K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 6 2018

Cảm xúc của “khách”:

- Khách vừa có cảm giác vui, buồn, vừa tự hào, nuối tiếc → Có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào

    + Vui trước cảnh hùng vĩ, thơ mộng núi sông, tự hào vì dòng sông ghi nhiều chiến công hiển hách

- Khách buồn, nuối tiếc: dấu tích oanh liệt ngày xưa trở nên trơ trọi, hoang vu. Dòng thời gian làm lãng quên đi những giá trị lịch sử

- Đoạn thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn, thể hiện điệu nhịp nhàng, trầm lắng, khơi gợi nhiều nỗi suy tư

2 tháng 5 2017

Trước hình ảnh Bạch Đằng "Bát ngát sóng kình muôn dặm ”, "thướt tha đuôi trĩ một màu” với "nước trời...”, "phong cảnh ...” "bờ lau...”, "bến lách... ”... “Khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc nhưng buồn vì tiếc nuối xót thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.

10 tháng 5 2016

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần. 

Trương Hán Siêu (?- 1354) là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình. Thời trẻ, ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trần, là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, được các vua Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời Thịnh Trần. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. 

Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời. 

Bài “Phú sông Bạch Đằng” có hai nhân vật là khách và các bô lão. Khách trong tác phẩm là người có chí bốn phương, thích du ngoạn, ngắm cảnh, bồi bổ kiến thức “Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều”. Khách bơi thuyền đến sông Bạch Đằng, được gặp các bô lão, được các bô lão kể cho nghe về chiến công oanh liệt của tướng quân nhà Trần năm nào khiến cho “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ-Bầu trời đất chừ sắp đổi” với ‘Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới-Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Khách và các bô lão bình luận về tầm vóc của chiến thắng, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và ca ngợi sự tài tình, nhân đức của các vua Trần cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn: 

Anh minh hai vị thánh quân, 
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình, 
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao

“Phú sông Bạch Đằng” là bài phú tiêu biểu bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của đất nước ta. Bài phú còn thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp, tâm sự hoài cổ tha thiết của tác giả. Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. Tác phẩm được đánh giá là đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phú của văn học trung đại Việt Nam.

1 tháng 3 2020

Đề 1:

Bình Ngô đại cáo là phát biểu chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi và thể hiện một tài năng tuyệt vời về nghệ thuật viết hùng văn của tác giả. Tình cảm thương dân, tinh thần trọng dân, ý chí vì dân là nội dung quán xuyến trong thơ văn Nguyễn Trãi, là mệnh đề nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước Nguyễn Trãi. Nhận thức về người dân của ông là một nhận thức sâu sắc và nảy sinh từ thực tiễn. khi nêu cao vị trí và vai trò người dân. Nguyễn Trãi đã phản ảnh thực tế của lịch sử cũng như yêu cầu lịch sử. nói đến nước là nói đến dân, hơn nữa trước hết là nói đến dân, nhân dân lại cần phải có nước. Quan niệm của Nguyễn Trãi về một đất nước, cần nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của truyền thống văn hóa lâu đời mà ông đưa vào bài cáo:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác.”

Lời tuyên bố, nói lên nước Việt ta có một nền văn hiến độc lập và đất nước bờ cõi phân chia rõ ràng. Không phải như sự đầu độc tư tưởng của phương Bắc cho rằng nước ta là do chúng dựng nên và nền văn hóa cũng như thế. Điều này thật là phi lý. Bởi phong tục bắc nam đã cũng khác, thể hiện lên nước ta vốn dĩ đã được hình thành và phát triển tự thân, trải qua bao thăng trầm lịch sử mà vẫn thích nghi và giữ gìn được bản sắc của mình. Thế nên sao gọi là phương Bắc truyền dạy nền văn minh. Vấn đề này đã thể hiện rõ tính dân tộc và tinh thần yêu quê hương đất nước sâu sắc, bắt buộc phải giữ gìn không một ngoại bang nào có thể xâm phạm.

Đây là một văn bản chính thức của nhà nước, thì chính là để khẳng định tính độc lập của nền văn hóa dân tộc, chính là để tự hào về nền văn hóa dân tộc. Bình Ngô đại cáo chính là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Bài cáo đã thể hiện nổi bật lòng yêu nước thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc hào khí ngất trời của Nguyễn Trãi trước những chiến thắng oanh liệt trong cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại của thời đại ông và của cả dân tộc.

Tinh thần chủ đạo, lấy dân làm gốc, nhận thức được nền tảng chiến thắng chính yếu là nhờ vào lòng dân, nhờ vào ý chí một lòng của dân. Nguyễn Trãi đã nhận thức được vấn đề này, cùng với lòng nhân đạo và tinh thần yêu nước nồng nàn, ông khẳng định:

“Việc nhân dân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Thấy lũ quân ác bá cướp nước chúng chẳng phải là nhân nghĩa gì cả. Chỉ toàn là cướp bóc một cách tàn bạo: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn- Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”. Chí căm hờn và tức tối của Nguyễn Trãi càng nung nấu sôi sục hơn bởi lũ ngoại ban vơ vét tài nguyên đất nước, bắt đóng thuế khóa nặng nề, bắt dân ta làm chuyện nguy hiểm đến tính mạng, coi mạng sống dân ta thật khác nào nô lệ cỏ cây: Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.

Còn dã man, tàn bạo đến mức:

“Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.

Nặng nề những nỗi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.”

Thấy vậy ai mà không thương tâm cho tình cảnh đất nước đang bị dày xéo, dân ta đang bị áp bức bóc lột một cách dã man. Thấy vậy ai mà không căm phẫn bọn giặc Ngô. Tình cảm thương dân, đau cùng nỗi đau của dân, tận mắt chứng kiến: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực, thật đau lòng. Và cũng chính lòng yêu nước này, thương dân này, mọi người con dân đất Việt ai cũng có. Cho nên, dù rằng là tình cảm và lòng nhiệt quyết của Nguyễn Trãi với đất nước, với nhân dân, nhưng cũng đồng thời Ông đã quật dậy ý chí kiên cường bất khuất của toàn dân, quật dậy tình cảm yêu cuộc sống thanh bình, yêu gia đình quê hương đất nước của mọi người. Từ đó mà trên dưới một lòng chống ngoại bang. Đây cũng khẳng định tinh thần đoàn kết toàn dân của Nguyễn Trãi, mà cũng đề cao vai trò chiến thắng là ở toàn dân và luôn đặt lợi ích của dân lên trước nhất. Chính vì chính nghĩa này nên cuộc chiến thắng lợi.

Lý tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta là điểm cốt lõi đã được Nguyễn Trãi khẳng định một cách mạnh mẽ ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm:

“Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân”

Nhân nghĩa trước hết và hơn đâu hết được thể hiện ở mục tiêu an dân. Đem lại cuộc sống ấm no, yên ổn cho dân vốn là tư tưởng cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi. Trong thơ văn của mình, ông không ít lần nhắc đến điều đó:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng.

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Cũng luôn cánh cánh “làm cho khắp thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu”. Điều quan trọng là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí, một lý tưởng. Mặt khác, ngay ở những câu đầu tiên Nguyễn Trãi không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn ông đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Đó là trừ bạo, an dân. Muốn theo đuổi và thi hành tư tưởng nhân nghĩa không có cách nào hơn là hướng tới cuộc sống nhân dân.

Vấn đề cốt lõi đó của tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở cả hai mặt thống nhất: quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của nhân dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược. Kẻ thù của nhân dân ở đây được Nguyễn Trãi xác định cụ thể là kẻ thù xâm lược, là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân gây ra bao tai hoạ, đến mức:

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội.

Nhơ bẩn thay thay nước Đông Hải khôn rửa sạch mùi

Đây là một nét mới mà Nguyễn Trãi chỉ ra trong tư tưởng nhân nghĩa dựa trên cơ sở thực tiễn lịch sử dân tộc. Nội dung này không thấy trong tư tưởng, triết lý nhân nghĩa của đạo lý Khổng - Mạnh. Ngay trong nét nghĩa mới này vẫn thể hiện sự nhất quán với truyền thống nhân nghĩa đã xác định ở đầu tác phẩm.

Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng thương dân, chăm lo cho nhân dân. Cao hơn thế, trong quan hệ với kẻ thù xâm lược, tư tưởng ấy vẫn thể hiện một cách sáng ngời: chúng ta đánh giặc bằng mưu kế và đánh vào lòng người: “mưu phạt, tâm công”. Với tư cách là vị quân sư lỗi lạc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã không ít lần dùng những áng văn chính luận “có sức mạnh hơn 10 vạn binh” của mình để công phạt, khuất phục kẻ thù khiến cho bọn chúng “chẳng đánh mà chịu khuất”. Không những thế, khi bọn chúng đã khuất phục, đã đầu hàng nhân dân ta luôn mở cho chúng con đường sống:

Thần vũ chẳng giết hại,

Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Cấp cho phương tiện trở về:

Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền...

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa...

Dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận, xoa dịu hận thù để không gây hậu họa về sau cũng chính là đại nghĩa với nhân dân vậy. Bởi lẽ, như bài cáo đã khẳng định "Họ đã ham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng. Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức".

Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài cáo vừa toàn diện, vừa cụ thể; vừa chỉ ra điểm cốt lõi, cơ bản vừa bổ sung những khía cạnh mới mẽ. Bởi thế nó trở thành điểm ngời sáng trong tư tưởng nhân dân, là tiền đề cho mọi hành động. Soi chiếu vào thực tiễn cuộc kháng chiến tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp ấy còn là căn nguyên tạo nên sức mạnh cho nghĩa quân Lam Sơn:

Đem đại nghĩa thắng hung tàn

Lấy chí nhân thay cường bạo

Với lý tưởng nhân nghĩa ấy, quân dân ta có thể khắc phục và vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể:

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần.

Khi Khôi Huyện quân không một đội

Để rồi từ đó có thể lấy ít địch nhiều, dùng yếu chống mạnh mà làm nên thắng lợi vang dội, giúp cho:

Xã tắc từ đây bền vững

Giang sơn từ đây đổi mới

...Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu

Có thể nói, Nguyễn Trãi đã tổng kết tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta thành một truyền thống, một nguyên lý cao đẹp bằng những lý luận và dẫn chứng đanh thép cùng những hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi tả. Lí tưởng nhân nghĩa ấy sẽ còn mãi trường tồn cùng sự vững bền vĩnh cửu của dân tộc, đất nước.

Bình Ngô đại cáo là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Trãi. Tác phẩm có giá trị tư tưởng, văn học thể hiện triết lý sống của dân tộc trong mọi hoàn cảnh,trong việc đấu tranh cũng như trong hòa bình độc lập. Một tác phẩm được xem là áng thiên cổ hùng văn, vô tiền khoán hậu. Viết cho Lê Lợi thay mặt quốc gia để đọc tuyên cáo về cuộc chiến của dân tộc ta mất nhiều mất mát nhưng điểm cuối cùng tạo nên bản thiên hùng ca kết thúc thắng lợi.

Bình Ngô đại cáo là hiện tượng có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Với ngòi bút của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi - nhân vật toàn tài số một của thời phong kiến - bài cáo không chỉ là sự tuyên bố về thắng lợi của sự nghiệp “Bình Ngô” như mệnh lệnh mà Lê Lợi giao phó. Hơn thế, tác phẩm đã trở thành áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Và điểm cốt lõi mà “Bình Ngô đại cáo” thể hiện ở cả hai tư cách ấy chính là lý tưởng “nhân nghĩa” mà nhân dân ta mãi mãi ngợi ca và hướng tới.

Bình Ngô đại cáo chính là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Bài cáo đã thể hiện nổi bật lòng yêu nước thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc hào khí ngất trời của Nguyễn Trãi trước những chiến thắng oanh liệt trong cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại của thời đại ông và của cả dân tộc.

Chúng ta đều biết, bài Cáo được Nguyễn Trãi viết thay mặt Lê Lợi sau khi giặc Minh thất bại nhục nhã phải rút về nước. Phải chăng đây là một thông điệp cho nhà Minh? Khả năng này hầu như không thể có vì giặc xâm lược đã rút về, nhiệm vụ lịch sử lớn nhất là giành lại độc lập dân tộc với giá hy sinh thấp nhất đã hoàn thành. Với chủ trương hoà hiếu, để nhân dân hai nước nghỉ sức, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương khoan hồng, cấp lương thực và phương tiện cho chúng về nước.

Là một thông điệp hướng tới nhân dân Ðại Việt, Bình Ngô đại cáo muốn nói những gì với người nước Việt? Ðức lớn nhất, đó là hiếu sinh, biểu hiện cụ thể nhất qua nhân nghĩa. Hiếu sinh áp dụng cho muôn vật, nhân nghĩa là hiếu sinh áp dụng cho con người. Lê Lợi tích lũy đủ năng lượng Ðức qua lòng nhân nghĩa, qua đức hiếu sinh được trời, người mến mộ và Ðức đó đã được kiểm chứng thực tế qua cuộc kháng chiến vừa xảy ra. Vì vậy, lên ngôi Thiên tử, thế thiên hành hoá, đại thiên hành hoá là một việc hết sức tự nhiên.

Triết học lịch sử của Nguyễn Trãi thật minh bạch: Nhân nghĩa là đạo người mà cũng là đạo trời. Có nhân nghĩa sẽ được người, trời ủng hộ, sẽ thành công. Bất nhân bất nghĩa sẽ thất bại. Phải chăng còn có một thông điệp ngầm ẩn nào đó gửi gắm cho chính Lê Lợi hay những bậc trị vì của các triều đại sau đó hãy nhớ đến bài học lịch sử quan trọng này?

Nói đến tinh thần yêu đất nước và bảo vệ đất nước rất bao la và rộng lớn, nhưng không phải chỉ một người hoặc một nhóm người nào đó mà làm cho đất nước này giàu đẹp và hòa bình được. Mà cần phải chung tay xây đắp, mỗi người đóng góp một công sức, một khía cạnh nào đó bằng cả cái tâm của mình. Để không thẹn với Người dựng nước và Người giữ nước.

1 tháng 3 2020

Đề 4:

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về thể phú: Là thể văn cổ của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ sớm, đến thời Trần trở nên phổ biến

- Khái quát vị trí của tác phẩm: Bạch Đằng Giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam

II. Thân bài

1. Đặc trưng nghệ thuật của thể phú.

- Là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi

- Dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời.

- Bố cục gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết.

- Phú cổ thể: Không nhất thiết có đối, cuối bài được kết lại bằng thơ.

2. Sự thể hiện những giá trị nghệ thuật của thể phú qua tác phẩm “Bạch Đằng giang phú.

a. Cấu tứ, bố cục

- Về cấu tứ: Đơn giản, chặt chẽ theo lối kể chuyện chủ - khách tiêu biểu của thể loại phú.

+ Ban đầu là lời dẫn chuyện của tác giả để dẫn dắt ta đi theo hành trình ngao du của khách và cuối cùng dừng chân tại sông Bạch Đằng, khách nói về những điều mình quan sát, suy nghĩ về con sông.

+ Tại đây khách gặp các vị bô lão, được họ kể về những chiến công hiển hách trên dòng Bạch Đằng thuở xưa.

+ Hai bền cùng trò chuyện và bình luận về những chiến công.

- Bố cục mang đặc trưng tiêu biểu của bài phú cổ thể gồm 4 phần:

+ Mở đầu: Cảm xúc của nhân vật Khách trước sông Bạch Đằng

+ Giải thích: Những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão.

+ Bình luận: Nhận xét, đánh giá của cha ông về những chiến công

+ Kết: Suy ngẫm về sự hưng vong của đất nước.

b. Hình thức câu văn.

- Có sự đan xen đa dạng, linh hoạt giữa lời văn của người dẫn chuyện, lời nói của Khách, lời kể của các bô lão. Khi thì luân phiên lượt lời uyển chuyển, lúc lại đan xen lời của các nhân vật.

- Sử dụng các câu văn xen lẫn văn vần và văn xuôi đa dạng, sinh động.

+ Các câu văn vần:

“Cửu Giang Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt/Nơi có người đi đâu mà chẳng biết”

“Qua cửa Đại Than ngược bến Đông Triều/Đến sông Bạch Đằng thuyền bơi một chiều”....

+ Các câu văn xuôi: “Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã/Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Tháo”....

- Sử dụng các câu văn ngắn dài khác nhau

- Sử dụng lối văn biền ngẫu, tạo nên cách nói hình tượng hóa

“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu/Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”,...

- Kết thúc bài phú là một bài thơ, tiêu biểu cho đặc trưng thể phú.

c. Ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ tự nhiên không khoa trương sáo rỗng mà rất sống động.

+ Khách miêu tả về con sông Bạch Đằng không bằng những ngôn ngữ sáo mòn mà bằng những hình ảnh cụ thể, sống động để nói về những nét vẽ cụ thể của dòng sông: hùng vĩ, thơ mộng nhưng đìu hiu, hoang lạnh

+ Các bô lão kể về những chiên công nhưng không bị gò vào những ngôn ngữ đao to búa lớn mà vẫn thể hiện được những chiến công hào hùng, oanh liệt

- Ngôn ngữ trang trọng, gợi sự trang nghiêm

d. Xây dựng các hình tượng nghệ thuật độc đáo.

- Hình tượng con sông Bạch Đằng vừa mang vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật vừa là chứng nhân của lịch sử.

- Hình tượng “khách”: Khách trong thể phú thường mang tính ước lệ khuôn thức, cứng nhắc, nhưng qua cách xây dựng của Trương Hán Siêu, hình tượng khách hiện lên đa dạng, sinh động vừa phóng khoáng, tự do, yêu vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của non sông, tiếc thương, xót xa cho cảnh hoang tàn, đổ nát, tự hào về những chiến công lịch sử, yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

- Hình tượng các bô lão: Trọng tình, hiếu khách, yêu và tự hào sâu sắc về những chiến công của dân tộc, biết đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về lịch sử

III. Kết bài

- Khái quát lại những giá trị nghệ thuật của thể phú qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.

- Khẳng định vị trí của tác phẩm: Sau Phú sông Bạch Đằng cũng còn nhiều tác phẩm viết theo thể phú khác nhưng chưa có tác phẩm nào vượt qua được bài phú của Trương Hán Siêu.

26 tháng 2 2017

a, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa

- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta

b, Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc.

    + Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền

    + Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt

c, Khảng định quyền tự do, độc lập bằng lí lẽ thuyết phục:

    + Khẳng định sự tự nhiên, vốn có, lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)

    + Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu

    + Nêu dẫn chứng thực tiễn ( Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô)

- Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn