K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2016

- Biện pháp nghệ thuật : điệp ngữ.

-Tác dụng : Góp phần nhấn mạnh những kỉ niệm gì về quê hương dù có đi đâu ta cũng mãi nhớ trong kí ức.

Nhớ tick cho mk nha ok!

9 tháng 12 2016

pạn ơi điệp ngữ nào z ??

sử dụng kiểu điệp ngữ j

#pạngíupmk nha

10 tháng 8 2016

Quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Hình ảnh quê nhà làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết... Nỗi nhớ đầu tiên, nỗi nhớ bao trùm nhất trong anh đó là quê nhà.

Đất nước ta, xứ sở của bốn mùa hoa lá, cỏ cây và thơ ca nhạc hoạ. Tự hào biết bao, dân tộc ta, con người Việt Nam ta vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, chất phác, cần cù nhưng rất lạc quan. Thử đọc lên mấy vần ca dao, ta đã thấy xốn xang trong lòng như muốn được sẻ chia nỗi nhớ của người đi xa:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” (Ca dao)

Người xưa đã đóng góp cho kho tàng văn học dân gian những áng thơ hay đến như vậy, mà chẳng để lại bút danh nào cho đời sau cảm thán. Thật dung dị, thật chân thành tác giả mở đầu bằng một lời thổ lộ, như tâm sự, giải bày mà tha thiết biết bao:

“Anh đi anh nhớ quê nhà…”

Anh đi, đi vì việc lớn, vì sự nghiệp chung, cho nên trong nỗi nhớ đầu tiên ập đến với anh đó là nhớ quê nhà, phải là “quê nhà” chứ không thể là một thứ gì khác được. Quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Hình ảnh quê nhà cứ ùa vào ký ức của anh, làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết, chân thành.

“Anh đi anh nhớ quê nhà”

Một nỗi nhớ chúng ta từng bắt gặp trong thơ Đỗ Trung Quân. Nỗi nhớ đầu tiên, nỗi nhớ bao trùm nhất trong anh đó là quê nhà nhưng ở đó có gì, những gì đã làm cho anh phải thốt lên như vậy. Thì ra, thật đơn giản nhưng lại quá gần gũi và gắn bó với anh: Những bát canh rau muống, những quả cà dầm tương, những món ăn hết sức dân dã của quê nhà đã nuôi anh lớn khôn, đầy lông đủ cánh. Giờ đây anh đi, canh rau muống chắc đến nơi nào cũng có nhưng làm sao sánh được loại rau ở ao làng. Cà dầm tương chắc cũng nhiều nơi có nhưng sao có thể bì được với loại cà ở quê, bởi nó chính từ bàn tay và giọt mồ hôi của mẹ cha, của những người thân thiết làm ra, mà cái hương vị ấy đã hoà vào máu thịt, vào hơi thở của anh. Phải chăng vì vậy, trong anh nỗi nhớ cứ dồn lên, những tình cảm gần gũi và tha thiết:

“Nhớ ai dãi nắng dầm sương…”

Một triết lý cũng hình thành trong ca dao: Có sản phẩm ắt phải có người lao động, bàn tay của người trồng tỉa, bón chăm, sương nắng dãi dầu mà lẽ ra anh phải là người xẻ chia gánh vác.“Nhớ ai dãi nắng dầm sương…”, câu thơ còn diễn tả tâm hồn yêu lao động, hiểu lao động của người đi xa. Câu thơ như dồn dập trào dâng nhiều nỗi nhớ, điệp từ nghi vấn “Nhớ ai” như vừa đặt ra câu hỏi, như vừa tự trả lời, bộc bạch một nỗi nhớ sâu xa, hình ảnh cô thôn nữ có đôi tay mềm mại, dịu dàng với vẻ đẹp tự nhiên được tôn lên qua lao động:

“Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Sự tự bạch trên làm cho ta liên tưởng đến điều kiện làm việc, suy nghĩ, tình cảm của người “tát nước bên đường”. Còn đối với người đi xa, nỗi nhớ như cuộn lên, dạt dào nhưng sâu lắng. Nỗi niềm sâu kín khi ấy dồn nén lại trở thành lời nhắn nhủ, đằm thắm như lời hẹn ước, không hề gợn lên chút bi lụy nào trong sự nhớ nhung quyến luyến của người đi xa. Có lẽ đó là điều cần đạt của khổ thơ, là giá trị chân lý đúng đắn nhất đối với người ra đi vì nghĩa lớn. Những nỗi nhớ cứ ào ạt, xô tới nghe dập dồn là vậy nhưng thiết tha, thôi thúc làm sao. Nỗi nhớ nọ bao trùm lên nỗi nhớ kia, hoá thân thành những lời dặn dò, những tâm sự chân thật giúp người ở quê nhà giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh để đạt đến mục đích cao cả.

Ngày nay, chúng ta được thưởng thức nhiều tác phẩm tuyệt vời trong dòng chảy của văn học nghệ thuật đương đại. Song, những câu ca dao mang đậm tâm hồn dân tộc, ngợi ca những đức tính, bản lĩnh, phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu. Biết thưởng thức, biết yêu những làn điệu dân ca, những câu ca dao, ngạn ngữ, tục ngữ ta thêm yêu cội nguồn bản sắc và những giá trị văn hoá mà ông cha chúng ta đã chắt lọc từ cuộc sống.

 

10 tháng 8 2016

ban ơi mình chỉ hỏi là nghệ thuật thoi mà vs cả làm tăng giá trị biểu cảm như thế nào thoi nhé

14 tháng 12 2016

DÀN Ý

1. Mở bài: - Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao. - Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

2. Thân bài:

* Nội dung bài ca dao:

+ Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:

- Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.

- Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương. -

Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.

- Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…) - Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ. + Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu: - Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.

- Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.

- Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.

- Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.

3. Kết bài:

- Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.

- Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.

 

11 tháng 12 2016

Bạn tham khảo link này nha!

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống ...

 

Biện pháp tu từ nổi bật của đoạn văn trên: Phép điệp từ "nhớ"

Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm thương nhớ quê hương gắn liền với những hình ảnh thân thiết.

20 tháng 4 2022

rất đúng ok

 

 

24 tháng 12 2021

a)PTBD: Biểu cảm

b) BPTT: Điệp từ(nhớ)

24 tháng 12 2021

ơ

làm tử tế đi

5 tháng 9 2023

a)

BPTT điệp ngữ: "nhớ"

Tác dụng: từ cách sử dụng phép điêp ngữ "nhớ" ở giữa và đầu câu thơ, giá trị diễn đạt tình cảm nhân vật anh trở nên sâu sắc, được làm nổi bật rõ ràng hơn đến đọc giả. Bày tỏ tình yêu nhớ quê hương da diết của người lính trẻ một cách ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật làm câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình ảnh giản dị "rau muống", "cà dầm tương" gợi cảm xúc đến đọc giả hơn.

5 tháng 9 2023

Biện pháp điệp ngữ trong câu văn, thơ có tác dụng tạo ra sự cộng hưởng thanh âm và gợi cảm cho người đọc. Nó giúp làm nổi bật những ý tưởng và tạo sự hấp dẫn cho câu văn. Ví dụ như trong câu thơ "anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dâm tương, nhớ ai dãi nắng dầm sương, nhớ ai tác nước bên đường hôm nào", biện pháp điệp ngữ đã được sử dụng để tạo ra sự lặp lại yếu tổ ngữ âm và tạo ra sự cộng hưởng thanh âm trong câu thơ.

tìm và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong câu văn, thơ saua)                   anh đi anh nhớ quê nhà                 nhớ canh rau muống, nhớ cà dâm tương                       nhớ ai dãi nắng dầm sương                  nhớ ai tác nước bên đường hôm naob) 1 dân tộc đã găn góc chống ách nô lệ của Pháp trong 80 năm qua. 1 dân tộc đã găn góc đứng về phía đồng minh...
Đọc tiếp

tìm và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong câu văn, thơ sau
a)                   anh đi anh nhớ quê nhà
                 nhớ canh rau muống, nhớ cà dâm tương
                       nhớ ai dãi nắng dầm sương
                  nhớ ai tác nước bên đường hôm nao

b) 1 dân tộc đã găn góc chống ách nô lệ của Pháp trong 80 năm qua. 1 dân tộc đã găn góc đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay. Dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !

                                                        (Trích''Tuyên ngôn độc lập'', Hồ Chí Minh)  c)Cháu chiến đấu hôm nay
   Vì lòng yêu Tổ quốc
   Vì xóm làng thân thuộc
   Bà ơi, cũng vì bà
   Vì tiếng gà cục tác
   Ổ trứng hồng tuổi thơ

                                                  (Trích''Tiếng gà trưa'', Xuân Quỳnh)

 

   

2
5 tháng 9 2023

a)

BPTT điệp ngữ: "nhớ"

Tác dụng: từ cách sử dụng phép điêp ngữ "nhớ" ở giữa và đầu câu thơ, giá trị diễn đạt tình cảm nhân vật anh trở nên sâu sắc, được làm nổi bật rõ ràng hơn đến đọc giả. Bày tỏ tình yêu nhớ quê hương da diết của người lính trẻ một cách ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật làm câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình ảnh giản dị "rau muống", "cà dầm tương" gợi cảm xúc đến đọc giả hơn.

b)

BPTT điệp ngữ: "Một dân tộc - dân tộc đó phải được"

Tác dụng: thể hiện rõ tinh thần, ý chí quyết tâm của tác giả về cái đẹp và sự tự do của dân tộc mình, bày tỏ sự tự hào chân thành của Người về sự gan góc của dân ta. Qua đó câu văn thêm tăng giá trị diễn đạt niềm mong muốn tự do độc lập cho đất nước ý nghĩa, sâu sắc hơn đến người đọc.

c) 

BPTT điệp ngữ: "Vì"

Tác dụng: Nhấn mạnh lý do, niềm tin yêu vững vàng trong lòng người chiến sĩ chiến đấu giành độc lập cho nước nhà vì những điều ý nghĩa gì. Đồng thời câu thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm hấp dẫn ấn tượng đến đọc giả .

5 tháng 9 2023

a) Trong câu thơ trên, biện pháp điệp ngữ được sử dụng để thể hiện tình cảm nhớ quê nhà và những người thân yêu. Bằng cách lặp lại câu "nhớ ai" và những hình ảnh như "canh rau muống", "cà dâm tương", "tác nước bên đường", tác giả muốn truyền đạt sự nhớ nhung, tương tư và tình cảm sâu sắc đối với quê hương và những người thân yêu.                      b) Trong đoạn trích của "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh, biện pháp điệp ngữ được sử dụng để thể hiện tình yêu và lòng tự hào của dân tộc Việt Nam. Bằng cách lặp lại câu "Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!", tác giả muốn tạo ra một hiệu ứng tăng cường, khẳng định quyền tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam.                                    c) Trong đoạn trích của bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, biện pháp điệp ngữ được sử dụng để thể hiện tình yêu và sự hy sinh của cháu trong việc chiến đấu cho Tổ quốc và gia đình. Bằng cách lặp lại câu "Vì lòng yêu Tổ quốc", "Vì xóm làng thân thuộc", "Vì bà", tác giả muốn truyền đạt sự quyết tâm và tình yêu thương sâu sắc của cháu đối với Tổ quốc và gia đình

18 tháng 2 2021

-Tình cảm của vợ chồng (Của anh chàng đi xa nhà dành cho vợ)

-Tình cảm của anh chồng dành cho những bữa ăn giản dị

-Tình cảm nhớ thương quê nhà của người con xa quê

18 tháng 2 2021

 Về bài ca dao này, có người cho rằng nó là lời tỏ tình với cô thôn nữ của chàng trai làng sắp đi xa. Cách hiểu thứ hai: Chàng trai đã đi xa lâu ngày, anh nhớ quê, nhớ người con gái làng anh mà anh từng thầm yêu trộm nhớ. Quê nhà và cô gái đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, kết đọng thành nỗi nhớ không thể nào quên.