụ:
* Các khu vực chính của nhà em:
- Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách: là gian giữa tầng 1.
- Chỗ thờ cúng: là gian ở tầng hai, phòng hướng ra mặt đường.
- Chỗ ngủ, nghỉ: hai phòng trong góc ở tầng 1 và tầng 2.
- Chỗ ăn uống: cũng là phòng sinh hoạt chung.
- Khu bếp: gian trong cùng ở tầng 1.
- Khu vệ sinh: gian trong cùng ở tầng 1, cạnh gian bếp.
- Chỗ để xe: ở gian ngoài cùng tầng 1.
* Sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực:
chọn 1 trong các từ / cụm từ : cáu trúc , thuận tiện , sử dụng , vùng miền , quét dọn , nhu cầu , diện tích , sử thích , hợp lí , thỏa mái để điền vào chỗ chấm ( ..... ) cho thích hợp :
- việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình phụ thuộc vào : đặc điểm của từng vùng miền ; diện tích và cấu trúc của ngôi nhà ; nhu cầu và sở thích của mỗi gia đình .
- đồ đạc trong gia đình cần được sắp xếp 1 cách hợp lí để tạo sự thoải mái , thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày , giúp cho việc sử dụng , quét dọn được dễ dàng .
ai nhanh và đúng mình like cho !
Những việc làm sau đây không nên làm: (sắp xếp đồ đạc trong nhà ở hợp lí )
1.Kê giường gần cửa ra vào.
2.Kê giường gần cửa sổ.
3.Kê tủ chắn cửa sổ.
4.Kê tivi đối diện với cửa.
5.Kê tivi trong phòng khách.
6.Đặt bàn thờ trong phòng bếp.
7.Kê bàn học trong phòng khách.
8.Kê bàn học gần cửa sổ.
Những việc làm sau đây nên làm: (sắp xếp đồ đạc trong nhà ở hợp lí )
1.Kê giường gần cửa ra vào.
2.Kê giường gần cửa sổ.
3.Kê tủ chắn cửa sổ.
4.Kê tivi đối diện với cửa.
5.Kê tivi trong phòng khách.
6.Đặt bàn thờ trong phòng bếp.
7.Kê bàn học trong phòng khách.
8.Kê bàn học gần cửa sổ.
câu a)-Nhà ở thành phố : việc bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng thuận tiện , các khu vực được bố trí riêng lẻ.
-Nhà ở nông thôn : có 2 gian nhà , nhà chính các đồ đạc được bố trí ngăn nắp , hợp lí ,nhà phụ dùng để nấu ăn , ăn uống để đồ được làm vườn.
-Nhà ở vùng cao : khu vực vệ sinh hoạt chung thường được bố trí thuận tiện cho việc nấu ăn , tiếp khách thường là sàn tầng trên,ở dưới thường để đồ lao động.
câu b)Việc sắp xếp đồ đạc phụ thuộc vào các yếu tố là:
-chăm chỉ
-ngăn nắp
-gọn gàng
-có thời gian
câu c)Việc sắp xếp các đồ cần thỏa mãn các yêu cầu : thông thường là gọn gàng . Nói rõ hơn là chúng để đúng vị trí , thao tác với đồ đạc dễ dàng , thuận tiện , nếu đồ vật gây nguy hiểm thì phải có tiêu chuẩn an toàn.
Nếu bạn đang phân vân không biết bên sắp xếp những vật dụng trong phòng khách như thế nào, thì bạn nên tham khảo những bước dưới đây để có thể chọn cho mình cách bố trí nội thất phòng khách
1. Cách bố trí đồ đạc
Bạn không nên bố trí quá nhiều đồ trong phòng khách của minh, vì nó chỉ làm rối thêm, bạn nên có ý tưởng sáng tạo trong cách bố trí, bạn có thể bố trí phòng khách theo phong cách của mình.
2. Xác định điểm trọng tâm
Ý tưởng đầu tiên trong việc sắp xếp phòng khách đó là chọn ra một điểm trọng tâm cho căn phòng. Trong mỗi phòng khách đều có một điểm trọng tâm và nó có thể là bất kể thứ gì có trong phòng. Nó có thể là một cánh cửa sổ, hoặc là một cái kệ tivi. Nó cũng có thể là bất cứ thứ gì mà bạn nghĩ rằng nó phản ánh được phong cách cho căn phòng.
Khi đã chọn được điểm trọng tâm cho căn phòng thì bạn đã hoàn thành một nửa công việc. Tiếp theo là việc bố trí đồ đạc trong phòng, việc bố trí phải giúp tôn lên vẻ đẹp của điểm trọng tâm. Cũng không nhất thiết việc tất cả đồ vật đều hướng về điểm trọng tâm nhưng nó phải làm nỗi bật được điểm trọng tâm. Ví dụ những chiếc ghế hay những đồ lặt vặt cũng có thể được sắp đặt như một phần của điểm trọng tâm.
3. Ít mà nhiều
Bạn không nên bố trí nội thất cho phòng khách với quá nhiều đồ đạc vì nó sẽ làm cho căn phòng trở nên bừa bộn. Khi chọn đồ nội thất, phải luôn ăn cứ vào diện tích phòng của mình. Mặc dù những đồ đạc bạn chọn có đẹp như thế nào đi chăng nữa, nhưng nếu bạn cứ cố đem tất cả chúng vào trong phòng thì nó cũng không mang lại hiệu quả thẩm mỹ như bạn mong muốn, có khi còn vô tình làm hỗn loạn căn phòng của bạn.
Điều này làm cho căn phòng kém thiết thực và khó di chuyển ra vào. Nếu muốn có được phòng khách lý tưởng, điều quan trọng là phải có nhiều hơn một lối vào hoặc ra. Bạn nên sắp xếp đồ đạc sao cho giống như một dòng chảy trong tự nhiên.
4. Cách phân chia khi không gian quá lớn
Mỗi căn phòng đều có hình dạng và kích thước khác nhau, khi diện tích phòng khách quá dài bạn phải đối mặt với việc phải bố trí đồ đạc như thế nào. Khi phòng khách của bạn quá lớn hoặc quá dài, bạn nên chia ra hai không gian là phòng khách và phòng ăn. Hoặc chia ra hai khu vực riêng biệt trong phòng khách. Một khu vực dành cho trò chuyện hay nghe nhạc, một khu vực khác dành để xem tivi, chơi cờ hay chơi game…
5. Làm rộng không gian nhỏ
Việc hạn chế đồ đạc trong phòng khách sẽ giúp phòng khách không bị bừa bộn, làm căn phòng trở nên lớn hơn. Để làm được điều này thì bạn nên sử dụng các đồ vật đa chức năng đối với những căn phòng có diện tích quá nhỏ.
Ví dụ khi phòng khách bạn quá nhỏ bạn có thể sử dụng những loại bàn có thể chồng xếp hoặc lồng ghép được vào nhau, sử dụng loại ghế đệm dài có ngăn chứa đồ kèm theo, hoặc sử dụng loại bàn có ngăn kéo. Những đồ dùng này có thể giúp phòng khách nhà bạn gọn gàng hơn và làm cho không gian được rộng hơn.
6. Cách sắp xếp bàn ghế
Bạn nên chừa khoảng không gian đủ cho việc di chuyển xung quanh. Không để đồ đạc chiếm chổ cửa sổ hoặc cửa ra vào.
Không nên đặt tất cả bàn ghế dựa vào tường. Bạn nên đặt các ghế đối diện trực tiếp với nhau sẽ tạo được sự thân mật. Nếu bạn muốn khuyến khích những cuộc trò chuyện, thì đừng đặt ghế và sofa quá xa nhau. Ngoài ra để tạo cho khách cảm giác được chào đón thì bạn nên để chiếc ghế dài nhất của bộ sofa hướng ra phía khách đi vào. Đặt bộ bàn ghế ở nơi dễ thấy và dễ di chuyển nhất.
Chúc bạn học tốt !!
thế mà ko làm được thì vứt