K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài mẫu cho ai cần ! #No coppy  

Đề bài : phát biểu cảm nghĩ về tinh thần / giá trị nhân đạo trong bài thơ :" Bánh trôi nước".

                                                Bài làm 

        " Tinh thần nhân đạo" là 1 trg 2 dòng chảy xuyên suốt mạch nguồn của văn học . Nó bắt nguồn từ truyền thống : " Thương người như thể thương thân " của dân tộc VN ; nó chảy từ cội nguồn văn học dân gian đến văn học hiện đại .Trong chương trình Ngữ Văn 7 , giá trị nhân đạo trg bài thơ : " bánh trôi nc " đã để lại cho e ấn tượng sâu sắc .

           "Tinh thần nhân đạo " là tinh thần nhân ái, là sự xót thương , lòng đồng cảm , là thái độ chở che , bênh vực cho những số phận con người bất hạnh.Trg văn học tinh thần nhân đạo đc biểu hiện 1 cách rất đa dạng và phg phú. Đó là sự xót thương , đồng cảm , chia sẻ vs những số phận đau khổ, là sự lên án , tố cáo những thế lực bất công , chà đạp lên quyền sống của con người , là ước mơ , khát vọng về 1 xã hội công bằng , tôn trọng phẩm giá của con người .

         Ở thời trung đại , đặc biệt là vào giai đoạn cuối thì xã hội lúc bấy h đầy rối ren và loạn lạc; nhiều cây bút trung đại đã tập trung phản ánh bi kịch của con người, nhất là số phận của ng phụ nữ trg xã hội xưa.Góp mặt trg chủ đề này pk kể đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương với bài thơ : " Bánh trôi nc " . Bài thơ đc đặt theo thể thất ngôn tứ tuyệt , ra đời vào khoảng thế kỉ 19.Tinh thần nhân đạo trg tác phẩm là tiếng ca ngợi vẻ đẹp ng phụ nữ xưa , đồng cảm với thân phận và số phận của họ và lên án phê phán , tố cáo xã hội phong kiến bất công.

            Trước hết, ở lớp nghĩa thứ nhất , tác giả đã miêu tả về chiếc bánh trôi nước . Chiếc bánh trôi nc đc lm từ bột nếp trắng , nhân đường đỏ, đc nặn hình tròn. Nếu bột nhiều nước thì bánh sẽ nháo , nát ; nếu bột ít nước thì bánh sẽ khô và rắn. Vì thế hình dạng và chất lượng bánh phụ thuộc vào tay ng nặn. Cần đun sôi nc để luộc bánh, bánh chín sẽ nổi lên còn bánh chx chín thì sẽ chìm. Nhưng dù rắn hay nát thì bánh vẫn giữ đc nhân đường đỏ bên trg .

          Chiếc bánh trôi nc chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ ng phụ nữ trg xã hội phg kiến xưa.

           Đến vs tác phẩm , ta cảm nhận đc tinh thần nhân đạo thể hiện qua tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp của ng phụ nữ xưa về hình thức : 

                                      "Thân e vừa trắng lại vừa tròn"

2 tiếng " thân e" đc sử dụng để mở đầu bài thơ. Đây là mô típ quen thuộc để bắt đầu những bài ca dao trong chủ đề: Những câu hát than thân để nói về số phận buồn tủi của ng phụ nữ xưa:" Thân e như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi bt tấp vào đâu". Nhưng ở bài thơ này, 2 tiếng " thân e " kết hợp vs cặp từ hô ứng "vừa..vừa.." nhằm khẳng định , ca ngợi vẻ đẹp của ng phụ nữ xưa : tròn trịa , trắng trẻo về ngoại hình, trg trắng, tròn đầy về tâm hồn.

          Bài thơ còn ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của ng phụ nữ trg xã hội phg kiến đương thời:

                                   " Mà e vẫn giữ tấm lòng son " 

Quan hệ từ :"mà" đc đặt ở đầu câu thơ vừa để kết nối các câu thơ trong bài vừa để thể hiện tấm lòng của ng phụ nữ VN.Hình ảnh ẩn dụ :"tấm lòng son" khẳng định: dù thân phận chìm nổi lênh đênh , vị lệ vào tay kẻ khác họ vẫn giữ cho mk nhân cách, phẩm chất tốt đẹp và tấm lòng trg trắng , son sắc , thủy chung. Ng phụ nữ xưa thật đẹp ng , đẹp nết , đáng đc trân trọng và hượng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.

            Đọc tác phẩm, ta còn cảm nhận đc tinh thần nhân đạo hiên hữu trg tiếng nói đồng cảm , thương xót của tác giả cho số phận và thân phận của ng phụ nữ xưa:

                                "Bảy nổi ba chìm vs nc non

                                  Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn "

thành ngữ : " ba chìm bảy nổi" đc tác giả khéo léo đổi thành :" bảy nổi ba chìm" vừa đặc tả trạng thái chiếc bánh trôi nc khi chín vừa diễn tả đc số phận chìm nổi , long đong, lận đận của ng phụ nữ trc dòng đời.Số phận  chìm nổi ,thân phận thì rắn nát,thấp bé, "sướng-khổ, hạnh phúc hay bất hạnh" phụ thuộc vào " tay kẻ nặn ". "Tay kẻ nặn " là những ng chồng , ng cha, những thế lực có quyền có tiền trg xã hội phg kiến xưa, luôn định đoạt,đưa đẩy số phận và thân phận ng phụ nữ trg xã hội xưa.Họ ko có quyền tự quyết định cuộc đời mk , ko đc từ chủ, tự quyết định hạnh phúc cho mk.Cuộc đời của họ chịu thật nhiều những bi kịch , cay đắng , tủi nhục.

            Chưa hết,"tinh thần nhân đạo " trg tác phẩm:"Bánh trôi nc" còn thể hiện ở tiếng nói lên án, phê phán, tố cáo xã hội phg kiến xưa.Từ việc miêu tả, diễn tả, tái hiện lại thân phận thấp bé kém tay , vị lệ vào tay kẻ khác  và số phận bấp bênh , chìm nổi của ng phụ nữ xưa; tác giả đã giúp chúng ta hiểu hơn về xã hội xưa.Trg thời kì xã hội phg kiến VN, vai trò của ng phụ nữ ko đc đề cao và họ luôn  bị coi thường , chà đạp.Cuộc đời họ trải qua vô vàn những cay đắng, bi thảm , buồn tủi , luôn bị xo đẩy bởi dòng đời và các thế lực phg kiến.Qua đó ta thấy xã hội xưa trọng nam khinh nữ, phân biệt đối xử và thật bất công, đáng bị căm ghét vè lên án , tố cáo.

          Như vậy , tiếng nói nhân đạo ko chỉ phg phú về mặt nội dung mà còn đa dạng trg hình thức thể hiện .Đó có thể là tiếng nói tâm tình đc thể hiện sâu xa trg thể thơ thất ngôn tứ tuyệt . Ko những thế, trong bài thơ :"Bánh trôi nc " tác giả đã sử dụng triệt để thành công các biện pháp nghệ thuật : ẩn dụ, thành ngữ.Ngôn ngữ bình dị đã cho ta thấy cảm hứng nhân đạo sâu sắc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:vừa trân trọng , vừa ca ngợi vẻ đẹp ng phụ nữ VN xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho họ cũng như chính kiếp vợ lẽ của mk . Đòng thời, lên án phê phán xã hội phg kiến đương thời luôn chà đạp ng phụ nữ . 

                Như Diệp Tiến-nhà phê bình văn học từng vt : " THơ là tiếng lòng của ng nghệ sĩ", bài thơ "Bánh trôi nc " đã phản ánh tiếng nói nhân đạo ko chỉ  của nữ sĩ HXH mà còn là tiếng nói nhân đạo-truyền thống của cả dân tộc VN ta.Tiếng nói ấy ngày nay vẫn đc giữ gìn và phát huy trg các tác phẩm như : " Sống Chết mặc bay " , " Cuộc chia tay của những con búp bê" hay " Thân e như trái bân trôi / Gió dập sg dồi bt tấp vào đâu".

                Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng vt: "văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có , luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ".Bài thơ "Bánh trôi nc" đã giúp e hiểu hơn cuộc đời cay đắng,thân phận và số phận ng phụ nữ xưa. Khơi gợi cho e lòng đồng cảm vs họ, ngưỡng mộ vẻ đẹp hoàn mĩ của họ và căm ghét xã hội xưa bất công.TRg cs ngày nay dù đã đc bình đẳng và tự chủ nhưng vẫn còn những ng phụ nữ có số phận bất hạnh chúng ta cần đồng cảm, giúp đỡ.Mỗi cta hãy lên tiếng vì quyền lơi ng phụ nữ, đối xử bình đẳng ko phân biệt giới tính ; lên án phê phán những gđ trọng nam khinh nữ, những kẻ coi thường , chà đạp ng phụ nữ.Là học sinh cần tích cực học tập , là đại diện cho phái nữ cần bảo vệ các bạn nữ trg lớp, đấu tranh vì quyền lợi bản thân , tố cáo những kẻ có hành vi sai trái vs phụ nữ để góp phần xây dựng xã hội công bằng đất nc giàu mạnh.

               Tóm lại , tinh thần nhân đạo trg bài thơ " Bánh trôi nc " đã để lại cho e ấn tượng sâu sắc.Nó góp phần tôn vinh giá trị văn học và thành công của tác phẩm.Giá trị nhân đạo sâu sắc ấy và bài thơ sẽ còn sống mãi trg lòng ng đọc,là ngọn đèn dẫn lỗi ta tới thành công.Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy giá trị nhân đạo của tác phẩm để lan tỏa nguồn sức mạnh tích cực cho cộng đồng.

#HỌC TỐT NHE :3

1
19 tháng 4 2022

Ok hihi

19 tháng 4 2022

Mặc dù không phải là câu hỏi....

1 tháng 4 2017

Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện thơ Tiễn dặn người yêu,… chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người, là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ, khát vọng của con người. Với tất cả những điều đó thì nội dung dân chủ cũng chính là một biểu hiện của nội dung nhân đạo.
Văn học dân gian ra đời trong bối cảnh mà người dân chưa có được tự do, dân chủ. Cuộc sống bất công nghiệt ngã, cái đói, cái nghèo dai dẳng. Văn học dân gian vừa phản ánh hiện thực vừa biến những điều "không thể" thành "có thể" để nâng đỡ con người
Bài học mất nước đầu tiên thật đau xót. An Dương Vương mơ hồ với bản chất thâm độc, dã tâm xâm lược của kẻ thù. Mị Châu nhẹ dạ cả tin dẫn đến cảnh "nước mất nhà tan". Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua cha tuốt gươm chém nàng, tác giả dân gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Tượng nàng Mị Châu cụt đầu đặt ở khu di tích Cổ Loa có ý nhắc nhở hậu thế hãy ghi nhớ lấy bài học lịch sử đau lòng. Nhưng trong khi phê phán Mị Châu bằng "bản án tử hình" nghiêm khắc, nhân dân cũng thấu hiểu nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình nhẹ dạ nên để ước nguyện của nàng được hoá thành ngọc trai, khi đem ngọc trai về rửa ở nước giếng Cổ Loa Thành, nơi Trọng Thuỷ tự vẫn, thì ngọc càng thêm sáng. điều này nói lên truyền thống cư xử "thấu lí đạt tình" của nhân dân ta.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm thông lạ lùng, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức hoá thân kì diệu. Ba năm sau, hồn Trương Chi nhập trong chén ngọc để mỗi khi Mị Nương rót nước vào thì bóng dáng chàng Trương hiện lên, có bản còn kể Mị Nương nghe thấy cả tiếng sáo Trương Chi. Tình yêu không thành nhưng bằng cách đó, nhân dân ta đã bất tử hoá tình yêu.
Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền, xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc bên nhà vua (truyện Tấm Cám) ; anh Khoai thật thà chăm chỉ cuối cùng đã trừng phạt được những kẻ tham lam và lấy được vợ (truyện Cây tre trăm đốt) ; Sọ Dừa lột xác, đi thi đỗ trạng nguyên, cứu được vợ, cảnh cáo hai cô chị ích kỉ, hẹp hòi (truyện Sọ Dừa) ;… Những kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện triết lí nhân dân : "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".
Những giấc mơ đẹp trong các câu chuyện cổ sẽ không bao giờ được chắp cánh nếu không có những nhân vật thần kì, những chi tiết thần kì. Bước vào thế giới cổ tích là bước vào thế giới của những ông Bụt, bà Tiên, thần linh, hư ảo,… Thế giới thần kì ấy xuất hiện để nâng đỡ người hiền. Khi cô Tấm chưa đủ sức tự đấu tranh, ông Bụt luôn xuất hiện. Bụt cho Tấm niềm hi vọng khi nhìn vào đáy giỏ, cho Tấm niềm an ủi mỗi lúc cất tiếng gọi "bống… bống… bang… bang…". Bụt giúp Tấm có được cả niềm vui ngày hội và cả ngôi vị cao nhất là trở thành hoàng hậu (Tấm Cám). Con chim thần ăn khế trả vàng đâu phải là cuộc bán mua sòng phẳng. Chim thử lòng người để thưởng cho những con người nghèo khổ mà trung hậu thật thà. Những chi tiết thần kì đã khiến cho những câu chuyện cổ trở nên lung linh kì ảo và giúp cho khát vọng nhân đạo của nhân dân được thực hiện.
Yếu tố kì ảo là những chi tiết nghệ thuật thấm đẫm tính nhân văn. Nhưng chuyện cổ còn hấp dẫn người đọc bởi tinh thần dân chủ đặc biệt là dân chủ trong hôn nhân. Nàng công chúa cao sang cành vàng lá ngọc dám lấy một chàng trai đánh cá nghèo đến không có một chiếc khố che thân (Chử Đồng Tử). Chuyện một ông vua ghé vào quán nghèo của bà lão bán nước ; chuyện một bà hoàng hậu chăn tằm dệt vải, giặt giũ, cơm nước (Tấm Cám),… Chuyện đời và những giấc mơ đã hoà quyện vào nhau tạo nên một thế giới mà ở đó tính dân chủ được đề cao.
Người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa. Văn học dân gian là tiếng hát chan chứa nghĩa tình. Nhân dân muốn bằng tình, bằng nghĩa để xoá nhoà ranh giới giàu- nghèo, sang- hèn thực hiện công bằng dân chủ. Dân tộc ta tin tình nghĩa con người sẽ hoá giải được tất cả những nỗi đắng cay, cơ cực ở cuộc đời này. Những bài học đạo lí, nhân nghĩa, những ước mơ khát vọng,… của người xưa sẽ giúp ta trân trọng những gì ta đang có hôm nay để gìn giữ cho muôn đời sau.

4 tháng 4 2017

bạn đọc kĩ đề chút nhé

"Qua những áng văn chương đã học trong chương trình Ngữ Văn 7"

nhớ là ngữ văn 7 nha

-''Giọng thơ rắn rỏi,mạnh mẽ,đề tài bình thường dân dã,ý thơ sâu sắc thâm thúy mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời(...)Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hóa tượng trưng.Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ,chất liệu dân gian là chiếc bánh-loại bánh dân gian xưa cho tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế,nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương...
Đọc tiếp

-''Giọng thơ rắn rỏi,mạnh mẽ,đề tài bình thường dân dã,ý thơ sâu sắc thâm thúy mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời(...)Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hóa tượng trưng.Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ,chất liệu dân gian là chiếc bánh-loại bánh dân gian xưa cho tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế,nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh bình thường với hình ảnh người phụ nữ.Cả 2 đều có vẻ ngoài rất đẹp,có phẩm giá cao quý,tương đồng cuộc sống,số phận phụ thuộc.Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc.Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng.Nói cái bánh mà thành chuyện con người-người phụ nữ''

Câu 1:Em hiểu ntn về chi tiết''Cả 2 đều có vẻ ngoài rất đẹp,có phẩm giá cao quý,tương đồng cuộc sống,số phận phụ thuộc''?

Câu 2:Tìm 1 phép tu từ trong văn bản mà em tìm được ở câu 1.Nêu tác dụng

Câu 3:Viết đoạn văn từ 3-5 câu nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
 

0
 Đề : Viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về một phong trào nhân đạo (Nụ cười hồng , nuôi heo đất , quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt , ....) ở trường hay địa phương tổ chức Bài LàmĐối với em , điều hạnh phúc nhất của con người chính là có thể giúp đỡ , san sẻ cho nhau , nối vòng tay lớn . Trong trường em đã có nhiều phong trào thể hiện đúng tinh thần "lá lành đùm...
Đọc tiếp

 

Đề : Viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về một phong trào nhân đạo (Nụ cười hồng , nuôi heo đất , quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt , ....) ở trường hay địa phương tổ chức

Bài Làm

Đối với em , điều hạnh phúc nhất của con người chính là có thể giúp đỡ , san sẻ cho nhau , nối vòng tay lớn . Trong trường em đã có nhiều phong trào thể hiện đúng tinh thần "lá lành đùm lá rách" , tiêu biểu trong đó là phong trào đóng góp ủng hộ người dân lũ lụt . Khi phong trào được phát động , bản thân em cảm thấy rất vui khi có thể giúp đỡ cho đồng bào miền Trung . Vì mấy ngày vừa qua , cơn bão lũ ở miền Trung đã đi qua nhưng để lại nhiều thiệt hại nặng nề . Nhưng có một số bạn đã không hiểu rõ ý nghĩa của phong trào dẫn đến việc không muốn đóng góp , than vãn đủ đường . Tuy nhiên , đa số mọi người đều hiểu rõ và có tấm lòng nhân ái ủng hộ tích cực . Phong trào ấy quả thật rất ý nghĩa , nhân đạo vác tốt đẹp . Vì vậy , em mong muốn rằng ơn địa phương sẽ tổ chức thêm nhiêu phong trào tốt đẹp như thế để giúp đỡ người khác . Chúng ta là những học sinh , có điều kiện và được sống sung sướng nên đang rộng vòng tay để giúp đỡ , hỗ trợ cho những người kém may mắn và bất hạnh hơn . Từng cái áo trắng , cái quần dù mới hay cũ , một phần tiền ăn vặt đều là những món quà đẹp đẽ về tinh thần lẫn vật chất .

[Các bạn nhận xét giúp mình đoạn văn này nhé ! Đây là đoạn văn mình làm trong đề thi HKI môn Văn . Nếu được thì giúp mình chấm điểm luôn nha (đoạn văn 3đ) . Cám ơn trước ^^]

5
16 tháng 12 2016

bạn lm cũng tốt

23 tháng 12 2016

 

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần...
Đọc tiếp

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

1
14 tháng 6 2021

Đề bài là gì vậy chị?????????

ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật Bài làm :Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Bài làm :

Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người phụ nữ . Dưới ngòi bút tinh tế và điêu luyện , nàng Xuân Hương đã mượn một chất liệu dân gian quen thuộc - chiếc bánh trôi nước để khắc họa lên vẻ đẹp về hình thể lẫn phẩm chất son sắt , cũng như niềm phẫn uất số phận lênh đênh , phụ thuộc của "phận đàn bà" trong xã hội xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mở đầu bài thơ , Xuân Hương có viết :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Mở đầu bài bằng cụm từ "thân em" quen thuộc nhưng nhà thơ lại đùng để nói đến chiếc bánh trôi , một thứ bánh dân gian quen thuộc mà từ người nông thôn đến thành thị ai cũng biết . Một cách khởi đầu bài thật độc đáo ! Chiếc bánh trôi ấy hiện lên với một vẻ đẹp xinh xắn và tinh khiết làm sao . Câu thơ vang lên như chan chứa bao niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn” . Không những ca ngợi nhan sắc mỹ miều , hình thể hấp dẫn mà lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong , cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ . Thật là thú vị là hình ảnh chiếc bánh trôi đã được tác giả nhân hóa tài tình , mượn vật để bày tỏ tiếng lòng của mình . Thơ của Xuân Hương thât tự nhiên và đa nghĩa
Bảy nổi ba chìm với nước non
Nhưng ngẫm nghĩ mà xem , những chiếc bánh trôi nước ấy thật là đáng thương làm sao ! Trong suốt cuộc đời , chiếc bánh trôi ấy phải bao lần "phiêu dạt" trong nồi nước sôi lênh đênh , lúc chìm , lúc nổi cũng chỉ để dâng cho đời một món bánh vừa ngon vừa đẹp mắt . Nhà thơ thật tài tình khi mượn thành ngữ "Bảy nôi ba chìm" để nói lên cuộc đời lênh đênh , lắm gian truân đối với người phụ nữ . Cũng phải thôi , vì trong xã hội phong kiến "Trọng nam khinh nữ" ấy , người phụ nữ luôn bị coi thường , hành hạ , bóc lột thê thảm và vô tình vùi dập biết bao người con gái tài hoa mà bạc phận . Đọc câu thơ , em lại tự hỏi : "Một người phụ nữ xinh đẹp , phúc hậu như thế tại sao phải chịu kiếp sống đọa đày ? Tại sao lại để bao gian lao , cực khổ , bắt người phụ nữ nhỏ bé ấy gánh lấy ?" Câu thơ trùng xuống như tiếng than thở , tiếng ức ức của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời thật buồn biết bao !
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Xã hội phong kiến đương thời thật bất công khi chà đạp , cướp đoạt quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ . Họ luôn phải chịu sự trói buộc và mất tự do trong việc định đoạt cuộc sống cũng như mưu cầu hạnh phúc . Vây chẳng khác gì chiếc bánh trôi nước kia , đẹp hay xấu , rắn hay nát đều phụ thuộc vào tay thợ làm bánh . Người xưa cũng có câu : "Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc kẻ nhà thì phải lệ thuộc vào cha , cha có sai bảo gì chẳng dám làm trái . Khi lập gia thất , phải phụng dưỡng chồng , cũng chẳng dám trái lời . Mai đây chồng chết , thân gái yếu ớt phải sống nương tựa vào con trai . Trên đời này làm gì có quan niệm vô lý đến thế ! Thật đau xót biết chừng nào , ngẫm nghĩ mà thấy thương cho thân phận bèo bọt của người phụ nữ xưa . Vậy chế độ phong kiến thối nát ấy chẳng khác gì là chiếc gông cùm đang trói buộc bao "kiếp hồng nhan" . Với giọng thơ chua xót pha lẫn uất ức , bà Hồ Xuân Hương đã phê phán xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mặc dù phải sống trong sự lệ thuộc nhưng họ vẫn luôn kiên trinh, khẳng định được vẻ đẹp thanh tao , phẩm chất cao quý của người phụ nữ . Cũng giống như chiếc bánh trôi nước vậy đấy , tuy lắm lần "chìm nổi" với nước non và rắn hay nát , khô hay nhão thì chiếc bánh ấy vẫn luôn giữ được nhân hồng son , ngọt lim . Thật là một hình ảnh ẩn dụ tiêu biểu ! Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình . Dẫu ở trong hoàn cảnh cực khổ , bị nhào nặn , xô đẩy thì người phụ nữ ấy vẫn luôn giữ vẹn tấm lòng son sắt , thủy chung . Một hình ảnh đẹp đến nhường thế làm sao mà quên được ! Hình ảnh ấy làm cho tâm hồn em xao xuyến , rung động trước vẻ đẹp tâm hồn , sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hê . Câu thơ cuối như thổi phồng niềm kiêu hãnh , khăng khái tự hào về phẩm chất cũng như lời thách đố đầy bản lĩnh của Bà Chúa Thơ Nôm đối với xã hội phong kiến đương thời .
Bài thơ "Bánh trôi nước" là một tác phẩm tuyệt vời của bà Hồ Xuân Hương . Bài thơ như ẩn chứa biết bao ngậm ngùi về thân phận nhưng vượt lên trên tất cả lời khẳng định phẩm giá đầy kiêu hãnh : dù chịu bao dèm pha , bao nỗi khó nhọc nhưng tấm lòng son sắt , thủy chung của người phụ nữ vẫn không bao giờ thay đổi . Qua bài thơ này , em càng yêu mến , cảm phục bà Hồ Xuân Hương về sự cá tính , quyết không khiêm nhường để đòi lại giá trị của người phụ nữ . Bài thơ đã để lại một dấu ấn sâu nặng trong tâm hồn em

[Mọi người nhận xét giúp mình về bài làm nhé ! Các bạn có thể cho điểm luôn được không (để mình tham khảo ấy mà !) Mong các bạn hãy giúp đỡ mình ]

2
25 tháng 11 2016

Tạm ổn bạn ạ. phần kết bạn có thể lấy ở ý nghĩa trong SGK.Nếu được thì mk cho bạn 8,5 bài này

25 tháng 11 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^