K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2016

Bài 1 : Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm và từ nào là từ nhiều nghĩa :

a, - Gía vàng trong nước tăng đột biến.

=> Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)

- Tấm lòng vàng .

Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.

Từ đồng âm

b, - Bác thợ đang cầm bay trát tường.

Từ đồng âm

- Đàn cò đang bay trên trời.

Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)

- Đạn bay vèo vèo.

Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

 

- Chiếc áo đã bay màu.

Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

20 tháng 10 2022

Giong đề nhỉ 

24 tháng 10 2017

1

a la tu dong am

b la tu nhieu nghia

an com

sao h kia thi ntn có tốt ko

23 tháng 9 2016

Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả.

Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.

Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.

Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.

Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:

"Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà".

Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.

Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:

"Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi".

Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!

Trăng từ lời ru của mẹ: "Chú Cuội ngồi gác cây da - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:

"Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!".

Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:

"Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân".

Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!" (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:

"Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em".

Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.

"Trăng ơi... từ đâu đến?" là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một mảnh tâm hồn cùa tuổi thơ.

 

 

23 tháng 9 2016

khi nào cần vậy bạn? cô mk từng cho mk làm bài này rồi. cô đọc cho chép ý

 

24 tháng 9 2016

- Nghĩa của các từ trên là :

  + Ngớt :Giảm đi, bớt đi phần nào.

  + Rạng : Bắt đầu sáng.

  + Chào mào : Chim nhỏ, đầu có túm lông nhọn, đuôi có túm lông đỏ, ăn các loại quả mềm và có giọng hót rất hay.

  + Râm ran : Phát ra nhiều tiếng, liên tiếp thành từng đợt.

  + Tạnh : Hết mưa.

  + Ló : Lộ ra một phần.

24 tháng 9 2016

Ngớt: giảm đi một phần đáng kể.

Rạng: trời chuyển dần từ tối sang sáng.

Chào mào: chim nhỏ, đầu có túm lông nhọn, đít có túm lông nhỏ, ăn các quả mềm.

Râm ran : rộn rã liên tiếp thành từng đợt khi to khi nhỏ

Tạnh : (mưa) ngừng hoặc dứt hẳn

Ló : để một bộ phân nhô ra khỏi vật che khuất

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.- Nó hành động rất đúng- Tôi trân trọng những hành động của bạn.- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.- Bà nắm ba nắm cơm.- Nó bước từng bước chắc chắn.- Cày đồng đang buổi ban trưa.- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với...
Đọc tiếp

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.

- Nó hành động rất đúng

- Tôi trân trọng những hành động của bạn.

- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.

- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.

- Bà nắm ba nắm cơm.

- Nó bước từng bước chắc chắn.

- Cày đồng đang buổi ban trưa.

- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.

Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với các từ đó.

a) Đã, mới, từng.

b) Sẽ, sắp.

Câu 3. Cho biết ý nghĩa của các từ: đã, đang, sẽ. Giải thích cách dùng các từ đó trong các câu sau:

a) Bạn đến lúc tôi đang học bài.

b) Ngày mai, nếu cậu đến lúc 7 giờ thì tớ đã đi rồi.

Câu 4. Nêu ý nghĩa của các từ gạch chân trong các câu sau:

a) Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường.

b) Ngựa phi suốt mấy ngày đêm ròng rã.

c) Sau cùng, Mã Lương dừng chân ở một thị trấn nhỏ.

d) Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Câu 5. Em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''. Trong đoạn văn sử dụng ít nhất 5 động từ, 2 cụm động từ. ( Đoạn văn phải dài từ 10-12 câu)

Các bạn giúp mình với nhanh lên nào!ok

1
20 tháng 12 2016

Câu 5 :

Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :

" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "

Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.

Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?

Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...

Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.

Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.

Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.

 

14 tháng 2 2020

Trông ở câu a là nghĩa gốc 

câu b nghĩa chuyển

câu c gốc

k mình nha bạn cảm ơn bạn nhiều

ai k mình mình sẽ trả lại ạ 

TTT^^

14 tháng 2 2020

b giải nghĩa cho mk từ gạch chân với