K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhà thơ có óc khái quát cao, có tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp thiên nhiên, nhà thơ mới gói ghém lại bài thơ bằng một khổ kết thúc như thế này:

“Vườn trưa gió mát
Bướm bay dập dờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.”
Câu cuối của bài thơ thật đắt. Để chuẩn bị cho câu thơ hay này, tác giả đã đưa bạn đọc đến một không gian, một thời gian đẹp như trong giấc mơ: “Vườn trưa gió mát/ Bướm bay dập dờn”. Có thể có bạn đọc nào đó đã reo lên vì câu kết thúc bài thơ này và chắc chắn nhà thơ Phạm Hổ cũng vừa lòng với sự sáng tạo của mình. “Quanh đôi chân mẹ/ Một rừng chân con” có nghĩa: mẹ là cây cổ thụ xoè tán, còn các con là cây xanh đông đúc như rừng, nép mình, quấn quýt dưới bóng mẹ. 

Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh “Một rừng chân con” đang vây “quanh đôi chân mẹ”, bởi qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được sự vĩ đại của gà mẹ. Giữa một rừng chân bé xíu, non nớt (qua cách nói phóng đại của tác giả), đôi chân của gà mẹ giống như một cây đại thụ vững chắc, sẵn sàng che chở, chống chọi với mọi hiểm nguy để bảo vệ cho đàn con thơ dại của mình .

-Hình ảnh con cò thân thương luôn gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, trong sáng của con (“Mai khôn lớn con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót chân”).

-Khi con lớn lên trở thành thi sĩ, hình ảnh con cò vẫn luôn gần gũi bên con (“I”), hiện ra ngay trước hiên nhà và “trong hơi mát câu văn”(ý nói câu văn có chất thơ đẹp đẽ, bay bổng như cánh cò trắng thân thương).

#ByB#

3 tháng 2 2018

Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.

3 tháng 2 2018

Cảm ơn bAn nguyên thu thủy

24 tháng 1 2018

đoạn thơ trên thể hiện ước mơ của tác giả thủa còn bé . Trong tương lai , tác giả muốn trở thành 1 thi sĩ tài giỏi . Thấy cò trắng giang đôi cánh bay trên bầu trời , ngồi dưới hiên , tác giả nghĩ những con cò trắng kia sẽ mang những ước mơ của mình bay cao , bay xa . Trong câu " Cánh cò bay hoài không nghỉ " chỉ tác giả nỗ lực hết mình vì ước mơ về tương lai trở thành thi sĩ , ước mơ đó sẽ không dừng lại .

24 tháng 1 2018

à mà cậu có thể thay tác giả bằng tên tác giả nhé :) 

2 tháng 7 2019

Bạn làm theo dàn ý này nhé:

1) Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh miêu tả:

VD:Trời sáng, em mở cửa nhìn ra sân thấy đàn gà đang kếm mồi...

2) Thân bài

a) Tả gà mẹ

- Thân hình gà mẹ dềnh dàng, phủ bộ lông vàng sậm, lốm đốm đen

- Mào to, xám, xệ xuống cùng cái mỏ đen sì

- Mắt tròn xoe, luôn liếc ngang liếc dọc trông chừng đàn gà con

- Hai cánh gà mẹ phủ đầy lông dài

- Hai chân to và thấp, bọc một lớp vảy cứng,...

b) Tả đàn gà con

- Đàn gà đứa nào cũng xinh xắn, dễ thương

- Mỗi đứa có 1 màu lông khác nhau: vàng, nâu sẫm,...

- Lông mềm mại, mượt như nhung như cuộn len nhỏ

- Mỏ xinh xinh, kêu "chiếp chiếp"

c) Hoạt động kiếm mồi

- Gà mẹ dẫn các con đi kiếm mồi

- Khi gặp đc mồi, gà mẹ kêu "túc túc" gọi con

- Những chú gà con giành giật mồi trông thật đáng yêu

- Thấy bóng diều hâu, gà mẹ thất thanh "cục quác...". Ngay lập tức, gà con lủi vào trong đôi cánh mẹ

-> Tình cảm gà mẹ và các con khiến em liên tưởng đến tình mẫu tử của con người

3) Kết bài

Tình cảm của em đối với đàn gà

nguồn:"Mẹ đi kiếm mồi

2 tháng 7 2019

CẢM ƠN BẠN NHIỀU NHÉ 

Bài 1:Dùng các từ dưới đây để đặt câu(một câu theo nghĩa gốc,một câu theo nghĩa chuyển):nhà,đi,ngọtBài 2:Trong các từ dưới đây,từ nào là từ đồng âm,từ nào là từ nhiều nghĩa:a.Vàng:   Giá vàng trong nước tăng đột biến.   Tấm lòng vàng.   Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.b.Bay:   Bác thợ nghề cầm bay trát tường.   Đàn cò bay trên trời.   Đạn bay vèo vèo.   Chiếc áo...
Đọc tiếp

Bài 1:Dùng các từ dưới đây để đặt câu(một câu theo nghĩa gốc,một câu theo nghĩa chuyển):nhà,đi,ngọt

Bài 2:Trong các từ dưới đây,từ nào là từ đồng âm,từ nào là từ nhiều nghĩa:

a.Vàng:

   Giá vàng trong nước tăng đột biến.

   Tấm lòng vàng.

   Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.

b.Bay:

   Bác thợ nghề cầm bay trát tường.

   Đàn cò bay trên trời.

   Đạn bay vèo vèo.

   Chiếc áo đã bay màu.

Bài 3:Dưới mỗi tứ dưới đây của một từ,em hãy đặt 1 câu:

a.Cân (là DT,ĐT,TT)

b.Xuân(là DT,TT)

Bài 4:

      Những ngôi sao thức ngoài kia

  Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

      Đêm nay con ngủ giấc tròn

 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

                                (Mẹ - Trần Quốc Minh)

  Theo em,hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên?Vì sao?

Bài 5:

          Quê hương tôi có con sông xanh biếc

          Nước gương trong soi tóc những hàng tre

          Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

          Tỏa nắng xuống hàng tre lấp loáng.

  Dựa vào khổ thơ trên em hãy tả vẻ đẹp con sông quê và tình cảm yêu thương của em gắn bó với con sông đó.

2
27 tháng 3 2020

 Bài 1

- Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá .
- Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch .
- Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật.

Bài 2

a. Vàng:Từ đồng âm

b. Bay: Hiện tượng từ nhiều nghĩa

Bài 3

a,DT:Mẹ vừa mua cái cân

  ĐT:Mình treo lên cân thử

  TT:Mình đứng rất cân đối

b,DT:Mùa xuân đẹp nhất trong năm

   TT:Chị ấy vẫn còn xuân

Bài 4

Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn , hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình . Mẹ đã phải thức khuya , dậy sớm , làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thưở vừa lọt lòng . Những đêm mẹ thức trắng đêm để làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon , mặc đẹp . Đôi bàn tay gầy gầy , xương xương chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời , tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi : và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét . Mẹ đã hi sinh vì các con của mình .

Bài 5

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có phần

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre

24 tháng 3 2020

Bài 1:

- Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá .
- Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch .
- Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật.

Bài 2:

a, - Gía vàng trong nước tăng đột biến. => Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)

- Tấm lòng vàng . Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường. Từ đồng âm

b, - Bác thợ đang cầm bay trát tường. Từ đồng âm

- Đàn cò đang bay trên trời. Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)

- Đạn bay vèo vèo. Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển) 

- Chiếc áo đã bay màu. Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

Bài 3:

a, Cân (là DT): Cái cân này bị hỏng rồi.

Cân (là ĐT): Mình trèo lên cân thử.

Cân (là TT): Cô ấy có vóc dáng cân đối.

b, Xuân (là DT): Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm.

Xuân (là TT): Chị ấy vẫn còn xuân.

Bài 4:

Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn , hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình . Mẹ đã phải thức khuya , dậy sớm , làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thưở vừa lọt lòng . Những đêm mẹ thức trắng đêm để làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon , mặc đẹp . Đôi bàn tay gầy gầy , xương xương chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời , tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi : và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét . Mẹ đã hi sinh vì các con của mình.

Bài 5:

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ"Nhớcon sông quê hương" của Tế Hanh.. Bài thơ nói về tình yêu của ông đối với quê hương và những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với nơi chôn rau cắt rốn ấy.Trong 4 câu mở đầu bài thơ , nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu với chúng ta con sông quê hương của mình và tình cảm của ông đối với sông quê. Ngay từ hai câu đầu đoạn, hình ảnh sông đã hiện ra với một màu xanh biếc. Tính từ gơi tả xanh biếc giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời do vần trong biếc gợi ánh sáng. Động từ có vừa giới thiệu sông quê lại vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc tự hào của người viết. Từ bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông và hai bên bờ “ Nước gương trong, soi tóc những hàng tre”. Với sự kết hợp khéo léo NT nhân hóa với những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang soi tóc trên mặt sông với mặt soi là một tấm gương khổng lồ - NT ẩn dụ. Con sông quê hiện lên mới xinh đẹp, hiền hòa, gần gũi biết bao ! Trước một dòng sông quê hương như thế, làm sao mà không yêu, không nhớ được. Để bộc lộ lòng mình, Tế Hanh đã sử dụng NT so sánh khẳng đinh “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. Tâm hồn tôi là một khái niệm trừu tượng mà buổi trưa hè là một khái niệm cụ thể -nhiệt độ cao,nóng như nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ vậy. Chính lúc tác giả dùng động từ tỏa ( lan rộng khắp ) kết hợp với từ láy lấp loáng (dòng sông chỗ sáng lên, chỗ tối đi, thay đổi liên tục) đã đưa sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc, diệu kì. Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho sông quê đẹp rực rỡ lên biết bao nhiêu .Nhà thơ Tế Hanh có một tình yêu quê hương da điết, đó là 1 tình yêu không bao giờ cạn trong ông. Qua đoạn thơ ông đã bộc lộ mình trong đó. Thật tài hoa!

26 tháng 3 2019

Đoạn thơ cho ta cảm nhận được tình thương của mẹ không gì sánh nỗi.Thời gian trôi đi, tóc mẹ mỗi ngày thêm bạc, bởi tháng năm mẹ vất vả, tần tảo, chắt chiu để nuôi con.

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao”

Lưng mẹ mỗi ngày một còng đi để cho con được khôn lớn, chấp cánh bay cao bay xa:                       

“Lưng mẹ cứ còng dần xuống

       Cho con ngày một thêm cao”

Có thể nói, mẹ đã hi sinh  trọn đời mình để cho con  lớn khôn và vững bước vào đời .

12 tháng 8 2021

hay

 

a) Dùng dấu gạch chéo để phân cách từ trong đoạn thơ sau :

                Việt Nam / đất nước / ta / ơi

      Mênh mông / biển lúa/ đâu trời/ đẹp hơn 

                 Cánh cò/ bay lả/ rập rờn

      Mây mờ/ che đỉnh/ Trường Sơn/ sớm chiều

b) Viết một đoạn văn ngắn ( 7,8 câu ) nói lên cảm nhận của em về những hình ảnh đẹp mà đoạn thơ trên gợi ga cho em

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình. Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.

Từ bức tranh làng quê tươi đẹp, thanh bình ở hiện tại, tác giả gợi lại hình ảnh quá khứ hào hùng của dân tộc, để rồi sau đó lại hòa âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát vào nhịp sống mới mẻ. Đó là một Việt Nam chan hòa ánh nắng, nơi “hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người “yêu trọn tấm tình thủy chung”. Đất nước còn mang vẻ hữu tình bởi vô vàn cảnh sắc tươi mới: màu đen đôi mắt trở nên “long lanh” đầy cảm xúc, bàn tay rắn rỏi trong đau thương cũng như có “phép tiên”… Tất cả dệt nên một cuộc sống tinh khôi.

Bài 1: a) Dùng dấu gạch chéo để phân cách từ trong đoạn thơ sau :

                Việt Nam / đất nước ta / ơi

      Mênh mông/biển lúa/đâu/trời đẹp hơn 

                 Cánh cò/bay lả/rập rập rờn

      Mây mờ/che/đỉnh Trường Sơn/sớm chiều

b)

Bài 1: a) Dùng dấu gạch chéo để phân cách từ trong đoạn thơ sau :

                Việt Nam đất nước ta ơi

      Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 

                 Cánh cò bay lả rập rập rờn

      Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều