Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Bài ca dao viết theo thể thơ lục bát
Câu 2: Thành ngữ là gì "dãi nắng dầm sương"
Câu 3: Điệp ngữ "nhớ", tác dụng:
- Tạo giọng điệu nhẹ nhàng, da diết cho đoạn thơ
- Cho thấy nỗi nhớ sâu sắc của tác giả về quê hương của mình.
Biện pháp liệt kê "canh rau muống, cà dầm tương"
- Gợi nhắc lại những món ăn dân gian gần gũi quen thuộc với người con xa quê hương
Câu 4: Bài ca dao trên gợi cho người đọc cảm giác nhớ thương quê hương của mình với những hình ảnh quen thuộc và bữa ăn dân giã hằng ngày.
Câu 5: Bài thơ trên khắc họa nỗi nhớ triền miên, day dứt của người con xa quê với quê hương của mình. Nhân vật trữ tình nhớ những món ăn dân giã tại quê nhà như "canh rau muống", "cà dầm tương". Dù những món ăn đó bình dị nhưng đối với người con xa quê là cao lương mĩ vị. Nỗi nhớ quê nhà càng sâu sắc hơn khi nhớ về con người. "Ai" trong tác phẩm có thể là người thầm thương ở nhà chân lấm tay bùn vất vả. Chỉ với bốn câu thơ lục bát mà ta đã thấy tình cảm quê hương sâu đậm của nhân vật trữ tình "tôi".
Câu 5 Ý kiến đó cũng có mặt đúng
-Tiếng nói trái tim của ng lđ
- Thể hiện sâu sắc nh tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta
Bổ sung thêm 1 số ý kiến:
-Kinh nghiệm quý báu của ông cha ta
-Thể hiện lòng thương cảm cho nhiều hoàn cảnh khổ cực, bị bóc lột
-Phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người trong xh.
...
Dựa vào những ý đó mà vt quan điểm của mk
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống,nhớn cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tác nước bên đường hôm nao
Thể thơ 6 8 . Dựa vào số câu và cách viết của thơ.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống,nhớn cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tác nước bên đường hôm nao
\(\rightarrow\)Thể thơ 6 8.Dựa vào só câu và cách viết của thơ
- Văn bản trên được viết theo thể thơ Lục Bát.
- Có thể khẳng định như vậy vì:
+Dựa vào số tiếng trong mỗi câu. Câu 1;3: 6 tiếng . Câu 2;4 : 8 tiếng. Và theo luật Bằng - Trắc
- Tiếng thứ 6 và 8 cùng vần với nhau:
+ "À" : Nhà-Cà
+"Ương" : Sương-Đường
-Vị trí vần trong văn bản hết sức hợp lí, theo quy luật của thể thơ Lục Bát.
1. Là lời của người ở quê hương với người đi xa
2. Thành ngữ: Dãi nắng dầm sương
Nghĩa: Sự vất vả, gian lao trong cuộc sống.
a)
BPTT điệp ngữ: "nhớ"
Tác dụng: từ cách sử dụng phép điêp ngữ "nhớ" ở giữa và đầu câu thơ, giá trị diễn đạt tình cảm nhân vật anh trở nên sâu sắc, được làm nổi bật rõ ràng hơn đến đọc giả. Bày tỏ tình yêu nhớ quê hương da diết của người lính trẻ một cách ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật làm câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình ảnh giản dị "rau muống", "cà dầm tương" gợi cảm xúc đến đọc giả hơn.
Biện pháp điệp ngữ trong câu văn, thơ có tác dụng tạo ra sự cộng hưởng thanh âm và gợi cảm cho người đọc. Nó giúp làm nổi bật những ý tưởng và tạo sự hấp dẫn cho câu văn. Ví dụ như trong câu thơ "anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dâm tương, nhớ ai dãi nắng dầm sương, nhớ ai tác nước bên đường hôm nào", biện pháp điệp ngữ đã được sử dụng để tạo ra sự lặp lại yếu tổ ngữ âm và tạo ra sự cộng hưởng thanh âm trong câu thơ.
a)
BPTT điệp ngữ: "nhớ"
Tác dụng: từ cách sử dụng phép điêp ngữ "nhớ" ở giữa và đầu câu thơ, giá trị diễn đạt tình cảm nhân vật anh trở nên sâu sắc, được làm nổi bật rõ ràng hơn đến đọc giả. Bày tỏ tình yêu nhớ quê hương da diết của người lính trẻ một cách ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật làm câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình ảnh giản dị "rau muống", "cà dầm tương" gợi cảm xúc đến đọc giả hơn.
b)
BPTT điệp ngữ: "Một dân tộc - dân tộc đó phải được"
Tác dụng: thể hiện rõ tinh thần, ý chí quyết tâm của tác giả về cái đẹp và sự tự do của dân tộc mình, bày tỏ sự tự hào chân thành của Người về sự gan góc của dân ta. Qua đó câu văn thêm tăng giá trị diễn đạt niềm mong muốn tự do độc lập cho đất nước ý nghĩa, sâu sắc hơn đến người đọc.
c)
BPTT điệp ngữ: "Vì"
Tác dụng: Nhấn mạnh lý do, niềm tin yêu vững vàng trong lòng người chiến sĩ chiến đấu giành độc lập cho nước nhà vì những điều ý nghĩa gì. Đồng thời câu thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm hấp dẫn ấn tượng đến đọc giả .
a) Trong câu thơ trên, biện pháp điệp ngữ được sử dụng để thể hiện tình cảm nhớ quê nhà và những người thân yêu. Bằng cách lặp lại câu "nhớ ai" và những hình ảnh như "canh rau muống", "cà dâm tương", "tác nước bên đường", tác giả muốn truyền đạt sự nhớ nhung, tương tư và tình cảm sâu sắc đối với quê hương và những người thân yêu. b) Trong đoạn trích của "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh, biện pháp điệp ngữ được sử dụng để thể hiện tình yêu và lòng tự hào của dân tộc Việt Nam. Bằng cách lặp lại câu "Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!", tác giả muốn tạo ra một hiệu ứng tăng cường, khẳng định quyền tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam. c) Trong đoạn trích của bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, biện pháp điệp ngữ được sử dụng để thể hiện tình yêu và sự hy sinh của cháu trong việc chiến đấu cho Tổ quốc và gia đình. Bằng cách lặp lại câu "Vì lòng yêu Tổ quốc", "Vì xóm làng thân thuộc", "Vì bà", tác giả muốn truyền đạt sự quyết tâm và tình yêu thương sâu sắc của cháu đối với Tổ quốc và gia đình