K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2021

Bài làm: Nói về lòng nhân hậu: Câu chuyện Nàng tiên ốc: Ngày xưa, có bà lão nghèo phải kiếm sống bằng việc mò cua, bắt ốc để mang ra chợ bán. Một hôm nọ, bà nhặt được một con ốc rất đẹp. Bà thương không muốn bán nên thả vào cái chum gỗ trước cửa nhà. Sáng sớm hôm sau, bà thu dọn đồ đạc để đi làm. Ráng chiều buông xuống, khi về đến nhà, bà thấy có rất nhiều chuyện lạ: sân nhà được quét sạch tinh tươm, đàn lợn cũng đã được ăn và đang nằm ngủ, cơm canh nóng hổi đã được dọn sẵn ra bàn và vườn rau đã tươi sạch cỏ. Bà lão thấy lạ quá, bèn hỏi những người hàng xóm trong làng thì không ai nhận lời đã giúp bà cụ cả. Thế là một hôm, bà giả vờ đi làm và rình trước cửa xem ai đã giúp thì bỗng thấy một nàng tiên đẹp tuyệt trần bước ra từ chum nước. Nàng mặc váy màu xanh biếc giống màu của vỏ ốc với mái tóc đen dài óng mượt. ​Bà lão thấy vừa ngạc nhiên vừa sung sướng bèn chạy lại đập vỡ vỏ ốc. Hai mẹ con từ đó sống hạnh phúc bên nhau!

Hết!!!!!!!!!

Đây là bài văn văn mẫu của mik.

10 tháng 12 2021
Bài làm Những câu chuyện cổ tích xa xưa của ông cha ta chứa đựng những bài học được đúc kết, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hầu hết các câu chuyện ấy đều khuyên chúng ta "thương người như thể thương thân", nếu có trái tim lương thiện thì sẽ gặp điều lành. Sau đây em xin kể một trong những câu chuyện đó: Ngày xửa ngày xưa, có một bà lão sống rất lương thiện và hiền lành. Hằng ngày, bà phải mò cua, bắt ốc để kiếm sống. Một hôm, bà bắt được một con ốc xinh xinh, xanh biêng biếc. Bà thấy con ốc đẹp quá nên thương không muốn bán. Bà bèn thả nó vào trong chum. Cũng từ hôm đó, trong nhà bà cụ xảy ra rất nhiều chuyện kì lạ. Mỗi khi, bà đi làm về thì sân nhà đều sạch sẽ, vườn rau tươi sạch cỏ, đàn lợn đã được ăn no và mâm cơm tươm tất. Bà lão thấy lạ quá, bèn cố ý rình xem ai đang giúp mình. Rồi bà lão phát hiện ra một nàng tiên bước ra từ chum nước. Nàng rất xinh đẹp, trên đầu quấn khăn vấn, tà áo tứ thân thướt tha và mềm mại, xung quanh là những đám mây hồng bồng bềnh. Bà lão thấy vậy, bèn bí mật đập vỡ vỏ ốc xanh và ôm lấy nàng tiên. Bà nói: "Lão sống một mình, đôi khi cũng thấy cô đơn. Con nhận lão là mẹ nhé." Nàng tiên không do dự đồng ý. Từ đó, hai mẹ con sống hạnh phúc và luôn thương yêu nhau. Câu chuyện này giúp em hiểu được rằng, khi chúng ta sống hiền hòa, tốt bụng, biết quan tâm người khác thì sẽ được nhận lại những điều tốt đẹp.
10 tháng 12 2017

Ngày xưa, ở một làng nọ có một bà lão sống cô độc một mình trong một ngôi nhà nhỏ. Bà đã già yếu, không thể cấy cày lại chẳng có con cháu đỡ đần nên cuộc sống rất nghèo khổ và chật vật. Bà chỉ có độc một bộ quần áo màu đen đã cũ sờn, hai bên vai có vài mảnh chấp. Nhìn cái thân hình còm cõi, cái lưng còng đi vì thời gian, dáng đi chậm chạp, khuôn mặt khắc khổ của bà ai cũng thương cảm. Ấy vậy mà, hàng ngày, bà vẫn phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống. Thấy bà cụ đã yếu, bà con trong làng cũng thỉnh thoảng sang đỡ đần bà vài việc nhưng cũng không thể lúc nào cũng chăm sóc bà cụ được. Bởi vậy, bà thường sống lầm lũi một mình.

Một hôm, trong lúc bắt tép mò cua, bà tình cờ bắt được một con ốc rất xinh đẹp. Vỏ của nó phủ một màu xanh biếc, lấp la lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thấy ốc đẹp, không nỡ đem bán nên bà đã đem ốc về và thả trong cái chum nước ngoài sân.

Lạ thay, từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược được vun xới, lợn gà được ăn uống no say. Đặc biệt lại có cả một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Ban đầu, bà cũng tưởng hàng xóm thương mình già cả, côi cút nên sang giúp. Nhưng khi biết là không phải, bà quyết định tìm cho ra ai đã lén giúp mình.

Một ngày nọ, bà giã vờ đi làm như mọi khi. Nhưng thực ra đi đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm nơi kín đáo rình xem…Chờ mãi, cuối cùng bà cũng thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. nàng có khuôn mặt tròn trịa phúc hậu như Vầng trăng tròn, đôi mắt đen và sáng lấp lánh, cái miệng nhỏ nhỏ hồng hồng rất xinh. Vẻ đẹp của nàng cảng thêm rực rỡ khi nàng khoát trên mình chiếc áo màu xanh đẹp đẽ và mền mại.  Nàng tiên nhẹ nhàng đi vào nhà rồi cầm chổi quét dọn, lau chìu nhà cửa, sân vườn và cho lợn gà ăn….Bà hết sức ngạc nhiên. Đoán chắc nàng tiên này chui ra từ vỏ ốc, lặng lẽ ta lại gần chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra thành từng mảnh. Bởi bà không muốn cô gái biến mất nào trong vỏ ốc, bà muốn cô gái sống với mình nên đã làm vậy. Nghe tiếng động, cô gái vội chạy đến bên chum nước để ẩn mình trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Trước khi cô gái hết ngạc nhiên, bà cụ đã thuyết phục cô về ở với mình. Và từ đó đến nay,  bà sống hạnh phúc với cô con gái xinh đẹp và ngoan ngoãn của mình. Đúng là trời thương người. Bà lão ăn ở hiền lành nhân đức nên đã được hạnh phúc.

10 tháng 12 2017

Làng tôi một bà lão sống cô độc một mình trong một ngôi nhà nhỏ. Bà đã già yếu, không thể cấy cày lại chẳng có con cháu đỡ đần nên cuộc sống rất nghèo khổ và chật vật. Hằng ngày, bà phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống, rất tội nghiệp. Bà con trong làng cũng thỉnh thoảng sang đỡ đần bà vài việc nhưng cũng không thể lúc nào cũng chăm sóc bà cụ được. Bởi vậy, bà thường sống lầm lũi một mình.

Bẵng đi một thời gian, tôi thấy lạ khi trong gian nhà hiu quạnh của bà cụ xuất hiện một cô gái xinh đẹp như tiên, tính tình hiền dịu và rất chịu thương chịu khó. Mọi việc trong nhà cô đều làm cho bà cụ. Bà vui lắm. Thấy chuyện lạ kì, tôi bèn sang hỏi thì được bà cụ kể lại rằng:

Một hôm, bà tình cờ bắt được một con ốc rất xinh đẹp. Vỏ của nó phủ một màu xanh biếc, lấp la lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thấy ốc đẹp, không nỡ đem bán nên bà đã đem ốc về và thả trong cái chum nước ngoài sân.

Lạ thay, từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược được vun xới, lợn gà được ăn uống no say. Đặc biệt lại có cả một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Ban đầu, bà cũng tưởng hàng xóm thương mình già cả, côi cút nên sang giúp. Nhưng khi biết là không phải, bà quyết định tìm cho ra ai đã lén giúp mình.

Một ngày nọ, bà giã vờ đi làm như mọi khi. Nhưng thực ra đi đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm nơi kín đáo rình xem…Chờ mãi, cuối cùng bà cũng thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. Đó chính là cô gái mà ta thấy ở nhà bà cụ sau này. Nàng tiên nhẹ nhàng đi vào nhà rồi cầm chổi quét dọn, lau chìu nhà cửa, sân vườn và cho lợn gà ăn….Bà hết sức ngạc nhiên. Đoán chắc nàng tiên này chui ra từ vỏ ốc, lặng lẽ ta lại gần chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra thành từng mảnh. Bởi bà không muốn cô gái biến mất nào trong vỏ ốc, bà muốn cô gái sống với mình nên đã làm vậy. Nghe tiếng động, cô gái vội chạy đến bên chum nước để ẩn mình trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Trước khi cô gái hết ngạc nhiên, bà cụ đã thuyết phục cô về ở với mình. Và từ đó đến nay, bà sống hạnh phúc với cô con gái xinh đẹp và ngoan ngoãn của mình. Đúng là trời thương người. Bà lão ăn ở hiền lành nhân đức nên đã được hạnh phúc.

Thành phố Hồ Chi Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo : “Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !”. Bà cụ mừng rỡ: “Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!”. Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và xiết chặt tay em : “Bà cảm ơn cháu ! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu ! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!”.Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.

1 tháng 12 2018

Những tấm gương người tốt, việc tốt luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta giúp cho cuộc đời thêm ấm áp và tươi đẹp hơn, Em được biết đến nhiều người có tấm lòng nhân hậu, luôn suy nghĩ và làm nhiều việc tốt đóng góp cho xã hội qua việc đọc sách báo, xem trên ti vi, Em nhớ nhất là câu chuyện về bà Cao Thị Kim Doanh tám mươi tuổi nhà ở phố Hàng Bông, Hà Nội. 

Bà Cao Thị Kim Doanh trước đây là một nhà giáo, nay bà đã cao tuổi và nghỉ hưu nhiều năm. Bà tuy bị bệnh ung thư đã mấy năm nhưng luôn là một người sống lạc quan, có tấm lòng nhân hậu với cộng đồng. Với con cháu bà luôn hết mực thương yêu, với bà con hàng xóm bà sống chan hòa, giản dị, chân thành nên mọi người ai cũng yêu quý.

Tuy tuổi đã cao, cũng không thực sự có điều kiện về kinh tế nhưng bà đã chọn việc làm giản dị và cần mẫn là hàng ngày đan những chiếc áo len để tặng cho trẻ em vùng cao có hoàn cành khó khăn. Bà chia sẻ với mọi người rằng: "Bác xem trên ti vi thấy các cháu ở vùng núi nghèo quá. Trời lạnh như này mà đầu trần, chân đất mặc mỗi cái áo mỏng. Bác nghĩ mình nghỉ hưu rồi cũng không bận gì nên quyết định đan áo cho trẻ con". Dù là áo đem tặng, nhưng những chiếc áo len được bà Doanh đan rất cẩn thận, bà gửi gắm vào đó tình yêu thương của mình đối với cộng đồng, với trẻ em vùng cao. 

Cần mẫn từng mũi đan, mỗi tháng bà Doanh đan được ba chiếc áo, cứ như vậy một năm bà tặng cho trẻ em miền núi gần bốn mươi chiếc áo ấm. Công việc này bà làm đẫ hơn năm năm nhưng chưa một lần bà kể công sức và tiền bạc của mình. Bà luôn tâm niệm một điều "Mình sống được ngày nào thì làm được việc gì tốt ngày đó, bị bệnh không có nghĩa là không làm được việc tốt cho xã hội". Cứ như thế, những chiếc áo len giản dị đơn sơ mang hơi ấm tình yêu thương của bà lộng lẽ đến với trẻ em vùng cao.

Câu chuyện về bà Cao Thị Kim Doanh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Em đã cảm nhận bà giống như một bà tiên với tấm lòng nhân hậu vì luôn đem đến tình yêu thương và sự ấm áp cho trẻ em nghèo. Em rất yêu quý bà và sẽ học tập đức tính quý báu của bà. 

THAM KHẢO

18 tháng 9 2018

mk nghĩa ra rồi mỗi tội dài quá mk k muốn viết 

sorry bn nha -_-

18 tháng 9 2018

vd về 1 chấu bé đưa cụ già qua đường chẳng hạn 

11 tháng 12 2017

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

12 tháng 12 2017

Bạn đúng phần dưới thôi

3 tháng 12 2021

Mấy hôm, trời rét căm căm. Các nhà trong xóm đóng cửa kín mít để tránh gió. Trên đường, chỉ có lác đác người qua lại. Trời sáng dần, gió thổi lạnh buốt, mưa rơi rả rích.

Hôm đó, em ra máy nước rửa rau xà lách. Em mặc áo ấm và khoác áo mưa. ở máy bên kia, bà cụ Loan đang hứng nước. Bà chỉ mặc phong phanh. Mưa và gió lạnh tê tái làm bà run lẩy bẩy. Khi hứng nước xong định ra về, bà ngã xuống. Bà cố tựa vào tường, mắt nhìn em như cầu cứu. Em hoảng hốt vội chạy ra đỡ bà dậy. Nhìn khuôn mặt tái nhợt, em biết bà bị lạnh cóng. Em dìu bà về nhà. Căn nhà tồi tàn, chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ và một cái giường đơn. Em đỡ cụ lên giường và về gọi bà nội em. Bà em rất thạo về các môn thuốc thông thường. Nghe em nói, bà em tất tả chạy sang nhà bà Loan.

Sau vài phút xem xét, bà em nói:

- Bà cụ bị cảm lạnh. Bây giờ cháu đi nhóm lửa sưởi ấm cho cụ đi.

Bà em chạy về nhà lấy một cái áo len của mình thay vào chỗ áo ướt của cụ Loan. Bà đắp chăn cho cụ và lại về lấy mấy thứ cần thiết sang xoa bóp cho cụ Loan. Sau đó, bà em cho cụ uống thêm mấy viên thuốc cảm.

Mười phút sau, bà cụ Loan hết run. Người cụ ấm dần và bà cụ từ từ mở mắt. Cụ không ngồi dậy được mà chỉ nhìn em và bà nội với đôi mắt biết ơn.

Bà em nói:

- Chiều, bà sẽ khỏi. Bây giờ, bà ngủ đi cho khoẻ.

Bà em kéo chăn đắp kín ngực cho bà cụ và bảo em:

- Cháu ra máy nước mang rau về. Thỉnh thoảng, bà cháu ta sẽ sang xem xét tình hình bà cụ.

Đến chiều, mưa chỉ còn tí tách. Cô Hoa, con gái bà cụ đạp xe đến. Cô rất xúc động khi biết chuyện xảy ra.

Cô nói với bà em:

- Cháu cảm ơn cô nhiều, nếu không có cô và cháu Phương thì không biết mẹ cháu sẽ ra sao!

Cô Hoa ở lại để chăm sóc mẹ.

Em thủ thỉ:

- Bà ơi! Bà tốt với cụ Loan nhỉ?

Bà vuốt tóc em cười hiền hậu:

- Thương người như thể thương thân mà cháu!

18 tháng 11 2021

1 hôm , có 1 cô bé đang đi trên phố ; đột nhiên 1 ông lão ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt cô , hai hàng nước mắt trên mi cứ rơi xuống ; ông chìa bàn tay thôi ráp ra xin cô ít tiền . Cô đã lục đủ các túi áo của mình nhưng chẳng có gì cả , ông lão vẫn đợi , tay cô run lẩy bẩy . Chẳng còn cách khác , cô liền nắm chặt lấy bàn tay ông lão , nói :"Xin ông đừng giận cháu , cháu chẳng có gì để cho ông cả " Ông liền nói "Cảm ơn cháu..." . Ông lão đi mất , cô bé hiểu ra rằng :"Tình cảm không xuất phát từ vật chất ; mà nó xuất phát từ chính tấm lòng của mình"

Bạn thêm mở bài với kết bài nhé mình đang bận

18 tháng 11 2021

câu chuyện người ăn xin không có tấm lòng nhân hậu. Mà là tấm lòng trắc ẩn cơ

4 tháng 9 2017

Đã xưa lắm rồi ở một làng nọ có một bà cụ già nghèo không chồng không con, không người nương tựa lúc tuổi xế chiều. Nhìn thân hình gày còm, dáng đi chậm chạp, yếu ớt, khuôn mặt nhăn nheo, da nổi đồi mồi. Mái tóc của cụ thì thưa thớt, bặc trắng, trông cụ thật tội nghiệp. Cụ thường bận bộ đồ màu đen và hai vai đã bạc màu bởi thời gian mưa nắng ngoài đồng. Duy chỉ có đôi mắt của cụ vẫn còn sáng lắm, tinh tường lắm, nhìn ai cũng toát lên vẻ nhân từ phúc hậu. Mọi người trong làng ai cũng thương yêu quý mến cụ

Một hôm trời trong nắng đẹp bà cụ lại ra đồng bắt tép mò cua. Tình cờ bà nhặt được một con ốc rất lạ. Toàn thân nó phủ một màu xanh da trời trông rất xinh.

Bà không nỡ bán mà đem bỏ vào một cái chum nước để nuôi

Từ ngày đó trở đi, mỗi lần đi làm về, bà thường thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Lợn gà ăn uống no say, vườn tược như có bàn tay vun xới. Đặc biệt là một mâm cơm tươm tất dọn sẵn lên bà. Bà không biết người nào đã ngầm lén giúp đỡ. Bà quyết định tìm cho ra người đó.Rồi một buổi sáng như thường lệ, bà vẫn đi làm bình thường. Nhưng đến nửa đường bà quay lại tìm chỗ kín rình xem. Bỗng nhiên từ chỗ chum nước, một nàng tiên xinh đẹp hiện lên. Bà dán mắt vào nàng không chớp mắt. Chao ôi! Người đâu mà đẹp đến thế. Gương mặt này đẹp như một tố nữ trong tranh. Nước da trắng ngần, đôi môi hồng thắm, chúm chím cười duyên như đóa sen hồng sắp nở. Nàng bận một chiếc vay màu xanh da trời êm dịu, bước di chuyển nhẹ nhàng lướt trên mặt đất. Nàng bước vào nhà làm mọi việc quét dọn nhà cửa, cho lợn gà ăn….Nhân lúc nàng tiên đang cắm cúi làm việc bà rón rén đến bên chum nước cầm vỏ ốc lên đập vỡ ra từng mảnh. Nghe động, nàng giật mình quay lại định chui vào ẩn trong vỏ ốc nhưng đã quá muộn: vỏ ốc đã không còn nữa. Bà cụ vội chạy đến ồm chầm lấy nàng tiên, khẽ nói:

- Con gái! Hãy ở lại với mẹ!

Từ đó, gia đình ấm cúng hẳn lên. Hai mẹ con sống với nhau thật vui vẻ, hạnh phúc

1 tháng 9 2021

Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ có một bà lão nghèo sống bằng nghề mò cua bắt ốc để đem bán. Bà sống một mình trong một căn nhà tranh cũ, thân hình bà gầy gò cùng với chiếc lưng còng, bộ quần áo màu nâu đất bà thường hay mặc đã sờn cũ và loáng thoáng vài vết chắp vá ở nhiều nơi.

Một hôm, bà lão bắt được một con ốc rất lạ mà bà chưa từng thấy bao giờ: vỏ ốc có màu biên biếc xanh, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời như những hạt trân châu quý. Cầm con ốc trên tay, bà lão thầm nghĩ: “Con ốc đẹp thế này mà bán đi thì thật tiếc, hay mình sẽ đem nó về nuôi để có người bầu bạn vậy.” Thế là bà bèn đem ốc về thả vào chum nuôi.

Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc, kết hợp tả ngoại hình các nhân vật

Từ ngày có ốc thì trong nhà xảy ra rất nhiều chuyện kì lạ. Mỗi khi bà đi làm về đều thấy nhà cửa đã được lau dọn sạch sẽ, trên bàn thì đã bày ra một mâm cơm nóng hổi, đàn lợn đã được cho ăn no đủ, còn những khóm rau ngoài vườn thì đã được tưới nước, nhổ sạch cỏ. Bà lão mừng lắm, bà suy nghĩ: “Thật tốt quá! Không biết là ai đã giúp đỡ mình chăm nom nhà cửa chu đáo như vậy. Mình phải gặp người đó để cảm ơn mới được.” Thế là bà đã nghĩ ra một cách để xem ai đã giúp đỡ mình.

>> Xem thêm:  Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Hôm sau, bà lão vẫn đi ra đồng như mọi ngày, nhưng lần này bà chỉ đi nửa đường rồi quay về núp bên hiên nhà, đưa mắt len lén nhìn xem. Bỗng bà thấy có một cô gái xinh đẹp bước ra từ chum nước – nơi bà nuôi con ốc trước đó. Cô gái mặc một bộ quần áo xanh biếc, sáng lấp lánh như vỏ ốc, dáng người nàng nhẹ nhàng, uyển chuyển tựa như những cơn sóng ngoài khơi xa. Nàng bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, tưới rau,… Bà lão liền đoán rằng cô gái ấy chắc là cô tiên ốc từ chiếc vỏ mà bà đã đem về, nói đoạn bà chầm chậm tiến lại chum nước để lấy vỏ ốc.

Nào ngờ, cô gái giật mình định biến vào trong vỏ thì bà lão đã nhanh tay đập bể vỏ ốc. Nhìn thấy vỏ ốc vỡ toang trên mặt đất, cô gái liền òa khóc: “Bà ơi, bà đập vỡ vỏ ốc như vậy thì làm sao con có nhà để ở nữa?” Bà lão ôn tồn nói với cô gái: “Không sao đâu, ta không có con cái, hay là con ở lại bầu bạn với ta, làm con gái ta được không? Bây giờ đây sẽ là nhà của con, cảm ơn con đã giúp đỡ ta trong thời gian qua.”, cô gái liền vui vẻ đồng ý. Và kể từ đó, hai người họ sống hạnh phúc cùng nhau mãi mãi về sau.

8 tháng 1 2019

Đã xưa lắm rồi ở một làng nọ có một bà cụ già nghèo không chồng không con, không người nương tựa lúc tuổi xế chiều. Nhìn thân hình gày còm, dáng đi chậm chạp, yếu ớt, khuôn mặt nhăn nheo, da nổi đồi mồi. Mái tóc của cụ thì thưa thớt, bặc trắng, trông cụ thật tội nghiệp. Cụ thường bận bộ đồ màu đen và hai vai đã bạc màu bởi thời gian mưa nắng ngoài đồng. Duy chỉ có đôi mắt của cụ vẫn còn sáng lắm, tinh tường lắm, nhìn ai cũng toát lên vẻ nhân từ phúc hậu. Mọi người trong làng ai cũng thương yêu quý mến cụ

Một hôm trời trong nắng đẹp bà cụ lại ra đồng bắt tép mò cua. Tình cờ bà nhặt được một con ốc rất lạ. Toàn thân nó phủ một màu xanh da trời trông rất xinh.

Bà không nỡ bán mà đem bỏ vào một cái chum nước để nuôi

Từ ngày đó trở đi, mỗi lần đi làm về, bà thường thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Lợn gà ăn uống no say, vườn tược như có bàn tay vun xới. Đặc biệt là một mâm cơm tươm tất dọn sẵn lên bà. Bà không biết người nào đã ngầm lén giúp đỡ. Bà quyết định tìm cho ra người đó.Rồi một buổi sáng như thường lệ, bà vẫn đi làm bình thường. Nhưng đến nửa đường bà quay lại tìm chỗ kín rình xem. Bỗng nhiên từ chỗ chum nước, một nàng tiên xinh đẹp hiện lên. Bà dán mắt vào nàng không chớp mắt. Chao ôi! Người đâu mà đẹp đến thế. Gương mặt này đẹp như một tố nữ trong tranh. Nước da trắng ngần, đôi môi hồng thắm, chúm chím cười duyên như đóa sen hồng sắp nở. Nàng bận một chiếc vay màu xanh da trời êm dịu, bước di chuyển nhẹ nhàng lướt trên mặt đất. Nàng bước vào nhà làm mọi việc quét dọn nhà cửa, cho lợn gà ăn….Nhân lúc nàng tiên đang cắm cúi làm việc bà rón rén đến bên chum nước cầm vỏ ốc lên đập vỡ ra từng mảnh. Nghe động, nàng giật mình quay lại định chui vào ẩn trong vỏ ốc nhưng đã quá muộn: vỏ ốc đã không còn nữa. Bà cụ vội chạy đến ồm chầm lấy nàng tiên, khẽ nói:

- Con gái! Hãy ở lại với mẹ!

Từ đó, gia đình ấm cúng hẳn lên. Hai mẹ con sống với nhau thật vui vẻ, hạnh phúc

1 tháng 9 2021

Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ có một bà lão nghèo sống bằng nghề mò cua bắt ốc để đem bán. Bà sống một mình trong một căn nhà tranh cũ, thân hình bà gầy gò cùng với chiếc lưng còng, bộ quần áo màu nâu đất bà thường hay mặc đã sờn cũ và loáng thoáng vài vết chắp vá ở nhiều nơi.

Một hôm, bà lão bắt được một con ốc rất lạ mà bà chưa từng thấy bao giờ: vỏ ốc có màu biên biếc xanh, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời như những hạt trân châu quý. Cầm con ốc trên tay, bà lão thầm nghĩ: “Con ốc đẹp thế này mà bán đi thì thật tiếc, hay mình sẽ đem nó về nuôi để có người bầu bạn vậy.” Thế là bà bèn đem ốc về thả vào chum nuôi.

Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc, kết hợp tả ngoại hình các nhân vật

Từ ngày có ốc thì trong nhà xảy ra rất nhiều chuyện kì lạ. Mỗi khi bà đi làm về đều thấy nhà cửa đã được lau dọn sạch sẽ, trên bàn thì đã bày ra một mâm cơm nóng hổi, đàn lợn đã được cho ăn no đủ, còn những khóm rau ngoài vườn thì đã được tưới nước, nhổ sạch cỏ. Bà lão mừng lắm, bà suy nghĩ: “Thật tốt quá! Không biết là ai đã giúp đỡ mình chăm nom nhà cửa chu đáo như vậy. Mình phải gặp người đó để cảm ơn mới được.” Thế là bà đã nghĩ ra một cách để xem ai đã giúp đỡ mình.

>> Xem thêm:  Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Hôm sau, bà lão vẫn đi ra đồng như mọi ngày, nhưng lần này bà chỉ đi nửa đường rồi quay về núp bên hiên nhà, đưa mắt len lén nhìn xem. Bỗng bà thấy có một cô gái xinh đẹp bước ra từ chum nước – nơi bà nuôi con ốc trước đó. Cô gái mặc một bộ quần áo xanh biếc, sáng lấp lánh như vỏ ốc, dáng người nàng nhẹ nhàng, uyển chuyển tựa như những cơn sóng ngoài khơi xa. Nàng bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, tưới rau,… Bà lão liền đoán rằng cô gái ấy chắc là cô tiên ốc từ chiếc vỏ mà bà đã đem về, nói đoạn bà chầm chậm tiến lại chum nước để lấy vỏ ốc.

Nào ngờ, cô gái giật mình định biến vào trong vỏ thì bà lão đã nhanh tay đập bể vỏ ốc. Nhìn thấy vỏ ốc vỡ toang trên mặt đất, cô gái liền òa khóc: “Bà ơi, bà đập vỡ vỏ ốc như vậy thì làm sao con có nhà để ở nữa?” Bà lão ôn tồn nói với cô gái: “Không sao đâu, ta không có con cái, hay là con ở lại bầu bạn với ta, làm con gái ta được không? Bây giờ đây sẽ là nhà của con, cảm ơn con đã giúp đỡ ta trong thời gian qua.”, cô gái liền vui vẻ đồng ý. Và kể từ đó, hai người họ sống hạnh phúc cùng nhau mãi mãi về sau.

26 tháng 11 2021

1. 

Bài làm

Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.

May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất. 
 

Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.

Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.
2. 

ó những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm:

Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi di công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm.

Một buổi chiều, tôi nghe thấy ông nói với mẹ tôi:

- Bố khó thở quá!

Mẹ liền gọi tôi vào, dúi vào tay tôi tờ giấy ghi tên thuốc, nói:

- Con chạy đi mua loại thuốc này cho mẹ. Nhanh lên con nhé!

Tôi liền nhanh nhẹn đi ngay. Đường từ nhà tôi đến hiệu thuốc không xa nhưng lại qua một sân bóng rộng. Thấy tôi, bọn bạn gọi:

- An- đrây- ca ơi, vào đây chơi với chúng tớ đi!

Biết mình là một tiền đạo giỏi và nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để thể hiện tài năng, tôi nhận lời ngay. Chơi rất vui nên tôi quên mất lời mẹ dặn. Mãi đến khi sút bóng vào lưới, nghe bọn bạn reo hò, tôi mới sực nhớ đến ông, liền ba chân bốn cẳng chạy đi mua thuốc.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi nhìn thấy mẹ đang khóc nấc lên. khi đó, tôi đã hiểu chuyện gì đang sảy ra. Tôi xà vào lòng mẹ, khóc:
 

- Mẹ ơi, chỉ vì con thích chơi bóng nên đã quên lời mẹ dặn, mua thuốc về chậm mà ông mất.

Nhưng mẹ lại an ủi tôi:

- Không, con không có lỗi gì cả. Ông già và yếu lắm rồi nên không thuốc nào cứu được ông đâu. Ông đã qua đời từ khi con vừa ra khỏi nhà.

Thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo trước nhà. Cây táo này được ông chăm sóc rất cẩn thận. Tôi thấy đêm đó thật tối và buồn quá. Thì ra, giờ đây, tôi đã mất đi người ông thân yêu, nghĩ vậy, tôi oà khóc.

Sau này, mãi đến khi trưởng thành, tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình:

- Giá mình đừng mải chơi, mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. Mình còn được nghe ông kể chuyện nhiều nữa.

Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời.
3.

Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế - Vua tàu thuỷ".

26 tháng 11 2021

k hộ nha : >