Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:
Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:
- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!
- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?
- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!
- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.
Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:
- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!
Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.
Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:
- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.
Cái Hoa tươi cười:
- Con cảm ơn mẹ ạ!
Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?
Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.
Khi còn nhỏ,Na-pô-lê-ông là một đứa bé bình thường..
Hk tốt,
k nhé
Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.
Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.
Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.
Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.
Một trong những buổi trao tặng sách ở Thái Thụy, Thái Bình |
Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Phiệt, trưởng phòng GD&ĐT huyện Thái Thụy (Thái Bình) tâm sự: Huyện biển chúng tôi vừa đông dân, nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh Thái Bình (48 xã, thị trấn), mặt bằng kinh tế còn nhiều khó khăn. Dân vùng lúa có “của ăn, của để” là chuyện hiếm hoi. Dân vùng biển thì kinh tế thất thường, không ổn định. Điều kiện xã hội như thế, khó có khả năng bảo đảm cho con, em mình được học hành trong hoàn cảnh tốt nhất. Bảo đảm cho các cháu những điều kiện tối thiểu cũng đã là nỗ lực rất lớn của các bậc phụ huynh và sự chăm lo của cấp ủy, chính quyền các cấp.
Ở Thái Thụy là nơi khởi động sớm phong trào “quyên góp ủng hộ sách giáo khoa cũ” có tác dụng thiết thực và rất hiệu quả. Nhưng, sách tham khảo, sách văn học, sách truyện... cho học sinh là chuyện xa xỉ với các em. Có nhiều lý do, trong đó có giá sách cao, các em không có tiền để mua. Lỗ hổng kiến thức xã hội và kỹ năng sống trong học sinh vùng biển là rất lớn. Điều này, ngành Giáo dục Thái Thụy đã biết từ rất lâu, nhưng vì “lực bất, tòng tâm”, không có cách nào giúp các em được.
Từ đầu năm 2012, anh Phiệt và các cộng sự là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT Thái Thụy đã triển khai ý tưởng: Xây dựng tủ sách trong các lớp học (tủ sách trong nhà trường đã có từ lâu, 100% trường tiểu học và THCS đều có tủ sách thư viện). Ý tưởng ấy nung nấu suốt cả năm 2012 đến tháng 3/2013 thì bắt đầu thực hiện. Lúc đó, tổ chức “Sách và những người bạn” thành viên của “Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng”, đưa sách và tặng cho các trường thuộc ngành Giáo dục Thái Thụy. Từ tháng 4/2013, Phòng GD&ĐT chính thức chọn Trường THCS Thụy Liên làm điểm, huy động sự đóng góp của giáo viên, phụ huynh, các doanh nghiệp, con, em địa phương làm ăn xa quê... được 30 triệu đồng, dành toàn bộ số tiền trên mua sách, chia đều cho 12 lớp, bình quân mỗi lớp có 70 đầu sách gồm: Sách tham khảo, sách truyện, sách thiếu nhi, sách rèn luyện kỹ năng sống... Phòng GD&ĐT đóng toàn bộ tủ sách chuyển về cho tất cả các trường, lớp. Đến tháng 5/2013, có 100% các lớp, các trường ở Thái Thụy đều có tủ sách... Toàn huyện đã có trên 30.000 cuốn sách do các em đóng góp, trị giá 350 triệu đồng. Tất cả cán bộ, giáo viên đều trích 30.000 đồng, cao nhất tới 500 – 700.000 đồng, ủng hộ “tủ sách phụ huynh”. Riêng Trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng, đã ủng hộ 83 tủ sách, với gần 3.000 cuốn sách tham khảo và sách truyện (nằm trong lộ trình ủng hộ 214 “tủ sách phụ huynh”). Đến tháng 8/2013, trước thềm năm học mới 2013 - 2014, ngành Giáo dục Thái Thụy lại chọn trường tiểu học Thụy Phong làm điểm phát động trong các trường bậc tiểu học. Kế hoạch đặt ra là “tủ sách phụ huynh” ở các lớp tiểu học có trị giá 1,3 triệu đồng tiền sách và THCS là 2 triệu đồng.
Nhà giáo Phạm Đức Phiệt tiết lộ chủ trương sẽ phát động trong học sinh dành tiền mừng tuổi nhân dịp Tết Nguyên Đán năm nay, để mỗi em mua một quyển sách truyện, sách tham khảo... đọc xong thì ủng hộ vào “tủ sách phụ huynh” để tất cả các bạn được dùng chung.
Huyện nghèo, nhưng biết làm giàu tri thức sẽ không nghèo. “Tủ sách phụ huynh” – một sáng kiến nhỏ đem lại hiệu quả lớn đang trở thành phong trào sôi nổi và hết sức nhân văn ở ngành Giáo dục huyện Thái Thụy.
- Con gái : Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba!
- Cha : Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?
- Con gái : Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế. Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ!
- Cha : Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó.
- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa !
- Cha : Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tôt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó!
- Con gái : Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm
- Cha: Ừ! con đem kể lại cho các bạn nghe đi
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị hệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đả dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.
Ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài tìm đến Thành phố Hổ Chí Minh của chủng ta. Họ đi thành từng đoàn hay từng nhóm nhỏ, cũng có khi chỉ đi lẻ một mình. Bảo tàng, nhà lưu niệm, đền, chùa là những nơi du khách ghé thăm nhiều nhất Trên đường phố, đôi khi còn bắt gặp từng đoàn khách du lịch ngồi thong thả trên những chiếc xe xích lô, chầm chậm tham quan thành phố. Để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu Việt Nam, hiện nay ngày càng nhiều công ti du lịch mở hàng loạt tua du lịch hấp dẫn du khách.
a) Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :
M : - Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.
- Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau . - Nó đá đó.
- Kết bài: đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.
b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?
Tả bao quát về ngoài chiếc xe : là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sánh bằng.
- Những đặc điểm nổi bật:
+ Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.
+ Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.
- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe :
+ Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.
+ Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
+ Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe .
+ Chủ rất hãnh diện với chiếc xe của mình.
+ Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.
c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?
- Bằng mắt : thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.
- Bằng tai : Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.
d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?
Lời kể xen lẫn lời tả | Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe |
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: "Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây", (chú hãnh diện với chiếc xe của mình). | Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp. |
1000 vòng quanh trái đất
1000 ngày vòng quanh trái đất