K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2016

trong do thai có một con vi khuẩn chuyên đi làm người có nó vớ vẩn giờ mới biết tại sao nó toàn hỏi câu vớ vẩn

22 tháng 12 2017

chút chít của con vi khuẩn 

k cho mk nha

22 tháng 12 2017

vi sinh trùng

10 tháng 4 2019

. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó

còn lai bn tự lm nha

11 tháng 3 2016

Con sông Trà Khúc chảy ven thành phố quê. em. Sông đã gắn bó với bao người, gắn bó với em. Sông và em thân thiết từ lâu lắm.

Lòng sông rộng mênh mông, nước sông thường xanh biêng biếc và lặng lờ theo dòng về biển cả. Sông đẹp nhất vào những ngày hè.

Buổi sáng, khi ông Mặt Trời thức dậy, vầng hồng rạng rỡ ở đằng đông, dòng sông sáng trong dưới ánh ban mai. Mặt Trời lên cao, nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông lấp loáng. Sông khoác lên mình chiếc áo lụa đào của cô thiếu nữ. Sông in bóng những tòa nhà nguy nga, diễm lệ. Sông vang vọng âm thanh nơi thành phố quê em. Hai bên bờ sông, hàng dừa xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước gương trong, chim chóc đua nhau ca hót như đón chào ngày mới.

Trưa về, sông trầm tư dưới nắng trời oi ả, nhưng nó cũng thật đẹp với chiếc áo the xanh duyên dáng của mình. Mặt nước mênh mông vẫn lặng lờ theo dòng chảy. Thỉnh thoảng, những chú cá bông lại quẫy nhẹ dưới dòng nước ngọt lành.

Buổi chiều, sông lại rạng rỡ với chiếc áo vàng lung linh của trời chiều ngả bóng. Mặt nước long lanh phản chiếu ánh hoàng hôn. Những đám mây hối hả ghé ngang soi bóng rồi trôi dạt về một phương, mảng trời xanh thấp thoáng lộ ra, soi mình xuống mặt nước mênh mông. Trên bãi cát phẳng chạy dài ven sông, trẻ em chạy nhảy tung tăng, những người ngồi hóng mát, trò chuyện thật vui.

Tối đến, khi vầng trăng lưng linh tỏa sáng, gió đưa mảy đến, mặt nước sông một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. Trên nền nhung tím ấy lại lấp lánh vầng trăng và muôn ngàn ánh sao đêm. Sông tĩnh mịch, bờ sông như dài thêm ra dưới những bãi ngô xanh sẫm một màu. Nước cứ xuôi dòng êm ả chảy. Đó đây, từng đàn cá thài bai đăm đắm nhìn mặt trăng tròn dưới nước. Trời nước lênh đênh. Xa xa, những chiếc xuồng con đang kéo lưới vào bờ.

Ôi, đẹp quá đi! Con sông của quê hương em. Sông làm cho phong cảnh thành phố ven sông thêm tươi đẹp, làng quê càng duyên dáng, nên thơ. Em ước mong dòng sông quê hương em mãi mãi trong xanh, tươi đẹp, trẻ trung.

11 tháng 3 2016

Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em.

Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông.

Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.

Gió mát, trăng sáng, trời nước mênh mông, chúng em thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm ả chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn mặt sông một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, dấu tích còn để lại đến ngày nay. Mọi người vừa chèo vừa ngắm cảnh, chẳng mấy chốc thuyền đã về đến bến.

Dòng sông Hồng này đã để lại trong em những kỉ niệm êm đềm. Nhớ ngày nào em mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm. Em sợ và hét lên, mếu máo khóc. Hồi em học lớp Một, em đã để lại ở con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó, em chưa biết bơi, các bạn rủ ra sông tắm, Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra xa. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thế nào lấv lại được. Tiếc quá, em nhào ra, hẫng chân, chới với giữa sông. Lũ bạn em đều không ai biết bơi kêu cứu toáng lên.

Vừa lúc ấy, thầy giáo em đi qua, thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt nước, bèn nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm chỏm tóc kéo vào đến chỗ cạn rồi bế thốc em chạy lên bờ. Thầy dốc người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Mãi một lúc sau, em mới tỉnh (nghe các bạn kể lại). Thầy bế em về nhà. Về đến nhà, bố mẹ em đưa em đến trạm xá. Hái ngay sau em về và lại cùng các bạn ra sông tắm như ngày nào. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Dòng sông ơi! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy, sông ạ!

Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy

14 tháng 4 2016

Nhà em có nuôi một con mèo. Nó là thành viên khá quan trọng trong gia đình em. Con mèo vừa tròn một tuổi. Chú ta nặng khoảng một cân rưỡi. Nó là giống mèo đực được bác em cho năm ngoái. Con mèo này béo tốt, nằm vừa trong vòng tay em. Chú mèo khoác lên mình chiếc áo hai màu: trắng và vàng. Lông chú mượt như tơ, nhìn xa như một khối mây biết đi. Lông phía trên lưng màu nâu vàng, còn lông cổ, đầu và chân đều màu nâu trắng. Cái đuôi dài thướt tha, mượt mà lúc ngoe nguẩy bên này, lúc lắc lư bên kia. Bốn cái chân thon thon. Bên dưới bàn chân là tấm nệm êm của mèo, làm cho những bước chân của chú thêm nhẹ nhàng. Đồng thời chú cũng có hàng móng vuốt sắc nhọn - vũ khí lợi hại nhất của chú ta. Đầu mèo ta chỉ to bằng quả cam sành, lắc lư liên tục. Đôi tai nhỏ hình tam giác dựng đứng để nghe ngóng. Em sờ vào tai chúng nhưng chú ta không thích cứ lắc lắc cái đầu. Cáimũi hồng hít hít ngửi ngửi trông thật dễ thương. Hàng ria mép trắng muốt trông oai vệ gớm! Đôi mắt tinh ranh, đen nhánh như có thủy tinh luôn trông ngang ngó dọc. Mỗi khi chú ngáp để lộ mấy cái răng bé xíu như mấy cái gai nhỏ. Những ngày trời nắng, sáng dậy chú lại ra giữa sân rồi liếm cái lưỡi hồng vào chân trước, còn hai chân sau duỗi ra đằng sau. Thế là chú ta lại nằm sưởi nắng. Chú vờn cái đuôi rồi cắn cắn gặm gặm. Còn mùa đông chú nằm trên người em ngủ tít. Tai chú cực thính. Một tiếng động nhỏ mèo ta cũng nghe thấy. Ô kìa! Chú mèo nằm sau thùng gạo để rình chuột đấy. Bỗngmột con chuột mon men đến bên chiếc lồng bàn đậy thức ăn. Chợt, chú mèo lấy đà. Đoạn, nó nhảy phóc đến chỗ con chuột. Chú chuột ranh mãnh đã nằmtrong móng vuốt mèo ta. Chú mèo nhà em là thế đấy. Từ ngày đó, “vệ sĩ” mèo canh gác nhà em sạch bóng chuột. Chú còn chơi với em mỗi lúc rảnh rỗi. Nó là người bạn nhỏ của gia đình em

 

14 tháng 4 2016

       Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.


Tả con chó nuôi trong nhà (ảnh sưu tầm)

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

"Quê hương" hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương. Tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà, ... nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.

Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng. Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược. Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ.... ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng.Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.

Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.

26 tháng 4 2018

Trong kí ức của mỗi người, có những cảnh vật đã hằn sâu trong tâm trí mà suốt đời ta không thể nào quên. Con đường đi học là một trong số đó. Ta có thể đi qua nhiều nẻo đường khác nhau, nhưng con đường đi học thì luôn thân thuộc và gần gũi với bất kì người nào.

Con đường đi học đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Hàng sáng, mỗi khi ông mặt trời vén màn mây và tỏa ánh nắng chan hòa khắp muôn nơi, tôi lại cùng đám bạn đi đến trường trên con đường làng quen thuộc. Không khí buổi sáng thật trong lành và mát mẻ. Nắng sớm và gió mát làm tâm hồn tôi thật dễ chịu và thư thái. Đi trên đường, tôi có thể nghe thấy tiếng chim hót lảnh lót trên cao, ngắm những bông hoa dại ở ven đường, nhìn thấy những giọt sương còn đọng lại ở cánh hoa hay phiến lá. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Vào buổi sớm, cây cối dường như mới tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, ánh nắng chiếu qua cành cây làm cựa mình sự sống. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như muốn vẫy chào chúng tôi. Trên con đường đi học, tôi còn đi qua cánh đồng lúa rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu mà ngọt ngào, ngây ngất. Cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu xanh mướt, chỉ cần một cơn gió thoảng qua là cả biển lúa ấy nhấp nhô tạo thành muôn ngàn con sóng nhỏ. Tôi bắt gặp vài bác nông dân ra thăm đồng sớm, bên bờ ruộng, con cò trắng đang kiếm ăn bổng sải cánh bay lên. Đằng sau những khu vườn xanh tốt là nếp nhà ngói đỏ nằm im lìm trong nắng mới.

Trên con đường đi học, tôi cũng gặp các bạn học sinh đang đi thành từng tốp trên đường. Các bạn đeo khăn quàng đỏ thắm trên vai, khoác ba lô trên lưng, vừa đi vừa trò chuyện về chuyện bài vở, trường lớp. Các bà, các mẹ xách làn đi chợ sớm. Vài bác nông dân cùng chú trâu đang thong thả đi làm đồng buổi sớm, họ hỏi thăm nhau về việc đồng áng, tin tưởng vào một vụ mùa bội thu. Con đường buổi sớm thật náo nhiệt và rộn rã, gương mặt ai cũng ánh lên vẻ vui tươi, nụ cười thường chực trên môi. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe ồn ào suốt cả con đường. Đi trên đường, tôi còn cảm nhận được mùi ngai ngái của đất, mùi của hương đồng gió nội quyện phả vào nhau.

Con đường đi học đã trở thành một phần quan trọng trong tuổi thơ của tôi. Con đường đi học cũng là con đường đưa tôi đến với tri thức, chắp cánh cho những ước mơ của tôi được bay cao bay xa.

VÌ thực tế con đường tới trường của mỗi người khác nhau nên các bạn chỉ nên tham khảo và tự viết cho mình 1 bài văn miêu tả con đường tới trường thật hay nhé

26 tháng 4 2018

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

28 tháng 3 2016

   a) 1. Mở bài : - Giới thiệu chung về phiên chợ quê em.
        - Địa điểm họp chợ ? Thời gian họp chợ ?
        - Quang cảnh họp chợ như thế nào ?
   2. Thân bài :  Tả cảnh phiên chợ quê theo một thứ tự nhất định.
       - Miêu tả bao quát : + Ồn ào, đông đúc.
                                     + Nhiều màu sắc.
       - Miêu tả cụ thể ( Chú ý đến những đặc sản của chợ quê em )
           + Các dãy hàng bán trong chợ : Các mặt hàng , màu sắc , hình dáng của các loại hàng , các mùi vị đặc biệt của chợ.
           + Cảnh mua bán trong chợ : Tả một vài hàng tiêu biểu.
           + Các hoạt động khác ngoài hoạt động mua bán : Ăn uống, trò chuyện,…
   3. Kết bài : - Cảm nghĩ , tâm trạng của em mỗi lần đến chợ.
        - Tình cảm của em với chợ quê, với quê mình.

      Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp- dấu hiêu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng háng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ- nơi nằm giữa trung tâm thị trấn. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá!

    Quả thật nếu ai có dịp đến với phiên chợ thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây. Khu chợ có không khí vui tươi. Chợ họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng, những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khỏang 6 giờ sáng, chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương.

   Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người khắp nơi đổ về đông vui như trẩy hội. Đối với trẻ thơ đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng chò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chon cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây dể phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: bút, thước, màu… Nhữg quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng … rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia súc, gia cầm. Những chú lợn con hồng hào đang kêu eng éc như đang nhớ mẹ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Mấy chú chim đua nhau hót như muốn nói với mọi người: “Tôi hót thật hay đúng không?”. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào.Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

 

    Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê- nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại nhữg ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.

b) hay hơn và sinh động phong phú

25 tháng 5 2018

a. Tả khung cảnh phiên chợ quê em

  • Buổi sáng mặt trời mọc ở phía bên sông
  • Những tia nắng lọt qua khe lá
  • Tiếng xe cộ qua lại ồn ào
  • Tiếng người nói rôm rả
  • Những hàng cây đung đưa theo gió

b. Tả con người ở phiên chợ quê em

  • Mọi người tấp nập kẻ bán người mua
  • Nhiều người đi chợ vào buổi sáng
  • Các người bán hàng chào mua khách hàng
  • Những người mua đứng xem và trả giá từng sản phẩm
  • Những người ở chợ từ trẻ con đến người già đều rất hân hoan

c. Tả các món đồ bán ở chợ

  • Các loại gia cầm: vịt, gà, chim,….
  • Các loại rau như: cúc, cải, ngò, mồng tơi, rau má,…
  • Các loại củ
  • Các loại vật dụng gia đình và vật dụng công nghiệp
  • Các loại quần áo giày dép
  • Các loại hoa quả, trái cây
  • Các đồ dùng có thể bán khác

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phiên chợ quê em

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.

Văn lớp 6 em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em mẫu 2

Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.

Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.

9 tháng 4 2019

●Bệnh dại: Lây do chó dại, mèo dại cắn truyền virus sang người. Không có thuốc điều trị khi lên cơn dại. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin phòng dại.

Bệnh viêm não: Viêm màng não và tuỷ sống do nhiều loại virus. Bệnh lây do vật trung gian là muỗi, ve… Bệnh rất nguy hiểm, khó cứu chữa, tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Phòng bệnh bằng văcxin chống viêm não B.

●Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm: Do rất nhiều loại virus gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể lây lan rất nhanh. Dịch cúm gia cầm H5N1 hiện nay là một ví dụ.

●Bệnh AIDS do HIV gây ra: Căn bệnh thế kỷ đã giết chết nhiều người và đe doạ nhiều cộng đồng. Lây lan chủ yếu qua đường tình dục và đường máu khi sử dụng bơm tiêm chung chạ, tiêm chích ma tuý… Các thuốc điều trị AIDS hiện nay như AZT, ddl, D4T… chỉ có tác dụng kéo dài thêm sự sống cho người bệnh và chưa có văcxin phòng bệnh.

●Bệnh viêm gan do virus: Có nhiều týp, A, B, C, D, E… Lây lan qua đường tiêu hoá hoặc tiêm truyền. Bệnh rất khó phòng và khó điều trị. Bệnh tiến triển từ từ qua nhiều giai đoạn dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan… Phòng bệnh bằng cách ăn uống vệ sinh, không dùng chung bơm kim tiêm, tìm kháng nguyên HbsAg (+) khi thử máu…

●Bệnh quai bị: Gây biến chứng teo tinh hoàn, khó có con. Virus gây bệnh có trong nước bọt bệnh nhân, lây truyền trực tiếp. Hiện chưa có thuốc đặc trị.

●Bệnh Herpet, bệnh zona: Bệnh cấp tính, gây tổn thương ngoài da, niêm mạc, hạch thần kinh, sinh dục… Người bị bệnh đau, nổi mụn nước…

●Bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền (sốt Dengue): Phòng bệnh bằng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, nằm màn… Chưa có thuốc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng.

●Bệnh sởi: Thường xảy ra ở trẻ em. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin. Chưa có thuốc đặc trị, phòng bội nhiễm bằng kháng sinh.

●Bệnh thuỷ đậu: Thường gặp ở trẻ em, cơ chế gây bội nhiễm do các mụn nước vỡ mủ, vì vậy điều trị bằng các kháng sinh chống bội nhiễm.

●Bệnh đau mắt hột: Viêm màng tiếp hợp. Bệnh lây trực tiếp do dùng chung khăn hoặc tiếp xúc với người bệnh. Điều trị dùng thuốc sát khuẩn, chống bội nhiễm.

19 tháng 4 2019

Dàn ý chi tiết: Tả con đường từ nhà em đến trường

Dàn ý chi tiết số 1

1. Mở bài:

Tuổi thơ của em gắn liền với ngôi nhà, mái trường, dòng sông, đường phố...

Con đường em đến trường luôn 'gắn bó với em.

2. Thân bài:

- Con đường dài khoảng hai ki-lô-mét, rộng hơn ba mươi mét.

- Vỉa hè tương đối rộng, được lót gạch .

- Mặt đường bằng phẳng.

- Hàng cây hai bên vệ đường xanh tươi.

- Xe cộ đi trên đường nhộn nhịp, các loại xe đều đi đúng phần đường qui định.

- Lòng đường bóng loáng vào những buổi trưa hè.

- Người đi tập thể dục trên vỉa hè rất đông vào buổi tối và sáng sớm.

- Các cửa hàng và nhà cao tầng ở hai bên đường rất nguy nga, làm tăng vẻ đẹp sầm uất cho con đường

- Đại lộ về đêm rất sạch đẹp bởi bàn tay lao động của các cô công nhân quét rác.

3. Kết bài:

- Em rất yêu con đường phố quê em.

- Em thầm biết ơn các bác công nhân vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con đường luôn sạch đẹp.

Dàn ý chi tiết số 2

I. Mở bài

Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.

II. Thân bài

1. Tả hình ảnh con đường quen thuộc

- Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp? Đường đất hay đường rải đá? Lát gạch, tráng xi măng...? )

- Những nét riêng quen thuộc.

+ Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những ngôi nhà).

+ Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.

2. Con đường vào buổi sáng khi em đi học

- Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.

- Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.

- Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.

III. Kết luận

Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?

Những bài văn mẫu hay Lớp 5: Tả con đường từ nhà em đến trường

Bài số 1

“Quê hương” hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương. tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà, … nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.

Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng. Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược.ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ…. ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng.Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.

Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.

Bài số 2

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm…

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít… Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

19 tháng 4 2019

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm…

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít… Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn

                     hk tốt - Giang