K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 7 2021

1. Thể thơ: Lục bát

2. Các từ: chân lấm tay bùn, kéo áo, níu chân, ba cữ

3. BPTT: Ẩn dụ

Tác dụng: Cho thấy sự vất vả của mẹ trong công việc đồng áng hàng ngày. Sự vất vả ấy được ví như ''kéo, níu'' mẹ lại

4.

Em tham khảo:

Nội dung của đoạn thơ nói lên những công lao to lớn của người mẹ dành cho con và ko ngại gian khó để lo cho con có 1 cuộc sống êm ấm.

28 tháng 1 2020

Hay:)))

8 tháng 3 2023

                Bài làm                                 mưa làm gió trên lớp tui hát karaoke đầu tư xây dựng và phát triển của các bạn nhỏ đến lớn lên trong đội hình tiêu biểu của ông nội của mình á hậu Hoàng Anh gia Lai Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng đã ra đi của mình á hậu Hoàng Anh gia Lai Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng đã ra đi của mình á hậu thụy và các mối nguy của bạn và gia tăng trong thời hạn bảo vệ quyền sở có những sự cố xảy Ra đời năm luôn luôn là sự kỳ thị người đã cảm nhận sau này khi bữa cơm gia đình luôn vui vẻ 

30 tháng 7 2021

Mẹ khổ sở chật vật với công việc ngoài đồng , mẹ một mình tự ôm nỗi lo âu chẳng thể nói thành lời , mẹ vác trên vai gánh nặng ngàn cân mấy ai thấu . Chân tay lấm lem bùn đất , mặc trời lạnh rét mẹ vẫn ra ruộng , tần tảo cấy cày chỉ sợ con không đủ cơm ăn áo ấm . Sự vất vả đó như kết vào khúc câu hát ru ầu ơ . Những ca từ đậm chất giản dị , tuy không thuần mĩ nhưng rất đỗi thân quen . Giai điệu mang theo là bao tâm tư , bao tình cảm dành cho con mà mẹ chưa thể thổ lộ hết . Xuân qua mưa phùn mát , hè về ướt đẫm lưng , thu đến lúa trổ bông , đông sang lạnh tê tái , bốn mùa đã qua , chỉ duy nhất tình thương vô bờ bến của mẹ vẫn còn đó , mãi mãi chẳng phai nhòa.

Đây cậu nhé!

I-Đọc-hiểu Ru hoa mẹ hát theo mùa Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con Mẹ quen chân lấm tay bùn Lấy đâu hoa quế ,hoa hồng mà ru Dẫu yêu hoa mận hoa mơ Cái liềm kéo áo cái bừa níu chân Ba cử rét mấy tuần Xuân Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru Sen mùa hạ Cúc mùa thu Hoa đồng cỏ Nội bốn mùa gọi con -Ngô Văn Phú câu 1 xác định thể thơ Câu 2 Hãy chỉ ra những từ ngữ gợi lên hình ảnh cáo dần vất...
Đọc tiếp

I-Đọc-hiểu
Ru hoa mẹ hát theo mùa
Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con
Mẹ quen chân lấm tay bùn
Lấy đâu hoa quế ,hoa hồng mà ru
Dẫu yêu hoa mận hoa mơ
Cái liềm kéo áo cái bừa níu chân
Ba cử rét mấy tuần Xuân
Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru
Sen mùa hạ Cúc mùa thu
Hoa đồng cỏ Nội bốn mùa gọi con
-Ngô Văn Phú

câu 1 xác định thể thơ
Câu 2 Hãy chỉ ra những từ ngữ gợi lên hình ảnh cáo dần vất vả sớm hôm của người mẹ trong đoạn thơ trên
Câu 3 hãy chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu thơ
Dẫu yêu hoa mận hoa mơ
Cái liềm kéo áo cái bừa níu chân


Câu 4 nội dung đoạn thơ trên là gì
II-Tạo lập
câu 1 từ việc thiếu nội dung ở phần 1 em hãy viết một đoạn văn trả lời câu hỏi lời hát ru này có ý nghĩa gì đối với em
Lưu ý : nghị luận xã hội
câu 2 cho bài thơ sau
nông thôn thay đổi mới rồi
đường làng Sạch Đẹp khắp nơi rộn ràng
nhà nhà xây mới khang trang
loa đài tiếng hát âm vang đêm ngày
mọi người gắn sức ra tay
thi đua lao động hăng say cần cù
đến mùa hoa quả bội thu
cả làng vui vẻ cười đùa thật vui
mong sao tất cả khắp nơi

nông thôn thay đổi cho đời tươi hơn
dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ kết hợp với trí tưởng tượng của mình,Em hãy viết một bài văn kể về ước mơ đổi mới quê hương em.

1
18 tháng 1 2020

Câu 1
Đây là thể thơ lục bát
Câu 2 Từ ngữ gợi lên là : chân lấm tay bùn - nói về sự vất vả của người mẹ
Câu 3 Biện pháp tu từ là ẩn dụ ,
Câu 4 : Đoạn thơ có nội dung là nói về dáng vẻ của những loài hoa : hoa mận , hoa mơ

18 tháng 1 2020

cảm ơn bạn nhé

18 tháng 3 2020

a) Hành trình của bầy ong

    Nguyễn Đức Mậu

b) Thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng

   Làm tôn lên vẻ đẹp của thiên nhiên, tăng thêm sức hấp dẫn cho sự diễn đạt, lôi cuốn nguời đọc

c) Nhân hoá: hàng cây-dịu dàng

    Điệp ngữl ặp: tìm nơi

Trong khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng  ba lần từ “ tìm nơi” như một lời khẳng định sự tìm tòi không ngừng nghỉ của bầy ong trong hành trình tìm mật ngọt dâng đời. Hình ảnh hàng cây chắn bão chắc chắn như những chú bộ đội bảo vệ Tổ quốc cũng có những loài hoa đẹp, dịu dàng. Bên bờ biển với màu hoa dịu dàng của loài cây chắn bão, những nơi quần đảo khơi xa bầy ong cũng tới để tìm mật ngọt.

19 tháng 3 2020

cảm ơn bạn rất nhiều

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫmbóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trướckia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”

(Ngữ văn 6, tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).
Bài 2. Chỉ ra những “màu sắc Nam Bộ” trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau”?
Bài 3. Trong các câu sau, câu nào có từ “ra”, “xuống”, “qua” là phó từ?
a. Dù vào Nam hay ra Bắc, anh chiến sĩ vẫn gặp những ngọn đèn dầu trong đêm thâu.
b. Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
c. Nước non lận đận một mình. / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
d. Một chú chim bói cá sà xuống mặt hồ xanh thẳm.
e. Chúng ta có một tuổi thơ đi qua đầy trong trẻo.
g. Qua ngõ nhỏ đầy hoa và cây này, nhiều người có cảm giác bình yên lạ thường.

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ.
Từ đầu hè đã lác đác vài chùm hoa chín. Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất
tươi, rất trong trẻo. Từng chùm hoa nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh, các
cánh hoa buông dài mềm mại.
Hương hoa dẻ có mùi thơm rất dễ chịu. Thú vị nhất là được thưởng thức hương
hoa dẻ từ xa, trên con đường mát rượi bóng cây, khi đang đi, bất chợt ta thấy thoang
thoảng một mùi thơm ngan ngát mát dịu. Có thể ta chưa nghĩ ra đó là hương thơm của
hoa dẻ và sẽ ngước mắt lên vòm lá tìm kiếm và chợt nhận ra những chùm hoa dẻ đầu tiên
đã chín vàng treo lủng lẳng ẩn hiện trong vòm lá xanh biếc.
Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ. Dẫu đã xa tuổi học trò, nhưng cứ
mỗi độ hè về, tôi lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ.”

(Văn Linh)

a) Tác giả quan sát hoa dẻ vào mùa nào? Vì sao?
b) Những đặc điểm nào của hoa dẻ được tác giả miêu tả? Những đặc điểm ấy được tác
giả miêu tả như thế nào?
c) Thông qua văn bản, tác giả gửi gắm tình cảm gì?
Bài 5. Viết bài văn kể về một ngày hoạt động của em trong thời gian được nghỉ học
để phòng dịch Covid-19.  

HEIP VS

0