Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lăng Ông Bà Chiểu hay còn gọi là Lăng Ông, là cách gọi phổ biến của người dân địa phương đối với miếu Thượng Công, nơi thờ Đức Thượng Công, danh xưng dân gian phong cho Tả quân Lê Văn Duyệt.
Lăng nằm ngay khu vực ngã ba Bà Chiểu, xưa thuộc làng Hoà Bình, tỉnh Gia Định, nên nhắc đến Lăng Ông thường đi đôi với địa danh Bà Chiểu. Ngày nay, khu lăng mộ với diện tích còn lại khoảng 18.500 m2 toạ lạc uy nghi giữa giao điểm của bốn con đường thuộc khu vực quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh có thêm khuôn viên thoáng đãng, xanh mát mở ra một không gian sinh hoạt công cộng lí tưởng dành cho người dân.
Cổng lăng trổ ra bốn hướng, phía Nam là cổng lớn Tam Quan nổi tiếng với 4 chữ Hán “Thượng Công Miếu” khắc nổi ở bên trên. Cổng lớn này một thời được chọn làm hình ảnh biểu tượng của đất Sài Gòn – Gia Định.
Lăng nằm trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”. Theo quan niệm địa lí Đông phương học, nơi được chọn đặt âm phần của quan Tổng trấn nằm vào long mạch, hợp với “địa linh nhân kiệt”, vì thế sẽ mang lại tài lộc, sự an lạc đời đời cho dân chúng cư ngụ trong vùng.
Tham khảo
Lăng do chính Ngọ Công Quế xây dựng vào năm 1697 dưới triều vua Lê Hy Tông (1676 - 1705). Lúc đầu ông định xây dựng bằng đá xanh, nhưng sau sợ đá xanh dễ bị cậy để nung vôi nên ông đã quyết định xây bằng đá muối và đá ong lấy ở núi IA cách đó khoảng 1,5 km. Ông thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền IA thờ Thánh Hùng Linh Công thì không sao nhúc nhích lên được. Ngọ Công Quế làm lễ tạ và cúng vào Đền IA đôi ngựa đá và đôi voi [2]. Từ đó việc đánh đá xây Lăng mới trôi chảy.
Lăng hình chữ nhật theo hướng Nam với diện tích khoảng trên 1 sào (400 m2), trước khu lăng có ao hình chữ nhật. Bốn mặt khu đất trước kia có tường xây bằng đá ong, nay ba mặt tường phía Bắc - Đông - Tây bằng đá ong đã bị phá huỷ gần hết và xây lại bằng gạch, tường phía Nam bằng đá ong còn tương đối nguyên vẹn và cao 2,15 m (Ảnh 1, 2 và 3).
Cổng dẫn vào lăng xây kiểu vòm cuốn, hai bên nền khung cửa có chạm nổi hai võ sĩ, rìa cổng có hai con chó đá (Ảnh 1).
Trên khu đất trước phần mộ là hai dãy tượng chầu được bố cục đăng đối hai bên đường thần đạo: hai con voi phục (Ảnh 2, Ảnh 3), hai cặp người đứng cạnh ngựa, hai con sấu (Ảnh 4, Ảnh 5). Trước phần mộ là một hương án để tế lễ, cạnh hương án có hai con nghê ngồi chầu và ngẩng cao đầu. Hai bên hương án còn có hai bàn đá dùng để đặt các đồ tế lễ (Ảnh 6 và 12). Sau hướng án và trước cổng vào phần mộ có một bàn đá to thấp, dùng để trải chiếu và đặt đồ lễ trong những ngày tế lễ (Ảnh 7).
Đằng sau hương án là cổng vào phần mộ có mặt bằng 15,1 m x 12,5 m có tường đá bao quanh cao 1,9 m. Trên nền cổng phần mộ chạm hai người đứng hầu, trên cổng khắc chữ "Linh Quang Từ" (Ảnh 7). Trung tâm phần mộ là một tháp đá hình vuông với hai tầng mái, tầng hai có cửa bốn mặt, chóp hình vuông, bốn góc các mái cong như mũi hài (Ảnh 8).
Ở phía bắc phần mộ là nhà bia, cấu trúc kiểu tháp đá bốn mặt giống tháp mộ nhưng nhỏ hơn, 4 mặt có trổ cửa tò vò, mỗi mặt ở phía dưới có hình hai con lân ngồi chầu (Ảnh 9). Bia đá cao 1,25m không kể mái, dài 1m, rộng 0,50m, trên khắc "Linh Quang Từ chỉ bi ký", niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697) và niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ nhất (1705). Bốn mặt bia khắc chữ Hán nôm, nội dung bia tóm lược công đức của Ngọ tướng công với nước, với quê hương, thời gian xây dựng lăng 1697 và trùng tu lăng vào năm 1714.
Lăng họ Ngọ là một công trình kiến trúc đồ sộ được chạm khắc đá công phu với tài nghệ điêu luyện tinh xảo, là công trình điêu khắc nghệ thuật đá tiêu biểu hạng nhất ở tỉnh Bắc Giang.
“Thạch Đà quê hương yêu dấu” là một cuốn sách hay, được viết bởi chính những người con của Thạch Đà xa quê. Đọc “Thạch Đà quê hương yêu dấu”, chúng ta sẽ được trở về với miền quê Thạch Đàgiàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng trong dòng chảy chung của dân tộc, thấy được con người Thạch Đà hiền hòa, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng rất dũng cảm trong chiến đấu, năng động sáng tạo trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Để rồi, trong mỗi chúng ta ngày càng cảm thấy yêu quý và tự hào hơn về miền quê Thạch Đà yêu dấu.
Với những tư liệu sinh động, phong phú và cách kể chuyện tự nhiên, với những ngôn từ giản dị, gần gũi, tôi tin tưởng rằng, cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành thân thiết trong hành trang của mỗi người, gắn kết tình cảm và nâng bước cho những người con Thạch Đà xa quê tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, vươn lên giành những đỉnh cao mới trong công việc và cuộc sống; chung tay góp sức xây dựng quê hương Thạch Đà giàu mạnh. Đồng thời, đây cũng là món quà tinh thần nhỏ bé của những người con xa quê gửi về quê hương Thạch Đà yêu dấu.
Tham khảo 1 số ý trong bài văn sau nha chép hết là gãy tay á :)
Hải Phòng là một thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, mỗi khi nhớ đến Hải Phòng, các du khách thường nhớ đến biển khơi, nhớ những đặc sản mang đậm hương vị địa phương và sự nồng hậu của người dân phố biển. Trong đó không thể không nhớ tới Cát Bà – một thắng cảnh đẹp, đã từng níu chân rất nhiều du khách khi đến mảnh đất xinh đẹp này.
Quần đảo Cát Bà với trên 360 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km, nếu đi đường bộ thì mất gần 2 giờ, nếu đi tàu cao tốc chỉ mất khoảng 1 giờ là tới nơi. Trong đó, đảo Cát Bà là lớn nhất với diện tích 158 km2, dài 20km và cao hơn 200m so với mặt biển. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc thị trấn Cát Bà, huyện đảoCát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 của Việt Nam đồng thời được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Khi các du khách thập phương có cơ hội đi du lịch và đến tham quan mảnh đất này thì chắc hẳn ai cũng sẽ phải cảm thấy tò mò về tên gọi và nguồn gốc lịch sử của nó. Điều đó liên quan đến một truyền thuyết cổ xưa do người dân người dân địa phương kể lại. Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Nghĩa Lộ có chàng trai tuấn tú tên là Hùng Sơn, nghe tiếng mõ truyền, theo thánh Gióng đánh giặc Ân. Hùng Sơn được cử làm tướng tiên phong, chỉ huy chặn giặc trên biển. Lúc bấy giờ, các ông phải dùng thuyền nhỏ bí mật ra các đảo ngoài khơi xa lập trận đồ đợi giặc tới, còn các bà ở lại đảo lớn phía sau tăng gia sản xuất, chuyên lo việc hậu cần. Ngày chiến thắng, vua Hùng nghe được câu chuyện cảm động đó bèn xuống chiếu đặt tên cho hòn đảo, nơi đóng đại bản doanh của Hùng Sơn là Các Ông (thuộc vịnh Hạ Long) và hòn đảo của những người phụ nữ yêu nước chờ chồng, động viên các ông đánh giặc là Các Bà mà bây giờ tên của hòn đảo đó chúng ta đọc chệch thành Cát Bà.
Đảo Cát Bà là tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Tổng diện tích đảo rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Đảo Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Khí hậu trên đảo rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau, mịn màng, nơi du khách tắm biển. Các ngọn núi đá vôi có độ cao trung bình 150m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng, cao 322m so với mặt biển.
Ngày nay, Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các hòn đảo nhỏ có tên gọi riêng đặc sắc như: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,… mỗi hòn đảo đều có hình dáng khác nhau tạo thành quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.
Đến với Cát Bà ta còn được ngắm nhìn một thảm rừng nhiệt đới xanh tươi với các kiểu thổ nhưỡng đặc biệt. Đây là khu rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật phong phú và là khu Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích 15.200 ha trong đó 9.800 ha là rừng và diện tích biển là 4.500 ha. Trong đó có nhiều loại cây gỗ quý, có giá trị, thân cao thẳng vút, tán lá xum xuê, tỏa hương thơm ngát như: kim giao, lát hoa, săng lẻ,… Cùng nhiều loại động vật quý hiếm trên thế giới như: khướu, đại bành đất, coa cát, voọc đầu trắng (loài động vật được đưa vào sách đỏ, chỉ còn duy nhất trên đảo Cát Bà), tắc kè, khỉ mặt đỏ, sơn dương, sóc đuôi cờ,… Nơi đây cũng có suối nước khoáng phong phú không kém cùng rừng ngập mặn như kiểu rừng của miền Nam Bộ nước ta, loài cây sinh sống chủ yếu là cây ú, vẹt, đước. Với phạm vi che phủ rộng 2000 ha, các rừng ngập mặn ở đây có vai trò quan trọng về sinh thái và kinh tế bởi đây là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật gồm 20 loài thú, 69 1oài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Nếu đi xuyên rừng 5km nữa, chúng ta sẽ gặp một cảnh quan độc đáo của Vườn quốc gia đó là Ao Ếch. Đây là đầm nước ngọt duy nhất, rộng khoảng 3,2 ha nằm trên núi cao.
Bên cạnh đó, Cát Bà còn nổi tiếng với những hang động đẹp. Nếu động Trung Trang có nhiều nhũ đá đẹp mà rất rộng rãi, có thể chứa tới hàng trăm người thì động Hùng Sơn lại có ý nghĩa như một chứng tích lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây đã từng là một bệnh viện với hàng trăm giường nằm trong lòng núi. Ngoài ra còn có động Phù Long (động Cái Viềng), nơi có nhiều hang động đẹp. Không những vậy, tên động còn gắn với một truyền thuyết ứng với vết tích thiên nhiên còn hiện hữu ở khu vực này. Cùng với dãy Phù Long, còn có động Thiên Long rộng và sâu với những nhũ đá nhiều màu sắc đẹp mắt. Những cột đá khổng lồ nhiều hình thù được bao bọc bởi những rễ cây ăn vắt vẻo đung đưa từ đỉnh núi xuống động. Điểm đến thứ tư là động Đá Hoa Cương, ngay từ tên gọi cũng mang cho mọi người những liên tưởng độc đáo. Tuy nhiên, vì kết cấu bên trong của động là những hệ thống nhũ đá còn nguyên vẹn nên khi có ánh sáng chiếu vào những nhũ đá óng ánh như kim cương thật là đẹp mắt, mỗi hình dáng khác nhau nhưng phải mất một thời gian khá dài để nước bào mòn đá tạo thành những nhũ đá lộng lẫy sống động cùng thời gian. Thiên nhiên thật kì thú, sự hoà trộn của rừng và biển mang lại cho vùng đất này những thắng cảnh tuyệt đẹp.
Ngoài ra, Cát Bà còn được nhiều người biết đến với các bãi tắm đẹp, cát trắng, nước xanh, sóng êm ,… Có thể kể đến các bãi tắm như: Cát Dứa, Cát Ông, Cát Đá Bằng,… Đây là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo với cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả nền cát vàng dưới đáy ; phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và hai bên là vách núi như bức tường thành. Tại đây du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thoả thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, những con sóng gặm nhấm sâu vào vách đá tựa như người họa sĩ nào dày công đẽo gọt tạo thành tác phẩm đặc sắc nhất.
Với những bãi biển bao la đó, Cát Bà là nơi cư trú, sinh sôi của nhiều hải sản như bào ngư, ngọc trai, cá vược, cá ngừ ,… có nhiều nhà bè nuôi hải sản tại Bến Bèo cung cấp đặc sản cho thành phố như: tôm he, ruốc cá ngừ, rượu bào ngư, nước mắm Vạn Vân,… Trong đó nhiều loại có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ quý như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai, ốc biển,…
Đến với Cát Bà ta còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của biển, các loại hải sản tươi sống được đánh bắt và dưới bàn tay lành nghề của các đầu bếp nơi đây chắc hẳn sẽ làm xao xuyến bao thực khác muôn phương với những hương vị hấp dẫn không thể chối từ.
Cũng giống như những vùng miền trên khắp mọi nơi của tổ quốc, ở Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian. Đặc biệt, nếu ai đến thăm Cát Bà vào ngày 1/4 – ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo, ta còn được xem lễ hội đua thuyền rồng, các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, hay các trò chơi dân gian gắn liền với đặc trưng của biển gồm: hội xuống biển, bơi thuyền thúng,… mang đậm hào khí lễ hội truyền thống. Chắc hẳn ai cũng sẽ thấy hào hứng và thích thú.
Chính từ những điều kiện thuận lợi sẵn có như vậy, Cát Bà đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Cát Bà trở thành một địa điểm du lịch sinh thái lí tưởng, con đường xuyên đảo đã kéo mảnh đất xinh đẹp này gần với đất liền. Nhiều bãi tắm mới được đưa vào sử dụng cùng nhiều trung tâm vui chơi lí thú. Trong tương lai, Cát Bà còn tiếp tục phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và ngành đóng tàu. Nhờ vậy mà nơi đây đã và đang trở thành mũi nhọn du lịch của thành phố.
Cát Bà được mệnh danh là “đảo ngọc” của thành phố Hải Phòng, vì vậy là một công dân của thành phố, chúng ta cần biết bảo vệ hình ảnh của hòn “đảo ngọc” đó cũng như xây dựng và quảng bá hình ảnh của mảnh đất quê hương ra với bạn bè muôn phương để Cát Bà phát triển hơn nữa và trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.
Tham khảo ở đây:
https://toploigiai.vn/dan-y-thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh-dao-cat-ba-lop-8