K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đô môn giải tổ chi niên, Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.Kìa núi nọ phau phau mây trắng, Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong.Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không Phật, không Tiên, không vướng tục.Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn,...
Đọc tiếp

Đô môn giải tổ chi niên, Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng, Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú, Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông.

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên 2. Sau khi cởi mũ cáo quan ra khỏi cuộc sống bỏ buộc chốn quan trường bon chen Nguyễn công Trứ có những hành vi kỳ quặc lập dị đến ngất ngưỡng đó là những việc gì ? ý nghĩa của hành động đó 3. Xác định thủ pháp đối lập trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp đó

0
“Được mất dương dương người thái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không Phật, không Tiên, không vướng tục” Bốn câu thơ trên bộc lộ quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ như thế nào? A. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được- mất- khen- chê  B....
Đọc tiếp

“Được mất dương dương người thái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không Phật, không Tiên, không vướng tục” Bốn câu thơ trên bộc lộ quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ như thế nào?

A. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được- mất- khen- chê 

B. Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sang với “Thái thượng” sống ung dung tự tại không quan tâm đến chuyện khen che được mất của thế gian 

C. Không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần, sống ngất ngưởng giữa cuộc đời 

D. sống là người trung thần, làm tròn đạo nghĩa vua tôi E. Tất cả các đáp án trên 

F. Đáp án A, B, C

1
25 tháng 10 2019

Quan niệm sống được thể hiện qua bốn câu thơ trên:

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong”

=> Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung, tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả vật chất và tinh thần.

- “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục”.

Không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục, sống thoát tục.

=> Sống không giống ai, sống ngất ngưởng.

Đáp án: F

30 tháng 9 2019

Tham khảo:

1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

2 tháng 10 2019

Gợi ý
1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

6 tháng 10 2019
  • Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi kỳ quặc, lập dị đến ngất ngưởng. Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngưởng. Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo “một đôi dì". Đó là lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.
  • Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã nói về mình, đánh giá chính mình. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy ông rất thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Nguyễn Công Trứ hoàn toàn tự hào về những đóng góp cho xã hội, tự hào vì chính thái độ coi thường danh lợi, coi thường phú quý, công danh của mình.
17 tháng 10 2019

1. Tìm hiểu vấn đề:

Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:


+ Cơ sở quan niệm của Nguyễn Công Trứ: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.

Quan niệm của Tố Hữu:

+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.

+Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.

Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.

2. Phân tích bài thơ:

Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.

Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.

Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.

Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.

14 tháng 9 2020

Tham khảo:

I. Đặt vấn đề:

- Nguyễn Công Trứ là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ thời nhà Nguyễn

- Với bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mạnh mẽ lối sống ngất ngưởng của mình

II. Giải quyết vấn đề:

- Trong chế độ xưa, cái "nợ công danh" mà nam nhi phải trả đó là cái nợ đeo đẳng suốt cuộc đời người con trai. Có lẽ chính vì thế mà Nguyễn Công Trứ cũng dấn thân vào quan trường. Và cái sống "ngất ngưởng" của tác giả cũng bắt đầu từ đây

- Nhà thơ đã vơ tất cả mọi việc trong thiên hạ vào cái túi phận sự của mình "Vũ trụ nội mạc phi phận sự". Có rất ít nhà nho dám thốt lên câu nói tự tin và đầy bản lĩnh như vậy

- Nhà thơ không ngần ngại, ngượng ngùng khoe với đời về những thành tích trong cuộc đời ông. Đó là những công danh mà hiếm ai đạt được

- Phong cách ngất ngưởng của ông còn được nêu rõ hơn trong câu " Ông Hi văn tài bộ đã vào lồng". Ông tài chí thông minh nhưng coi thường tất cả. Ông coi việc làm quan chỉ như cái nợ trong đời mà thôi

- Chính vì lối sống ngất ngưởng chức vụ ông có nhiều thay đổi: lúc làm quan lúc lại làm lính quèn

- Nguyễn Công Trứ thời trai trẻ từng nhiều lần làm chức cao nhưng ông xem thường chúng, chỉ biết cống hiến cho nhân dân. Tất cả đã tạo nên một Nguyễn Công Trứ đầy ngang tàng, kiêu bạc

- Sự kiện về hưu là một việc làm rất quan trọng với Nguyễn Công Trứ bởi thời điểm này ông sống rất trái khoáy, khác đời. Ông đeo đạc ngựa cho bò, tay cầm kiếm, cung mà giảng dạy từ bi hiền lành

- Nhà thơ còn phá tan cái uy nghi, thiêng liêng của nhà chùa khi đi chùa mà còn dắt theo hầu gái. Không biết bao nhiêu người đánh giá việc làm của ông nhưng ông đều bỏ ngoài tai, bỏ mặc lời khen chê

- Nguyễn Công Trứ không phải là người của Phật của tiên, ông chỉ là một con người không vướng tục

- Ông luôn bày ra sự trái ngược với người khác nhưng lý tưởng ông theo đuổi suốt đời là lòng trung quân. Tổng kết lại đời mình, ông tự rút ra kết luận là nam nhi là phải có trách nhiệm kinh bang tế thế

III. Kết thúc vấn đề:

- "Bài ca ngất ngưởng" là những câu ca nói thay quan niệm, suy nghĩ của Nguyễn Công Trứ về một cuộc sống ngất ngưởng coi tiền tài, danh vọng nhẹ tựa lông hồng.