Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: - Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Mình (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
Câu 2: Công lao của Nguyễn Huệ trong phong trào khởi nghĩa Tây Sơn
- Nguyễn Huệ là người lãnh đạo tài tình có nhiều chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)
- Tiêu diệt quân Xiêm (1785)
- Lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. (1788)
- Chống quân Thanh xâm lược. (1788 - 1789)
Câu 3: Những thành tựu nghệ thuật:
- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Tây Phương,...
- Sân khấu tuồng chèo phát triển.
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: tranh Đông Hồ
- Văn nghệ dân gian phát triển.
REFER
Lĩnh vực | Thành tựu |
Văn học | - Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,… - Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,… |
Nghệ thuật | - Văn nghệ dân gian: + Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi. + Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,… + Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,… - Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). - Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: + Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),… + Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,… |
Khoa học - kĩ thuật | * Khoa học: - Sử học: + Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,… + Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII - Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,… + Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí. - Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),… - Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển). * Kĩ thuật: - Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí. - Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước. - Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. |
THAM KHẢO:
Các lĩnh vực | Thành tựu |
Giáo dục – thi cử | Ra chiếu lập học, mở trường công để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.Quốc tử giám đặt ở Huế, chỉ lấy con em quan lại, thổ hào.Lập “ tứ dịch quán” dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm). |
Khoa học: Sử học Địa lí Y học | Đại Việt sử kí tiền biênĐại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.Đại việt thông sử, Phủ biên tạp lục.Lịch triều hiến chương loại chí.Gia Định thành thông chí.Đại Nam nhất thống chí.Hải Thượng y tông tâm lĩnh. |
Kĩ thuật | Làm đồng hồ và kính thiên líChế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.Đóng 1 chiếc tàu thủy bằng máy hơi nước. |
Nghệ thuật | - Văn nghệ dân gian: + Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi. + Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,… + Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,… - Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). - Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: + Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),… + Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,… |
1) Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418-1423.
Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
2) Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ.
* Kinh tế
- Nông nghiệp : Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất; kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng ; đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ... Thi hành chính sách quản điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.
Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp :
+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. Nhiều ngành, nghề thủ công truyền thống ờ các làng xã ngày càng phát triển. Các công xưởnq do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...
+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
Chúc bn học tốt
TK
Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ:
- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ.
- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại.
- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.