K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2020

học ăn học nói học gói học mở

 - anh em cùng một mẹ cha 
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành 
- trên trời mây trắng như bông 
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây 
- qua đình ngả nón trông đình 
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu 
- cày đồng đang buổi ban trưa 
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
- thân em như ớt trên cây 
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng 
- tình anh như nước dâng cao 
tình em như tấm lụa đào tẩm hương 
- ai ơi chớ bỏ ruộng hoang 
bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu 
- dù ai nói ngả nói nghiêng 
lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân 
- còn duyên thì gắn như keo 
hết duyên nghễnh ngáng như kèo đục vênh 
- công cha như núi thái sơn 
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

24 tháng 1 2019

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

- Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi

-  em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

-Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ
-Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
-. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?
-Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.
-Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy

- Chậm như rùa.
- Trắng như tuyết
- Đen như mực; đen như cột nhà cháy
- Khỏe như voi
- Nhanh như cắt.
- Đỏ như son
- Hôi như chồn.
- Nhanh như sóc

- Lười như hủi

- Câm như hến

5 tháng 11 2021

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang 

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

@Cua

#kalac

TL

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

@kobietdoiten

#kobietdoiten

ht

Uống nước nhờ nguồn- Thành ngữ

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - tục ngữ

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư - tục ngữ

 

4 tháng 12 2016

lá lành đùm lá rách

14 tháng 4 2016

Mk` ms sưu tầm đc trong sách của mk`. Bạn tham khảo nhé! ^..^

 

Chúc bạn họ - Mẹ già như chuối chín cây
gió lay Mẹ rụng con thời mồ côi.
- Mẹ già như chuối ba hương
như xôi nếp một, như đường mía lau.
- Mất Cha thì ăn cơm với cá
mất Mẹ thì liếm lá đầu đường.
- Chiều chiều xách giỏ hái rau
ngó lên mả Mẹ ruột đau như dần.
- Ba đồng một khía cá buôi
cũng mua cho được để nuôi Mẹ già.
- Cầm cần rau cá ngược xuôi
nấu canh rau bợ mà nuôi Mẹ già.
- Đói lòng ăn đọt chà là
để cơm nuôi Mẹ, Mẹ già yếu răng.
- Thương con tần tảo sớm hôm
cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn.
- Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
- Đói lòng ăn trái ổi non
nhịn cơm nuôi Mẹ cho tròn nghĩa xưa.
- Lên chùa thấy Phật muốn tu
về nhà thấy Mẹ công phu chưa đền.
- Ví dầu con phụng bay qua
Mẹ nói con gà, con cũng nói theo.
- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
bâng khuâng nhớ Mẹ chín chiều ruột đau.
- Thương thay chín chữ cù lao
tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình.
- Xin người hiếu tử lắng khuyên
kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con
kẻo khi sông cạn, đá mòn
phú nga phú ủy có còn ra chi.
- Nuôi con chẳng quản chi thân
bên ướt Mẹ nằm, bên ráo con lăn.
- Mẹ già ở túp lều tranh
sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
- Anh đi vắng cửa vắng nhà
giường loan gối quế Mẹ già ai nuôi?
cá rô anh chặt bỏ đuôi
Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi Mẹ già.
- Xiết bao bú mớm bù chì
đến khi con lớn con đi lấy chồng
có con đỡ gánh đỡ gồng
con đi lấy chồng, vai gánh tay mang.
- Còn Cha gót đỏ như son
đến khi Cha chết, gót con đen sì.
- Trông lên thấy đạo Cha già
lòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầu
xa Cha lòng những quặn đau
biết ngày nào mới cùng nhau quây quần.
- Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
cầu cho Cha Mẹ sống đời với con
- Ơn cha núi chất trời Tây
láng lai nghĩa Mẹ nước đầy biển Đông.
- Trách ai đặng cá quên nơm
đặng chim bẻ ná quên ơn sinh thành.
- Ơn Cha trọng lắm ai ơi
nghĩa Mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau.
- Mẹ Cha trượng quá ngọc vàng
đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn.
- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
nhớ Cha, nhớ Mẹ chín chiều ruột đau
- Thương Mẹ nhớ Cha như kim châm vào dạ
nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi.
- Thuyền không bánh lái thuyền quày
con không Cha Mẹ, ai bày con nên.
- Ơn Cha nghĩa Mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo.
- Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
cầu mong Cha Mẹ sống đời với con.
- Gió thúc cội thung nhánh tùng khua rúc rắc
nhớ Cha Mẹ già ruột thắt gan teo.
- Nước chảy ra thương Cha nhớ Mẹ
nước chảy vào thương Mẹ nhớ Cha.
- Lên non mới biết non cao
nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
- Có con mới rõ sự tình
xưa kia Thầy-Mẹ thương mình thế kia!
- Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về
em đang ở hầu Thầy-Mẹ cho trọn bề hiếu trung.
- Công Cha như núi Thái Sơn
nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
một lòng thờ Mẹ kính Cha
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Chúc bạn họk tốt!!!!vui

14 tháng 4 2016

mk` vít nhầm phần đầu,sorry

 

24 tháng 1 2018

1.

Ruộng ta, ta cấy ta cày, 
Không nhường một tấc cho bầy Nhật, Tây. 
Chúng mày lảng vảng tới đây, 
Rủ nhau gậy, cuốc, đuổi ngay khỏi làng. 
- Nghèo thì ăn sắn ăn khoai, 
Ai ơi, đừng có theo loài Việt gian. 
- Chúng ta chỉ có câu này : 
Thề cùng giặc Pháp có mày không tao ! 
- Cho dù Mĩ nguỵ trăm tay 
Quyết không chia được đất này làm hai. 
Cho dù cạn nước Đồng Nai, 
Nát chùa Thiên Mụ không phai lòng vàng. 
- Lòng ta như giếng nước trong, 
Giặc vào lấn chiếm những mong khuấy bùn. 
Giếng nước trong quyết không thể đục, 
Giặc Mĩ vào đánh gục chẳng tha. 
-Khu Đ đi dễ khó về, 
Lính đi mất mạng, quan về mất lon. 
- Sầu riêng ai khéo đặt tên 
Ai sầu không biết, riêng em không sầu ! 
Mỹ phun thuốc độc năm nào, 
Sầu riêng rụng lá tưởng đâu chết rồi 
Hiên ngang cây đứng giữa trời 
Một cành lá rụng, vạn chồi mọc lên 
Đất dày, rễ bám sâu thêm 
Bão lớn chẳng chuyển, bom lèn chẳng rung. 
Đất trời Nam Bộ mênh mông 
Người không khuất phục, cây không úa sầu. 
- Đạo vợ chồng trăm năm ghi tạc, 
Bởi vì ai én lạc nhạn bay. 
Lời thề ngày tập kết còn đây, 
Dù ai có kề gươm vào cổ cũng không đổi thay nghĩa chàng. 
- Bóng mây chiều hiu hiu gió thổi 
Bên Cửa Tùng sóng dội thuyền xao 
Dầu cho giặc Mĩ ngăn giậu, đón rào 
Bắc Nam vẫn một, máu đào vẫn chung.

13 tháng 3 2018

Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...
   Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.
a.- công cha như núi thái sơn 
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
- anh em cùng một mẹ cha 
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành 
- trên trời mây trắng như bông 
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây 
- qua đình ngả nón trông đình 
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu 
- cày đồng đang buổi ban trưa 
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
- thân em như ớt trên cây 
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng 
b. - Thương người như thể thương thân
-Chậm như rùa 
- Trắng như tuyết 
- Đen như mực 
- Khỏe như voi 
- Nhanh như chớp

26 tháng 10 2019

kỉ luật

Bề trên ở chẳng kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm Tục ngữ:

-Đất có lề, quê có thói

-Phép vua thua luệ làng

-Muốn tròn phải có khuôn Muốn vuông phải có thước.

-Tiên học lễ hậu học văn Tôn sư trọng đạo Sư như phụ (đừng quên bỏ dấu nặng)

Kính lão đắc thọ

Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

Không thầy đố mầy làm nên

Ăn cây nào, rào cây nấy

Ăn trái nhớ kẻ trồng cây

Uống nước nhớ người đào giếng

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Anh đâu phải mê bông quế mà bỏ phế cái bông lài

Quế thơm ban ngày, lài ngát ban đêm

Bắc thang lên hỏi ông trời

Bỏ tiền cho gái có đòi được chăng!

Biết thì thưa thốt Không biết thì dựa cột mà nghe

Luật pháp bất vị thân bởi phạm quyền 

26 tháng 10 2019


Những câu ca dao tục ngữ hay về biết ơn, lòng biết ơn, kính trọng, lễ phép, lễ độ

1.

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy


Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo, tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu

2.

Tôn sư trọng đạo


Cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" này rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.


3.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư


Câu tục ngữ này có nghĩa là:người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết tôn trọng lễ phép với thầy cô giáo.

4.

Trọng thầy mới được làm thầy


Câu này muốn nhắc nhở người đời cần phải tôn trọng thầy giáo, người đã dạy bảo mình thì những người khác mới nghe theo và tôn trọng những lời chỉ bảo của mình.

5.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh


Câu này liệt kê rõ ra những thứ được xem là mặc định được đặt ra cho cha, mẹ, thầy. Khuyên nhủ chúng ta cố gắng học hành để không phụ lòng những người đã nuôi náng dạy dỗ.

6.

Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim


Hai câu thơ muốn nhắc chúng ta cần phải tìm tòi học tập cùng thầy cùng. Mặc dù bước đầu sẽ gian nan nhưng sau này sẽ thành công.

7.

Tầm sư học đạo


Câu này có nghĩa là muốn học tập giỏi thì cần phải có một người thầy tốt.


8.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa


Đây là 2 câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý kính trọng. Ai mà không từng có thầy cô giáo, và sau khi thành danh thì nên nhớ ơn công lao dạy dỗ của những người thầy cô khi xưa.

9.

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui


Câu tục ngữ như một lời dạy quý báu của ông cha ta gửi đến thế hệ đi sau hãy biết gìn giữ những thành quả của lớp người đi trước đồng thời hãy phấn đấu, cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh hơn.

10.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên


Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và câu này lột tả được ý nghĩa đó. Khuyên nhủ chúng ta luôn nhớ về những người đã nuôi nấng dạy dỗ ta thành người.

11.

Uống nước nhớ nguồn


Câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn.

12.

Đi thưa về trình


Câu tục ngữ này căn dặn chúng ta phải biết lễ phép, lễ độ với người lớn, đi đâu thì phải thưa và về nhà phải trình.


13.

Gọi dạ, bảo vâng


Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.


14.

Tiên học lễ hậu học học văn


Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.


15.

Lời chào cao hơn mâm cổ.


Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống.


16.

Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.


Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng những người già và yêu quý những em nhỏ, vì họ là những người rất dễ bị xúc động, rất dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo


17.

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên


Hai câu ca dao có ý nghĩa là ai cũng sẽ có thầy cô dạy dỗ, không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo thì chúng ta không thể nên người.


18.

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu


Câu này dùng biện pháp so sánh công lao của cha thầy với độ sâu độ hồ Tây. Ý muốn nhắn nhủ mỗi người học trò phải quý mến thầy, phải tôn trọng cha.


19.

Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên


Không ai sinh ra đã tài giỏi liền cả. Câu thơ ý muốn nói phải biết ơn những người đã dạy dỗ ta nên người, thành tài.


20.

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy


Câu ca dao thể hiện tính ham học của người học trò xưa “bẻ lau” làm bút viết, và thầy “dạy răn” tức là nghiêm khắc với học trò thì học trò mới giỏi.

Trên đây là bài viết về Những câu ca dao tục ngữ hay về biết ơn, lòng biết ơn, kính trọng, lễ phép, lễ độ? Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm về ca dao về tục ngữ của Việt Nam ta.

15 tháng 3 2018

Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không

tk nha còn nhiều lắm muốn thêm thì nhắn tin nhé !

Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn 
Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con.

Mẹ già như chuối chín cây 
Gió lay Mẹ rụng con thời mồ côi.

Thế nha,mk nhanh nhất k cho mk nha!

(^-^)

7 tháng 3 2018

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá) 
2. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh) 
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá) 
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá) 
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh) 
6. Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh) 
7. Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh) 
8. Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh) 
9. Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh) 
10. Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

7 tháng 3 2018

      Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.
    Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
    Bao giờ cây cải làm đình

Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.