K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2021

Tham khảo!

Xã hội ngày càng phát triển, dường như cách sống thiêng về bản thân đang chiếm khá đông trong xã hội ngày nay. Vì chăm vén cho cuộc sống của bản thân mà có những người sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác. Họ có lối sống ích kỷ, ganh ghét đố kỵ với những người xung quanh. Đố kỵ là lối sống chỉ biết nghĩ cho mình, luôn suy tính thiệt hơn, mà thờ ơ, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc của người khác để đạt được mục đích của mình. Đố kỵ là luôn soi mói, bực tức ganh ghét với những gì mà người khác đạt được. Đây là thói rất xấu làm ảnh hưởng đến nhân cách con người cũng như sự phát triển của xã hội. Vậy mà hiện nay, trong xã hội, dường như tồn tại khá nhiều những người có suy nghĩ lệch lạc như vậy. Họ ích kỷ và ganh ghét với ngay cả chính những người bạn bè thân thiết nhất của mình. Họ không muốn có người hơn mình, xuất sắc hơn mình nên luôn có cái nhìn không thiện cảm với những người hơn mình hay thậm chí không bằng mình. Những con người như vậy có đáng bị phê phán. Chính lối sống không đúng đắn của một bộ phận con người nên công việc mới không hiệu quả, xã hội mới không phát triển được. Thậm chí còn gây ra sự mất đoàn kết, hại nước. Những người này như những con sâu cần diệt trừ ngay để không ảnh hưởng đến lá xanh. Tóm lại, lối sống đố kỵ của một số người thật đáng lên án và chúng ta phải ra sức để khắc phục lối sống trên.

10 tháng 10 2024

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa:

- Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

- Người được nhận tình yêu thương sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc...

Xem thêm: https://soanbaitap.vn/su-yeu-thuong-cam-thong-giua-nguoi-voi-nguoi-co-y-nghia-nhu-the-nao

10 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Cuộc sống vốn công bằng, không thiên vị một ai. Cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn của bạn. Bởi thế, xây dựng một thái độ sống tích cực là một điều rất cần thiết để bạn nhận rõ bản thân và nắm bắt cơ hội thành công. Thay đổi nhỏ nhất về cách nhìn có thể biến đổi cả một cuộc đời. Điều chỉnh thái độ dù chỉ một chút thôi cũng có thể thay đổi cả thế giới của bạn. Hãy sống lạc quan, yêu đời, tự tin. Sống có ước mơ, lí tưởng, hoài bão và luôn kiên trì thực hiện ước mơ. Hãy hướng đến những giá trị tốt đẹp, nhân văn để khẳng định giá trị bản thân, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Chẳng có gì là xấu hay tốt, cũng chẳng có gì là thất bại hay thành công, nó như thế nào là do chính bạn nhìn nhận nó. Trong cái xấu có chứa những cái tốt cần phải gìn giữ; trong thất bại cũng có mầm mống của thành công. Đừng bi quan, oán trách hay thù ghét bất cứ điều gì, hãy nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực và tự hoàn thiện bản thân để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp như bạn mong muốn. Thật đáng trách cho những ai luôn bi quan, chán nản, bỏ cuộc trước khó khăn. Họ quá yếu đuối và dễ bị những trở ngại khuất phục, sống phụ thuộc vào hoàn cảnh mà không hề có ý chí vượt lên.

Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.

Bạn tham khảo dàn ý này nha: 

a. Giải thích

- Hiệu ứng đám đông là gì?

Hiệu ứng đám đông là một hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại trong mọi cộng đồng con người.Hiệu ứng đám đông có thể được hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Người ta thường chạy theo những cái mà số đông cho là hay, đúng và sáng suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc.Tâm lý học gọi hiện tượng đi theo số đông về nhận thức và hành động dưới sức ép của dư luận là “hiệu ứng đám đông”.

b. Phân tích, chứng minh

* Biểu hiện của hiện tượng hiệu ứng đám đông:

- Hành động và nhận thức theo sức ép của dư luận, của số đông nhằm phù hợp với tâm lý chung của đại đa số. Nhiều người chạy theo đám đông, thích a dua, cùng tham gia một sự việc nhưng hoàn toàn không có chính kiến, không hiểu bản chất của sự việc.

 

- Những người suy nghĩ và hành động ngược với số đông dễ bị dư luận gây sức ép, kỳ thị và có thể phải ra khỏi tập thể.

* Tác hại của tâm lý đám đông:

- Hiệu ứng đám đông tạo ra một bộ phận chiếm ưu thế về số lượng nhưng không có sự liên kết thực sự nên không tạo nên sức mạnh bền vững mà chỉ là sức mạnh nhất thời, mặt khác còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

- Thường cho rằng phán đoán của đám đông bao giờ cũng đúng hơn phán đoán của từng cá nhân riêng lẻ, từ đó dẫn đến những sai lầm trong nhận thức vấn đề.

- Đôi khi ý kiến, suy nghĩ, hành động đơn lẻ của cá nhân vấp phải dư luận áp lực tập thể, khiến họ phải chịu khuất phục nếu không sẽ bị đào thải khỏi đám đông. Thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của cá nhân đó.

- Do sự thiếu thông tin, mập mờ trong nhận thức nên con người thường theo số đông nhằm tránh sự lúng túng và tạo sự thống nhất an toàn bên trong tập thể.

- Hình thành thói quen xấu chỉ biết làm theo người khác, biến con người thành những người thiếu bản lĩnh, dễ bị lôi kéo, kích động, mất đi cá tính riêng, thiếu tính tiên phong.

- Đối với các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm sống và kiến thức xã hội về các vấn đề mà các bạn bất ngờ gặp phải, dễ bị cuốn theo “tâm lý đám đông”, “hùa theo” những vấn đề nóng của xã hội một cách vô thức mà không hiểu bản chất vấn đề.

* Giải pháp giải quyết vấn đề hiệu ứng đám đông:

- Cần trau dồi kiến thức, có sự trải nghiệm thực tế để bản thân có những hiểu biết, không ngừng nâng cao nhân phẩm, đạo đức, từ đó phân biệt rõ phải trái trước mọi vấn đề trong cuộc sống.

- Cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng “một chiều” của đám đông, chúng ta không coi thường nhưng cũng đừng quá coi trọng đến sự đánh giá của dư luận.

- Bên cạnh tác động xấu, hiệu ứng đám đông cũng có những ý nghĩa tích cực nhất định. Có thể khai thác những mặt tích cực của hiệu ứng đám đông, đặc biệt là trong kinh doanh và tâm lý học giáo dục.

c. Bài học hành động và liên hệ bản thân

- Một hành động của bạn cho dù rất nhỏ bé, nhưng khi nó đã có tương tác với cộng đồng, khi nó hòa mình vào vô số những hành động khác. Vì vậy, hãy đủ tỉnh táo để ý thức được bản thân mình đang làm gì và sẽ có hệ quả ra sao.

- Khi bạn làm một việc gì mà không quan tâm đến những lời chỉ trích hay vì cần lời khen tặng của đám đông, họ lại kính nể bạn, vì bạn có chính kiến, dám sống, dám cống hiến và sẵn sàng đem sức mình xây dựng xã hội.

 

16 tháng 9 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Nghị luận quan điểm về một cuộc tranh luận có văn hóa