K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2018

Bạn tham khảo 2 bài này:

Câu 1

Trong khi đế quốc Mĩ dùng mọi cách thống trị nhân dân miền Nam bằng chủ nghĩa thực dấn mới và leo thang bắn phá miền Bắc, vào ngày 17-7-1966, trong lời kêu gọi chống Mĩ, cứu nước, Hồ Chủ tịch viết:

Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Lời kêu gọi của Bác đã động viên quân và dân ta đánh đuổi đế quốc Mĩ ra khỏi nước Việt Nam, đem lại độc lập, tự do, thống nhât cho Tổ quốc.

“Khổng có gì quý hơn độc lập tự do”, câu nói ngắn gần như một chân lí, khẳng định giá trị to lớn của độc lập, tự do của một nước, của một dân tộc.

Thực tế trong sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, một dân tộc, nếu không có độc lập thì sẽ không có tự do. Người dân sẽ không có quyền làm chủ đất nước mình. Tuy nhiên, “độc lập, tự do” cần phải hiểu đúng với tinh thần Hồ Chủ tịch đã dạy.

Độc lập, tự do phải gắn liền với nội dung xã hội chủ nghĩa. Mất nội dung xã hội chủ nghĩa thì độc lập, tự do sẽ mất ý nghĩa chân chính của nó. Ta còn nhớ độc lập ở miền Nam thời Mĩ – ngụy thống trị chỉ là độc lập giả hiệu và nhân dân miền Nam thời đó làm gì có tự do.

Thực tế lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó. Khi chúng ta mất nước, thì mỗi người dân Việt Nam đều mất độc lập, tự do.

Điều đó cho ta thấy mất độc lập tự do là mất tất cả. Mất nước là mất nhà, là đau thương, tang tóc đối với mỗi người dân. Cho nên câu nói của Bác thực là chí tình, chí lí. Chính vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của độc lập, tự do mà dân tộc ta đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám thành công, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Một lần nữa Pháp quay lại đánh chiếm nước la, nhân dân ta từ trẻ đến già đều nhất loạt đứng lên cầm súng kháng chiến giữ gìn nền độc lập, tự do.

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, một kẻ thù ác độc hơn, nhân dân ta càng quý trọng độc lập, tự do và quyết trả bằng mọi giá để giành lấy độc lập, tự do. Vì vậy trong những ngày chống Mĩ, cứu nước, nhân dân ta đã giương cao ngọn cờ “không có gì quý hơn độc lập, tự do” để chiến đấu với một quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chỉ có độc lập, tự do mới có tất cả.

Lời kêu gọi của Bác như một hồi kèn xung trận, thúc giục mọi người tiến lên “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”, đem lại đại thắng mùa xuân 1975

“Không có gì quý hơn độc lập tự do” là chân lí sáng ngời mà vị lãnh tụ kính yêu đã đúc kết được từ thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc. Chính Bác cũng hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập, tự do, nên Bác bôn ba hải ngoại, tìm đường cứu nước, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Lời kêu gọi của Bác chính là lời non sông đất nước động viên toàn dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh vì lí tưởng “độc lập, tự do”.


Câu 2

Mỗi khi gặp khó khăn, chướng ngại con người chúng ta rất dễ nản chí, không muốn vượt lên. Hiểu được điều ấy, ông cha ta đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua chướng ngại. Một trong các câu tục ngữ, cao dao ấy là “Có chí thì nên”, nhắc nhở chúng ta phải vững chí trước những khó khăn trong cuộc sống. Đó chính là lời khuyên nhủ rất quan trọng đối với chúng ta, là bí quyết để ta vươn đến thành công.

“Có chí thì nên” mang ý nghĩa rất sâu sắc. “Có chí” là có nghị lực, ý chí và quyết tâm vững vàn, “thì nên” là đạt được đến thắng lợi, thành công trong cuộc sống. Câu nói ấy là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu chúng ta, khẳng định đức tính kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Nếu có sự kiên nhẫn và quyết tâm cao độ thì ta sẽ thành công dù cho việc ấy khó khăn tưởng chừng không thể hoàn thành được. Người có ý chí không hề ngả lòng khi gặp phải khó khăn, gian khổ. Chính vì có ý chí nên họ đã đi đến vinh quang và là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Bác Hồ cũng là tấm gương điển hình về ý chí, nghị lực. Bác đã nhẫn nại, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trên con đường tìm lại bản đồ Việt Nam đã phôi pha trên bản đồ thế giới.

“Có chí thì nên” là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống. Vì con đường đưa ta đến thành công luôn có rất nhiều chông gai, chướng ngại. Để tiến tới thành công, ý chì và nghị lực là những yếu tố đầu tiên giúp ta vượt qua những thử thách ấy. Có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ không ngần ngại vượt qua khó khăn, rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình để có thể theo đuổi những ước mơ, hoài bão của mình. Ý chí góp thêm sức mạnh cho ta vững tin trước những tai ương, biến cố của của cuộc sống. Có được ý chí, nghị lực sẽ giúp con người chúng ta năng động, sáng tạo và giúp ta có thể có những giải pháp tốt nhất để ta có thể vượt qua khó khăn, gian khổ và đạt được mục đích của mình.

Nếu không có ý chí, con người chúng ta sẽ không thể nào thành công trong cuộc sống. Chúng ta ngần ngại, rụt rè không dám đối diện với những chướng ngại, thử thách trên đường đời. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều người thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Họ rất dễ nản chí, yếu đuối ngại công việc, sợ khó sợ khổ hay dễ ngả lòng và bi quan trước khó khăn. Những con người ấy sẽ thiếu tự tin, hay dựa dẫm vào người khác, thiếu bản lĩnh và ít khi đạt được thành công trong cuộc sống.

Có ý chí là chìa khóa để đưa ta đến thành công. Tuy nhiên ngoài ý chí ra chúng ta cần phải biết vận dụng óc thông minh sáng tạo của mình để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Ngoài ra trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết dung hòa giữa lí trí và tình cảm để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.

Ý chí đưa ta đến thành công vì thế ngay từ bây giờ chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình có ý chí và nghị lực. Chúng ta cần phải học tập thật tốt, rèn luyện bản thân mình. Đồng thời chúng ta cần phải đề ra các mục đích cao đẹp và quyết tâm thực hiện. Đồng thời không được nản chí trước khó khăn, tìm ra các phương pháp để thực hiện và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Câu tục ngữ “có chí thì nên” bao hàm ý nghĩa sâu xa. Qua đó, ông cha ta đã khuyên nhủ chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại để đạt được thành công.

2 tháng 12 2018

Cảm ơn bạn nhìu^^

25 tháng 11 2021

Giải nhanh hộ mik ạ

24 tháng 9 2023

giúp mình với mình đang cần gấp

Cho mình hỏi là đoạn trích nào vậy ạ?

26 tháng 1 2018

Lời kêu gọi của Bác đã động viên quân và dân ta đánh đuổi dế quốc Mĩ ra khỏi nước Việt Nam, đem lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, câu nói ngắn gần như một chân lí, khẳng định giá trị to lớn của độc lập, tự do của một nước, của một dân tộc.

Thực tế, trong sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, một dân tộc, nếu không có độc lập thì sẽ không có tự do. Người dân sẽ không có quyền làm chủ đất nước mình. Tuy nhiên, “độc lập, tự do” cần phải hiểu đúng với tinh thần Hồ Chủ tịch đã dạy.

Độc lập, tự do phải gắn liền với con đường chủ nghĩa xã hội. Mất định hướng xã hội chủ nghĩa thì độc lập,tự do sẽ mất ý nghĩa chân chính của nó. Ta còn nhớ độc lập ở miền Nam thời Mĩ - ngụy thống trị chỉ là độc lập giả hiệu và nhân dân miền Nam thời đó làm gì có tự do.

Thực tế lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó. Khi chúng ta mất nước thì mỗi người dân Việt Nam đều mất cả độc lập, tự do:

“Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu”.

Điều đó cho chúng ta thấy mất độc lập, tự do là mất tất cả. Mất nước là mất nhà, là đau thương, tang tóc đối với mỗi người dân. Cho nên câu nói của Bác thực là chí tình, chí lí. Chính vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của độc lập, tự do mà dân tộc ta đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám thành công, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân ta đã giương cao ngọn cờ “không có gì quý hơn độc lập, tự do” để chiến đấu với quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chỉ có độc lập, tự do mới có tất cả.

Lời kêu gọi của Bác như một hồi kèn xung trận, thúc giục mọi người tiến lên “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”, đem lại đại thắng mùa xuân 1975.

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là chân lí sáng ngời mà vị lãnh tụ kính yêu đã đúc kết được từ thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc. Chính Bác cũng hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập, tự do, nên Bác bôn ba hải ngoại, tìm đường cứu nước, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Lời kêu gọi của Bác chính là lời non sông đất nước động viên toàn dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh vì lí tưởng “độc lập, tự do”.

26 tháng 1 2018

Đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đã bị quân và dân ta đánh bại. Tuy vậy, Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng chuyển sang thực hiện chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”, tăng cường quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng sức mạnh không quân và hải quân Mỹ, hòng buộc phía Việt Nam phải ngồi vào đàm phán theo điều kiện ép buộc của Mỹ. Mùa hè năm 1965, Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ: Nam triều Tiên, Úc, Niu Di lân,v,v,… ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Đến tháng 6 năm 1966, đội quân đó đã lên đến 30 vạn, trong đó có nhiều sư đoàn, lữ đoàn tinh nhuệ của Mỹ trở thành lực lượng chiến lược chủ yếu, trực tiếp tiến hành chiến tranh. Trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô và cường độ với tuyên bố huênh hoang: Đưa miền Bắc quay trở lại thời kỳ đồ đá. Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung và mở “Chiến dịch hòa bình” hòng cô lập Việt Nam. Trong nước, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp bưng bít thông tin, không gọi lính trù bị, không tăng thuế, với hy vọng duy trì được sự ổn định nội bộ, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của Quốc hội và nhân Mỹ với chiến tranh Việt Nam. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh, quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, phát huy vai trò hậu phương lớn với tiền tuyến lớn miền Nam, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với cách mạng hai nước Lào và Cămpuchia. Để tinh thần đó thấu suốt đến toàn dân, toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nhân dân ta càng thêm trân trọng những giá trị của độc lập và tự do. Một lần nữa câu nói "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bởi lẽ, có độc lập tự do thì sẽ có tất cả. Đất nước không thể phồn vinh, dân tộc không thể phát triển, nhân dân không thể có cơm ăn, áo mặc và cuộc sống hạnh phúc nếu không có độc lập tự do của dân tộc; quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc trong một nước độc lập tự do là vô cùng quý giá và thiêng liêng, không ai có thể tự cho mình cái quyền can thiệp, có quyền xâm hại độc lập dân tộc của một quốc gia, dân tộc khác, càng không thể có quyền can thiệp đó bằng vũ lực. Và càng muốn có độc lập tự do thì các dân tộc bị áp bức không thể ngồi yên chờ đợi, càng không thể trông chờ vào sự “ban ơn” của các thế lực đế quốc, thực dân. Muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc thực sự thì vấn đề quyết định trước hết phải giành cho được độc lập tự do, phải vùng lên xóa bỏ mọi xiềng gông, xóa bỏ mọi áp bức, nô dịch…

Chính vì những giá trị to lớn ấy của độc lập tự do nên khi độc lập tự do bị xâm phạm, thì cả dân tộc phải kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững, bảo vệ nền độc lập ấy. Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “… Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Để bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, nhân dân Việt Nam đã chiến đấu kiên cường, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã thực sự là động lực tinh thần to lớn thôi thúc lớp lớp thế hệ người Việt Nam lên đường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng nhất. Khi độc lập, tự do bị xâm phạm thì cả dân tộc phải kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy. Đây là vấn đề có tính quy luật là chúng ta thường phải chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược của những kẻ thù lớn mạnh hơn ta nhiều lần. Tinh thần không có gì quý hơn độc lập, tự do còn là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước bạn và các nguồn ngoại lực đồng thời phát huy nội lực. Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, giữa nội lực của mỗi con người với các nguồn ngoại lực, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trọng việc phát huy sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của mỗi người dân trên tinh thần chủ động sáng tạo, dựa vào sức mình là chính.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" tiếp tục làm sáng tỏ thêm trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta, vừa coi phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân là nhiệm vụ trung tâm, vừa phải tăng cường quốc phòng, an ninh. Phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời của Tổ quốc. Nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn vượt qua mọi thách thức, khắc phục mọi khó khăn, tận dụng cơ hội, tranh thủ thời cơ đưa đất nước tiếp tục tiến lên.

"Không có gì quý hơn độc lập, tự do" là một mệnh đề đấu tranh, đấu tranh cho chân lý. Mệnh đề đấu tranh này của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra bốn nội dung cơ bản có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc:

Thứ nhất có độc lập, tự do thì sẽ có tất cả; đất nước không thể phồn vinh, dân tộc không thể phát triển, nhân dân không thể có cơm no, áo ấm và cuộc đời hạnh phúc nếu không có dược độc lập, tự do. Độc lập, tự do của dân tộc; quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc trong một đất nước độc lập, tự do là vô cùng quý giá và thiêng liêng. Không ai có thể tự cho mình cái quyền can thiệp, có quyền xâm phạm độc lập, tự do của các quốc gia dân tộc khác, càng không thể có quyền thực hiện sự can thiệp đó bằng bom đạn.

Thứ hai, muốn có độc lập, tự do thì các dân tộc bị áp bức không thể ngồi yên chờ đợi, càng không thể trông chờ vào sự "ban ơn" của các thế lực đế quốc, thực dân. Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thực sự thì vấn đề quyết định trước hết là phải giành cho được độc lập, tự do, phải vùng lên xoá bỏ mọi gông xiềng, mọi sự áp bức, nô dịch, thoát khỏi kiếp "ngựa trâu". "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" là một mệnh đề hành động.

Thứ ba, khi độc lập, tự do bị xâm phạm thì cả dân tộc phải kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy. Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do trong những ngày đầu kháng chiến chống xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc, nhân dân Việt Nam đã chiến đấu kiên cường, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng với tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"; với ý chí quyết chiến quyết thắng, nhân dân Việt Nam "quyết không sợ", hễ còn một tên xâm lược trên đất nước, thì phải chiến đấu "quét sạch nó đi".

Thứ tư, khi đã có độc lập, tự do thì phải quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng hạnh phúc. Giá trị thực sự của độc lập, tự do chính là ở chỗ đó. Làm cách mạng là để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc thì đồng thời cũng phải đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; xây dựng chủ nghĩa xã hội là đưa nhân dân lao động lên làm chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, là làm cho mỗi người và cả dân tộc đều "sung sướng" và "tự do".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân Việt Nam được hoàn toàn tự do, "đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người còn chỉ ra rằng: "Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì". Người cũng đã từng nhấn mạnh: "Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì"7. Trong Di chúc, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tiếp tục nhắc nhở Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Ý nghĩa thực tiễn to lớn của mệnh đề "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" không phải chỉ thể hiện trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, mà còn thể hiện rất sâu sắc trong quá trình tổ chức xây dựng xã hội mới. Khi đã có độc lập, tự do thì điều quan trọng là phải làm cho giá trị của độc lập, tự do trở nên có ý nghĩa thực sự hơn, đó là cơm ăn, áo mặc, việc làm, học hành, quyền làm chủ, quyền con người, cuộc sống thường ngày của mọi người dân.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" nhắc nhở rằng, trong khi tập trung cho nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam không được một phút nào lơi lỏng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, càng phải chú trọng chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cửa các lực lượng vũ trang nhân dân, của quân đội nhân dân, tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống. Nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn vượt qua mọi thách thức, khắc phục mọi khó khăn, tận dụng cơ hội, tranh thủ thời cơ đưa đất nước tiếp tục tiến lên.

Trong các mối quan hệ quốc tế phức tạp, đa dạng, nhiều chiều như hiện nay, hơn lúc nào hết, Đảng và nhân dân Việt Nam càng phải nêu cao ý chí "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, "thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tụ chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế"; "là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế". Đó là mối quan hệ biện chứng, thống nhất giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và sự phát triển của dân tộc trong sự vận động của lịch sử Việt Nam hiện đại. Trách nhiệm của thế hệ người Việt Nam hôm nay là phải thấm nhuần và thực hiện tốt hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, phải làm cho tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" được hiện thực hóa tốt hơn và thấm sâu hơn nữa trong thực tiễn, trong đòi sống hiện thực của mọi người dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay.