Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những lời khuyên nhủ của ông cha ta trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “quả” là bộ phận của cây, do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt. “Kẻ trồng cây” là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo ra hoa thơm, quả ngọt. Hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Như vậy, khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Xét đến nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Bất kì những thành quả nào có được cũng từ quá trình lao động vất vả của con người. Bởi vậy là người được hưởng những thành quả đó, chúng ta cần bày tỏ tấm lòng biết ơn, thể hiện sự trân trọng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý. Từ trong quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, ông cha ta vẫn luôn sống trọng ơn nghĩa. Điều đó được thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, lập đền thờ những bậc anh hùng có công với đất nước… Còn ở hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…
Đôi khi, sự biết ơn thể hiện qua những hành động rất nhỏ bé. Đó chính là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cũng như sự kính trọng thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít những người sống vô ơn. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Tất cả những hành vi này đều đáng lên án.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tín vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Quả đúng như vậy mà ông cha ta mới để lại lời khuyên sâu sắc cho con cháu qua câu tục ngữ trên.
Tham khảo:
Lòng biết ơn đối với người khác, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu nói về một đạo đức tốt được ông bà ta răn dạy con cháu từ đời này qua đời khác. Chúng ta là một thế hệ đi sau phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của người xưa, đồng thời phát huy truyền thống quí báu đó.
Đây là một câu giáo huấn vô cùng sâu sắc về vấn đề đạo đức của một con người, khi có được những quả ngon ngọt để tận hưởng thì phải luôn nhớ đến công lao của người đã ra sức vun trồng chăm sóc hằng ngày. Qua hình ảnh đó người xưa luôn muốn dạy con cháu mình khi đạt được những thành công trong cuộc sống luôn phải nhớ đến những người đã cùng mình tạo ra thành công này.
Giống như để có một cuộc sống đầy đủ, không có chiến tranh thì biết bao lớp người đã phải chiến đấu và hi sinh nằm lại nơi đất Mẹ. Bát cơm ta ăn hôm nay cũng đã phải vất vả "một nắng hai sương” của những người nông dân thức khuya về muộn. Những công trình kiến trúc, những di sản văn hóa cũng là tài sản mà người đời trước đã để lại cho con cháu đời sau. Hay nói đến một minh chứng mà mọi người dễ thấy hơn đó chính là công lao của những đấng sinh thành, của những chuyến đò đã chở đến cho chúng ta những kiến thức vô cùng quí báu cho cuộc sống này. Và chúng ta sẽ có khi đặt câu hỏi "tại sao?”, và câu trả lời cũng sẽ rất đơn giản, bởi lẽ tình cảm thiêng liêng là cơ sở dẫn đến những hành động tốt đẹp ở đời. Trong mỗi gia đình dù nghèo khó hay sang giàu, đều sẽ dành một nơi thật trang nghiêm để thờ cúng tổ tiên, vẫn hàng năm đến hẹn lại tụ họp quây quần về với nhau để thắp một nén hương nhằm bày tỏ tấm lòng thầm kín "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", dù những người đã khuất không còn hiện hữu nhưng vẫn có một sức mạnh vô hình đâu đó vẫn dạy dỗ những con cháu đời sau. Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách thiết thực hơn nữa để giúp đỡ các Mẹ anh hùng liệt sĩ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Nhưng không phải là tất cả, nhưng đâu đó một bộ phận của giới trẻ đã bị tha hóa, không còn nhớ thế nào gọi là biết ơn, vì họ chỉ biết cho bản thân của họ, ngay cả cha mẹ họ cũng buông lời chửi rủa hành hạ. Có trường hợp phận làm con trẻ lợi dụng chính sức lực của đấng sinh thành làm nguồn thu nhập chính. Lại có bộ phận rơi vào tình trạng ăn chơi mặc cho gia đình khó khăn phải vất vả lo tiền cho họ ăn học.
Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó chúng ta sẽ sống một cách tốt hơn, là một công dân có ích cho xã hội, giống như Bác đã từng nói "Có tài mà không có đức là một kẻ vô dụng”. Tuy nhiên nó cần trải qua một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả một đời.
1. Mở bài
- Nêu ý kiến về câu tục ngữ hoặc nêu khái niệm về tục ngữ (lời răn dạy, truyền kinh nghiệm...).
- Nêu giá trị câu tục ngữ: Bài học quí giá về nhắc nhở con người biết sống tốt đẹp.
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
- Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
- Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...
b. Bình luận tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây
Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng)... Cho VD.
c. Bình luận về thái độ biết ơn của người ăn quả đối với người trồng cây được thể hiện như thế nào cho đúng? (Trọng tâm)
- Trân trọng, ghi nhớ công ơn.
- Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc.
- Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước...).
- Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người... Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó...
- Từ đó, phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa.
- Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án... Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ.
- Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
- Lòng biết ơn là nét đẹp văn hoá cần thiết, cao quí.
- Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. Hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Mời các bạn tham khảo các bài văn mẫu lớp 7 chứng minh câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" dưới đây.
refer
Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã khuyên nhủ con người cần có được tấm lòng biết ơn. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta từ xưa cho đến nay. Trong quá khứ, ông cha ta đã luôn giữ gìn tấm lòng biết ơn dành của mình qua tục thờ cúng tổ tiên, các bậc anh hùng có công với đất nước.
REFER
Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một trong những câu tục ngữ hay và có ý nghĩa giáo dục nhất mà em biết.
Câu tục ngữ mượn hình ảnh ăn quả thì nhớ đến người đã trồng cấy, chăm sóc, vun xén cho cây đó. Để nói về bài học biết ơn, luôn trân trọng, nghĩ đến những người đi trước, những người đã làm lụng, chiến đấu, hi sinh cho chúng ta ngày hôm nay.
Mọi thứ xung quanh ta đều không tự nhiên mà có. Cây cối xanh tốt, cho hoa thơm trái ngọt là nhờ người làm vườn. Đường phố sạch đẹp là nhờ bác lao công. Có đồ ăn, bánh trái là nhờ các đầu bếp. Đất nước hòa bình là nhờ các chú bộ đội cụ Hồ. Họ đã phải suy nghĩ, nghiên cứu và làm việc vất vả để tạo nên những món. những thứ ta hưởng dụng.
Chính vì vậy, ta phải luôn nhớ đến và biết ơn họ bằng cả trái tim. Truyền thống biết ơn ấy, đã được lưu truyền qua hàng trăm năm cho đến ngày nay. Nó không chỉ thể hiện qua các lời nói, hành động hằng ngày, mà còn hiện hữu qua các ngày lễ, ngày hội của nước ta. Như ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc, ngày phụ nữ, ngày của cha mẹ… và đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán.
Bản thân em, từ nhỏ đã được thấm nhuần trong truyền thống nhớ ơn mà ông cha truyền dạy. Em mong rằng, đạo lý tốt đẹp ấy sẽ tiếp tục đồng hành mãi cùng nhân dân ta.
Tham khảo:
Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những lời khuyên nhủ của ông cha ta trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “quả” là bộ phận của cây, do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt. “Kẻ trồng cây” là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo ra hoa thơm, quả ngọt. Hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Như vậy, khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Xét đến nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Bất kì những thành quả nào có được cũng từ quá trình lao động vất vả của con người. Bởi vậy là người được hưởng những thành quả đó, chúng ta cần bày tỏ tấm lòng biết ơn, thể hiện sự trân trọng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý. Từ trong quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, ông cha ta vẫn luôn sống trọng ơn nghĩa. Điều đó được thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, lập đền thờ những bậc anh hùng có công với đất nước… Còn ở hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…
Đôi khi, sự biết ơn thể hiện qua những hành động rất nhỏ bé. Đó chính là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cũng như sự kính trọng thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít những người sống vô ơn. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Tất cả những hành vi này đều đáng lên án.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tín vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Quả đúng như vậy mà ông cha ta mới để lại lời khuyên sâu sắc cho con cháu qua câu tục ngữ trên.
a. Câu tục ngữ trên thuộc nhóm tục ngữ về xã hội.
b. Nghĩa đen: khi ăn quả chín phải biết nhớ ơn người trồng.
Nghĩa bóng: nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn với những người đã có công giúp đỡ, nuôi dạy mình.
c. Chứng minh câu tục ngữ chính là chứng minh lòng biết ơn là phẩm chất đạo lí truyền thống, tốt đẹp của dân tộc.
Tục ngữ là kho tàng tri thức quý giá của con người. Mỗi câu tục ngữ đều đem đến cho chúng ta những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Một trong số đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ là lời khuyên mà ông cha ta đã dành cho con cháu về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt’. Ăn một bữa cơm ngon phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước.
Trong quá khứ, ông cha ta đã có biết thờ cúng thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, thiên nhiên thuận hòa. Đặc biệt là phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất:
“Nhớ ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Câu ca dao là lời nhắc nhở con cháu nhớ đến ngày giỗ của các vua Hùng - người đã có công xây dựng nên nguồn cội của dân tộc Việt Nam ngày nay.
Trong một năm, chúng ta cũng có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những con người có đóng góp cho xã hội. Ngày 27 tháng 7 - ngày Thương binh liệt sĩ lễ tri ân tới những người đã hy sinh sức khỏe, tính mạng của bản thân để giành lại nền độc lập cho dân tộc. Ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày tri ân thầy cô giáo những người đã dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh trưởng thành…
Đơn giản hơn cả, mỗi con người được sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành đều nhờ có công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì vậy, cần phải có tấm lòng biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ. Đến trường, ta được tiếp cận với những nền tri thức mới, được mở mang hiểu biết, đó đều là nhờ công sức của những thầy cô giáo, những người chèo đò chở chúng ta cập bến bờ tri thức…
Trong cuộc sống, những thành quả có được là nhờ sức lao động bền bỉ của con người. Như hoa thơm, quả ngọt trên cành, dẫu có tự nhiên nhưng thơm ngọt là nhờ có sự vun xới của con người. Người trồng cây là người gieo giống vun trồng đổ mồ hôi công sức để cây ra hoa kết trái. Không có người trồng cây thì không có cây xanh, không có trái ngọt. Từ trồng cây đến khi cây có trái là một quá trình lâu dài đầy vất vả, gian nan của người trồng cây. Vì vậy khi được ăn quả thì người ăn quả không thể không nhớ người trồng cây. Chính vì vậy, người ăn quả là người hưởng thụ, được sử dụng thành quả do người khác tạo ra thành quả mang lại mà bản thân họ không phải tốn công sức thì khi sử dụng các thành quả đó, ta không thể không nhớ ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng. Biết ơn người đã cho ta điều tốt đẹp là lối sống phù hợp với đạo lý làm người của dân tộc. Ngược lại khi được hưởng thành quả lao động hay có được hạnh phúc do người khác đem lại mà ta không biết đến sự đền ơn đáp nghĩa là trái đạo lí, trở thành kẻ vô ơn, bạc nghĩa nhất định phải lên án.
Qua chứng minh trên, lời khuyên được gửi gắm qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là hoàn toàn đúng đắn. Sống cần phải có tấm lòng biết ơn với những điều mà bản thân đang được hưởng..