Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
a. Câu thơ sử dụng phép nói quá để nói về nỗi li biệt, xa cách. Người chỉ mới vừa ở đó thôi mà đã thấy xa cách vạn quan san.
b. Câu thơ sử dụng phép điệp từ "còn" kết hợp với phép liệt kê "trời", "non", "nước", "cụ bán rượu" => khẳng định sự tồn tại của tình cảm, sự "say sưa" của nhân vật trữ tình dành cho cô gái cũng bền vững và trường tồn mãi như trời đất.
2. Câu thơ sử dụng chủ yếu phép so sánh.
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã: sử dụng phép so sánh, so sánh chiếc thuyền lao ra biển mà lướt rất nhẹ, rất êm. Chiếc thuyền như con tuấn mã, ý nói chiếc thuyền đánh cá vừa đẹp, vừa khỏe, phi nước đại, tiến ra sông dài biển rộng.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng: So sánh "cánh buồm" - cụ thể hữu hình với "mảnh hồn làng" - thứ vô hình, trừu tượng. Điều đó cho thấy con thuyền tiến ra biển lớn không chỉ thực hiện nhiệm vụ đánh cá mà còn mang trong nó những ước vọng và tình cảm thân thương của quê hương. Phép so sánh khiến con thuyền như trở thành một sinh thể có hồn, đẹp đẽ, kì vĩ, sống động.
- Phép nhân hóa qua động từ "rướn" trong câu "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" cho thấy tư thế chủ động, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Nhờ sự lạc quan, mạnh mẽ, rắn rỏi vươn tới của con thuyền mà hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu.
3.
a. Câu thơ sử dụng câu hỏi tu từ "có tài mà cậy chi tài" kết hợp với phép chơi chữ "chữ tài liền với chữ tai một vần" nhằm đưa ra một triết lí, một quy luật của cuộc sống: người tài hoa thường bạc mệnh, thuyết tài mệnh tương đố.
b. Câu thơ sử dụng phép so sánh nhằm nhấn mạnh sự non nớt, trong sáng, ngây thơ của trẻ em => cần bảo vệ và trân trọng sự phát triển của trẻ em.
c. Câu thơ sử dụng phép nhân hóa qua từ "ơi" => trò chuyện với trâu như với người. Thể hiện sự gắn bó của người nông dân với đồng ruộng, với con trâu, cái cày. Đồng thời cũng gửi gắm ước vọng của người nông dân về cuộc sống lao động cần cù chăm chỉ, có thể thu về thành quả xứng đáng.
* Biện pháp tu từ vựng
+ So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
+ Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.
* Tác dụng
- Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển.
- Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh...
- Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ.
* Biện pháp tu từ vựng
+ So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
+ Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.
* Tác dụng
- Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển.
- Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh...
- Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ.
a. Từ Hán Việt được sử dụng:
- tuấn mã: nghĩa là ngựa tốt (ngựa khỏe, chạy nhanh)
- trường giang: nghĩa là sông dài (sông rộng)
b. Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh.
Tác dụng: "chiếc thuyền" được so sánh với "con tuấn mã" nhằm diễn tả tư thế và trạng thái của con thuyền khi ra khơi: mạnh mẽ, băng băng lướt trên mặt biển.
a. từ hán việt dược sử dụng trên 2 câu thơ trên là: tuấn mã : ngựa tốt trường giang : sông dài
a. Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ.
- Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
b. Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
1.
- Phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ.
- Nghĩa chuyển: Chỉ sự dấn thân, "liều mình" để thay đổi 1 điều gì đó.
2.
a. Câu thơ sử dụng phép đối và nhân hóa.
- Đối: Người - ngắm - ngoài cửa sổ; Trăng - nhòm - khe cửa.
Phép đối thể hiện sự ngăn cách và tình thế ngắm trăng đặc biệt của Bác. Giữa tâm hồn thi sĩ, yêu thiên nhiên và trăng là song sắt nhà tù. Nhưng khoảng cách đã bị xóa nhòa bởi tâm hồn giao cảm mãnh liệt của tác giả.
- Nhân hóa qua từ "nhòm". Trăng vốn là sự vật vô tri mà bỗng trở thành sinh thể có hồn, cùng giao cảm và đồng điệu với thi nhân. Phép nhân hóa cho thấy chất lãng mạn trong tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng.
b. Câu thơ sử dụng phép ẩn dụ qua từ "mặt trời" trong câu thơ thứ 2. "Mặt trời của mẹ" vốn để chỉ đứa con. Với mẹ, con là nguồn sống, là động lực để mẹ tăng gia sản xuất, lao động hết mình phục vụ kháng chiến. Con cũng giống như mặt trời của tự nhiên. Mặt trời tự nhiên tỏa ánh sáng vĩnh hằng đem lại sự sống cho vạn vật. Con trở thành niềm vui, động lực, nguồn sống của mẹ. Phép ẩn dụ khiến cho cách diễn đạt trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Từ “mặt trời” trong câu thơ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ
- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.
Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà ôi là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.
Biện pháp tu từ : so sánh : ( mặt trời với hòn lửa ) ; nhân hoá ( sóng-cài then ; đêm- sập cửa )
Biện pháp tu từ được sử dụng ở trong hai câu thơ đầu.
Tác dụng :
Gợi vẻ đẹp kì vĩ , tráng lệ , ấm áp , của cảnh hoàng hôn trên biển.
Gợi cảm giác vũ trụ , biển cả ấm áp , gần gũi , thân thương như ngôi nhà. Con người đi trong biển điêm như đi trong chính ngôi nhà của mình .
* Đặt câu:
- Con đường gập ghềnh nối liền những nếp nhà và thôn xóm xa xa.
- Đêm hè, gió từ những rặng tre thổi rì rào, xao xác.
* Chỉ ra tác dụng;
a. Sử dụng phép nhân hóa và phép đối. Trăng như người bạn tâm tình tâm giao theo Bác trên mỗi chặng đường hoạt động Cách mạng. Trăng như vươn qua cả những song sắt nhà tù để tâm tình với người tù cách mạng. Phép đối: người ngắm trăng - trăng nhòm khe cửa, cho thấy mối quan hệ 2 chiều giữa thiên nhiên và con người, chất chiến sĩ và chất thi sĩ, chất thép hòa với chất lãng mạn, trữ tình.
b. Câu thơ sử dụng phép so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp và tư thế ra khơi khỏe khoắn của những con thuyền.
c. Câu thơ sử dụng phép ẩn dụ qua hình ảnh "mặt trời" để chỉ Bác Hồ. Bác cũng như những vầng dương kia soi sáng cho dân tộc con đường giải phóng, thắng lợi.
d. Câu thơ sử dụng phép chơi chữ "tài" liền với "tai" để khái quát lên một quy luật: những người tài hoa thì thường bạc mệnh, chịu số phận hẩm hiu và bị ghen ghét, tai ương.
e. Câu thơ sử dụng phép so sánh để tạo ấn tượng về tiếng suối. Tiếng suối chảy róc rách trong khe núi mà nghe hay và mê hoặc như tiếng hát của người nghệ sĩ.
f. Hình ảnh "một trái tim" vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ. Để chỉ những người lính lái xe Trường Sơn. Câu thơ hàm ý: những chiếc xe dù bị tàn phá đến mức thảm hại, chiến tranh dù còn nhiều khó khăn gian khổ nhưng chỉ cần những người chiến sĩ còn đồng tâm hiệp lực, còn niềm tin vào ngày mai, còn tình yêu nước, lòng quyết tâm thì cuộc kháng chiến nhất định đi đến thắng lợi.
Tham khảo nhé!!!
Câu 1:
Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng. Những chiếc thuyên buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang".
"Hăng" nghĩa là hăng hái, hãng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt tnrờng giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khán trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng
bạc, thành "chiếc buồm vôi":
"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ".
"Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.
Câu 3:
a,
+) Bien phep tu tu la: nhân hóa: "Trăng nhòm” va điệp từ “ ngắm”
+) Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu... Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
b,
Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con. Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà - ôi cũng hết sức bình dị, một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .
Bài 1.Biện phát tu từ so sánh chiếc thuyền vs con tuấn mã tác dụng thể hiện đc sự mạnh mẽ, hăng hái khi ra khơi. So sánh cánh buồm như mảnh hồn làng tác dụng đó là đặc trưng của quê hương là tâm hồn nhạy cảm của tác giả vs quên hương.
Bài 2. a) biện pháp tu từ chơi chữ tai vs tài tác dụng tăng sức biểu cảm.
b) so sánh trẻ em như búp trên cành tác dụng nói lên quyền của trẻ em là đc nâng niu, chăm sóc.
c)nhân hóa cách gọi trâu tác dụng thể hiện trâu như người bạn của nông dân.
Bài 3. a) nhân hóa vầng trăng dụng ý trăng như người bạn của bác trong những ngày trong tù.
b) ẩn dụ mặt trời thứ 2 dụng ý đứa con như mặt trời như sự sống của người mẹ.