K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

nhớ là giữa kì1 nha!

28 tháng 10 2019

A. Đọc thành tiếng: (5đ)

- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI

B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)

1. Đọc thầm bài:

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

 

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

 

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

 

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?

a. Sáng

b. Trưa

c. Chiều

Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:

a. Sửa đường

b. Xây nhà

c. Quét vôi

Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:

a. Chiều/ đi học về

b. Chiều đi/ học về

c. Chiều đi học/ về

Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?

a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.

b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.

c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.

Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.

b. Thị giác, vị giác, khứu giác.

c. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”

a. Trụ

b. Trụ bê tông

c. Trụ bê tông nhú lên

Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.

a. còn

b. và

c. mà

Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:

a. Cùng nghĩa

b. Nhiều nghĩa

c. Đồng âm

Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)

1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.

Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)

2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em.

#Trang

9 tháng 5 2018

A. KIỂM TRA ĐỌC

I- Đọc thành tiếng (5 điểm)

- Giáo viên cho học sinh gắp phiếu chọn bài đọc và câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định.

II - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

CHIẾC KÉN BƯỚM

Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu : cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

Theo Nông Lương Hoài

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?

a. Để khỏi bị ngạt thở.

b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.

c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?

a. Vì chú yếu quá.

b. Vì không có ai giúp chú.

c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.

3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?

a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.

b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.

c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.

4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?

a. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.

b. Dang rộng cánh bay lên cao.

c. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.

b. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.

c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.

6. Câu nào sau đây là câu ghép?

a. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.

b. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.

c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.

7. Dấu hai chấm trong câu“Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì?

a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.

c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê.

8. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì?

“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”

a. Ngăn cách các vế câu.

b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

9. Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:

a. Danh từ                 b. Động từ                 c. Tính từ

10. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:

a. Hai từ đơn            b. Một từ ghép            c. Một từ láy

B. KIỂM TRA VIẾT.

I. Chính tả (5 điểm) Nghe – viết.

Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 - Tập 2, trang 136 (Từ đầu đến … chuyến tàu qua)

II. Tập làm văn (5 điểm)

Em hãy tả lại cánh đồng lúa quê em.

9 tháng 5 2018

văn về phần miêu tả người ý a ngày trước thi nó chỉ vào phần đấy thôi

19 tháng 5 2019

Đề: Hãy tả một thầy (cô) giáo đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc

19 tháng 5 2019

Đề bài : Em hãy tả nỗi buồn của túi bóng

6 tháng 5 2018

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Câu 2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A

Dám

B

Không

C

Mừng

D

Sợ

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

A

Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B.

Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.

C.

Đêm đó chị ngủ yên.

D

Đêm đó chị ngủ đến sáng.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm.Taybê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.

Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

D.

Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A.

Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B.

Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

C.

Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.

D.

Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

C.

Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.

D.

Bà Nguyễn Thị Định  rất dũng cảm.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A.

Câu hỏi.

B.

Câu cầu khiến.

C.

Câu cảm.

D.

Câu kể.

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.

Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.

Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm) 

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)

(đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;

Kiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)


 

6 tháng 5 2018

 I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)

 Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

– Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

………………………………………………………………………….

2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

ADám
BKhông
CMừng
DSợ

3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ?

AChị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B.Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
C.Đêm đó chị ngủ yên.
DĐêm đó chị ngủ đến sáng.

4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

  
C.Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
D.Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

5: Vì sao chị Út muốn thoát li ?

A.Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
B.Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
C.Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.
D.Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi.

6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

  
C.Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.
D.Bà Nguyễn Thị Định  rất dũng cảm.

7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?”

A.Câu hỏi.B.Câu cầu khiến. 
C.Câu cảm.D.Câu kể. 

8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì?

A.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C.Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D.Ngăn cách các vế trong câu đơn.

9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ?

10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;

II. Kiểm tra viết:

1. Chính tả nghe – viết: (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).

2. Tập làm văn:  (25 phút)

Em hãy tả người bạn học mà em thân thiết nhất.

Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu số 1:

Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ “Cày ..............âu cuốc bẫm”

Câu số 2:

Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ “xuống” để được câu đúng: ................. thác xuống ghềnh.

Câu số 3:

Trái nghĩa với từ “mập mạp” là từ “..............ầy gò”

Câu số 4:

Các từ: vui sướng, hội hè, luồn lách là từ ghép ...................ổng hợp

Câu số 5:

“tí tách” là từ tượng th......................

Câu số 6:

Các từ: tí tách, lẻ loi, dập dìu là từ loại ..........ính từ

Câu số 7:

Tiếng “xuân” trong  “mùa xuân” và “tuổi xuân” có quan hệ từ ...............iều nghĩa

Câu số 8:

“chênh vênh” là từ tượng .............ình

Câu số 9:

Tiếng “đông” trong “mùa đông” và “đông người” có quan hệ là từ đồng ..............

Câu số 10:

Đồng nghĩa với từ “vui mừng” là từ “vui ................ướng”

TRÂU VÀNG UYÊN BÁC

Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào ô trống còn thiếu.

1. Mẹ còn là cả trời hoa, ........... còn là cả một tòa kim cương.

2. Kiến tha lâu cũng đầy .....................

3. Mặt búng ................. sữa.

4. Nước .............. đá mòn.

5. ................... hát con khen hay.

6. Ba chìm bảy ..................

7. Phú quý sinh ............. nghĩa.

8. Lọt sàng xuống ......................

9. Làm phúc phải ....................

10. Mất ..................... mới lo làm chuồng.

Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào? 

  • Danh từ
  • Động từ
  • Tính từ
  • Đại từ

Câu hỏi 2:

Trật tự các vế trong câu ghép: “Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ như thế nào? 

  • Kết quả - Nguyên nhân
  • Nguyên nhân - Kết quả
  • Điều kiện - Kết quả
  • Nhượng bộ

Câu hỏi 3:

Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng: 

  • Thuốc đắng dã tật
  • Vui như thết
  • Giấy rách phải giữ lấy lề
  • Thẳng như ruột ngựa

Câu hỏi 4:

Trong các từ sau, từ nào không dùng để chỉ màu sắc của da người? 

  • Hồng hào
  • Đỏ ối
  • Xanh xao
  • Đỏ đắn

Câu hỏi 5:

Trong câu sau “Vì danh dự của cả lớp, chúng em phải cố gắng học thật giỏi.” trạng ngữ có vai trò gì? 

  • Chỉ nguyên nhân
  • Chỉ mục đích
  • Chỉ điều kiện
  • Chỉ kết quả

Câu hỏi 6:

Trong câu “Ồ, bạn Lan thông mình quá!” bộc lộ cảm xúc gì? 

  • Vui mừng
  • Ngạc nhiên
  • Đau xót
  • Thán phục

Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào chỉ sắc độ thấp?

  • Vàng vàng
  • Vòng vọt
  • Vàng khè
  • Vàng hoe

Câu hỏi 8:

Chủ ngữ của câu: “Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.” là gì? 

  • Trong sương thu
  • Những chùm hoa khép miệng
  • Trong sương thu ẩm ướt
  • Những chùm hoa

Câu hỏi 9:

Trong các cặp từ saum cặp nào là từ láy trái nghĩa?

  • Mênh mông - Chật hẹp
  • Mạnh khỏe - Yếu ớt
  • Vui tươi - Buồn bã
  • Mập mạp - Gầy gò

Câu hỏi 10:

Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép?

  • Máu mủ
  • Mềm mỏng
  • Thoang thoảng
  • Mơ mộng
16 tháng 3 2018

bạn tìm trên mạng nha

1 tháng 5 2019

Ko chép mạng

1 tháng 5 2019

bn ơi ko phải đề trường nào cũng giống nhau đâu

nếu bn muốn tham khảo 1 số đề và dạng bài khó thì trên mạng có nhiều lắm đó

chứ bn xin đề ở đây cũng ko trúng đâu

11 tháng 5 2020

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:………………………..

II - Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

Bạn có cần Đáp án luôn ko?

11 tháng 5 2020

thanks

4 tháng 5 2018

Câu 1. (1 điểm) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là:

A. 55, 720             B. 55, 072              C. 55,027             D. 55,702

Câu 2: (1 điểm) Phép trừ 712,54 - 48,9 có két quả đúng là:

A. 70,765              B. 223,54               C. 663,64             D. 707,65

Câu 3. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Giá trị của biểu thức: 201,5 - 36,4 : 2,5 x 0,9 là: ........

Câu 4. (1 điểm) Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm.

Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là :

A.10dm                B. 4dm                   C. 8dm                  D. 6dm

Câu 5. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

55 ha 17 m2 = .....,.....ha

A. 55,17               B. 55,0017             C. 55, 017              D. 55, 000017

Câu 6. (1 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?

A. 150%               B. 60%                   C. 40%                  D. 80%

Câu 7. (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?

Bài 8. (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó?

4 tháng 5 2018

môn toán

Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:

A. 5 đơn vịB. 5 phần trămC. 5 chụcD. 5 phần mười 

Câu 2Hỗn số  được viết dưới dạng phân số là:

Câu 3: 5840g = …. kg

A. 58,4kgB. 5,84kgC. 0,584kgD. 0,0584kg 

Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu ?

A. NâuB. ĐỏC. XanhD. Trắng 

Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là:

A. 10 phútB. 20 phútC. 30 phútD. 40 phút 

Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ?:

A. 150%B. 15%C. 1500%D. 105% 

Câu 7Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là:

A. 150 m3B. 125 m3C. 100 m3D. 25 m3 

Câu 8: Đặt tính rồi tính:

a) 68,759 + 26,18

b) 78,9 – 29,79

c) 28,12 x 2,7

d) 3,768 : 3,14

Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ?

Câu 10: Tính bắng cách thuận tiện nhất:

0,01 + 0,02 + 0,03 + 0,04 + 0,05 + 0,95 +0,96 + 0,97 + 0,98 + 0,99

MÔN: TIẾNG VIỆT

A. Kiểm tra đọc:

I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

– Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là………………………………………………………………………………..

Câu 2:Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A. Dám   B. Không        C. Mừng               D. Sợ

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

AChị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
BChị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
CĐêm đó chị ngủ yên.
DĐêm đó chị ngủ đến sáng.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
D.Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A.Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. 
B.Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. 
C.Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. 
D.Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. 

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

C.Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.
D.Bà Nguyễn Thị rất dũng cảm.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A.Câu hỏi.B.Câu cầu khiến. 
C.Câu cảm.D.Câu kể. 

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 
B.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 
C.Ngăn cách các vế trong câu ghép. 
D.Ngăn cách các vế trong câu đơn. 

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)

 
 

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;

II. Đọc tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( TV 5/ tập 2/ trang 83)

Đất nước ( TV 5/ tập 2/ trang 94)

Con gái ( TV 5/ tập 2/ trang 112)

Tà áo dài Việt Nam ( TV 5/ tập 2/ trang 122)

Công việc đầu tiên ( TV 5/ tập 2/ trang 126)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (20 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam

Tà áo dài Việt Nam

   Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau được ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.

Từ những năm 30 của thế kỉ xx , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.

 Theo Trần Ngọc Thêm

 2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)

Em hãy viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mình mà mình thích nhất.

môn khoa học

I. Trắc nghiệm: (7,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (1 điểm) Để sản xuất ra muối biển từ nước biển, người ta sử dụng phương pháp nào?

A. Lọc                B. Lắng                C. Chưng cất                D. Phơi nắng

Câu 2: (1 điểm) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì?

A. Mặt trời          B. Mặt trăng         C. Gió                          D. Cây xanh

Câu 3: (0,5 điểm) Hợp tử phát triển thành gì?

A. Hạt                 B. Quả                 C. Phôi

Câu 4: (1 điểm) Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?

A. Sự thụ phấn     B. Sự thụ tinh      C. Sự sinh sản

Câu 5: (1 điểm) Khi nào hổ con có thể sống độc lập?

A. Từ hai tháng đến một năm rưỡi.

B. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.

C. Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi.

Câu 6: (0,5 điểm) Loài hươu có tập tính sống như thế nào?

A. Theo bầy đàn           B. Từng đôi              C. Đơn độc

Câu 7: (0,5 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là gì?

A. Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.

B. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.

C. Cả hai ý trên.

Câu 8: (1 điểm) Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?

A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở.

B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.

C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?

A. Thức ăn, nước uống.

B. Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp.

C. Chất đốt ( rắn, lỏng, khí)

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?

A. Nước tiểu, phân, rác thải.

B. Khí thải, khói.

C. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.

D. Tất cả các ý trên.

II. Tự luận: (2,5 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Dung dịch là gì?

Câu 2: (1 điểm) Chúng ta cần làm gì để tránh lãng phí điện?

môn lịch sử địa lý

I - Lịch sử: (5 điểm)

Câu 1: Địa phương nào là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi"? (0,5 điểm)

A. Sài Gòn                  B. Hà Nội
C. Bến Tre                  D. Cần Thơ

Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: (0,5 điểm)

A. Đường Hồ Chí Minh trên biển.                     B. Đường số 1.
C. Đường Hồ Chí Minh.                                  D. Đường Hồ Chí Minh trên không.

Câu 3: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (2 điểm)

(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca; Hồ Chí Minh)

Quốc hội quyết định: lấy tên nước là .....................................................................; quyết định Quốc huy; Quốc kì là ............................................................; Quốc ca là bài .........................................; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài gòn - Gia Định đổi tên là .....................................................................

Câu 4: Dựa vào nội dung đã học, vì sao nói: "Ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta" (1 điểm)

Câu 5: Tại sao nói: "Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? (1 điểm)

II - Địa lí: (5 điểm)

Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: (0,5 điểm)

A. Hà Nội
B. Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
C. Đà Nẵng
D. Cà Mau

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: (1 điểm)

A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở ven biển.
B. Có nhiều đất đỏ ba dan.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi và Cao Nguyên.
D. Có nhiều đất đỏ ba dan và Cao Nguyên; nhiều đồng bằng; sông lớn và ở ven biển.

Câu 3: Dân cư châu Phi chủ yếu là người: (0,5 điểm)

A. Da trắng
B. Da vàng
C. Da đen
D. Cả 3 ý đều đúng

Câu 4: Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau: (1,5 điểm)

"Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu ......................., thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế .................................... nhất châu Đại Dương. Châu Nam Cực là châu lục ............................ nhất thế giới."

Câu 5: Trên trái đất có mấy đại dương ?. Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1,5 điểm)

môn tin học

A. LÝ THUYẾT: (4 điểm)

Câu A 1 (0,5 đ): Kí tự đặc biệt nằm ở khu vực nào trên bàn phím

A. Hàng phím trên                            B. Hàng phím số; bên phải bàn phím
C. Bên phải bàn phím                       D. Hàng phím số, hàng phím dưới

Câu A2 (0,5đ): Để tạo bảng trong văn bản em nhấn vào nút lệnh nào dưới đây?

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

Câu A3 (0,5đ ): Trong phần mềm Word, để xóa hàng trong bảng em thực hiện thao tác sau:

A. Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Table...
B.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Rows
C.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Table...
D.Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Rows

Câu A4 (0,5đ): Nhấn phím nào sau đây để xóa hình ảnh đã chèn vào văn bản:

A. Shift B. Delete C. Alt D. Backspace

Câu A5 (0,5đ): Lợi ích của việc chèn hình ảnh là?

A. Hình ảnh được chèn vào làm văn bản trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
B. Không cần thiết phải chèn hình ảnh vào văn bản.
C. Hình ảnh minh họa trong văn bản giúp người đọc dễ hiểu nội dung hơn.
D. Hình ảnh trong văn bản chỉ có tính chất giải trí

Câu A6 (0,5đ): Em hãy chọn giải thích đúng cho dòng lệnh sau đây:

REPEAT 10 [REPEAT 4 [FD 100 RT 90]]

A. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì
B. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước và chồng lên nhau
C. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí ngẫu nhiên
D. Rùa Vẽ 10 hình chữ nhật cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì

Câu A7 (0,5đ): Những từ xuất hiện trong tất cả các Thủ tục của Logo là gì?

A. To và End                       B. Repeat và FD 100
C. CS và Home                   D. RT và FD 100

Câu A8 (0,5đ): Trong phần mềm Logo, để tạo thủ tục khăn thêu em gõ lệnh:

A. Repeat "khantheu            B. Edit khantheu
C. Edit "khantheu                D. Edit 'khan theu

B. THỰC HÀNH (6 điểm)

Câu B 1 (3 điểm): Hãy soạn thảo và trình bày theo mẫu sau:

ĐƯA CƠM CHO MẸ ĐI CÀY

Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay

Giỏ cơm trên tay, em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày

Mẹ ơi, mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng

Mẹ ăn cơm cho nóng mà để trâu cho con chăn

Mai đây lúa thơm xóm thơm làng, lúa thơm lừng cả bàn tay

Là thơm nắng hôm nay khi em đưa cơm cho mẹ em đi cày

Câu B2 (3 điểm): Sử dụng phần mềm Logo để vẽ hình trang trí sau.

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

(Gợi ý: hình được trang trí từ một hình lục giác)

14 tháng 5 2019

Sorry bạn nha mk học lớp toán nên quên đề rồi

Nhưng cũng chúc bạn học tốt nhá!

Ủng hộ tk mk nha cảm ơn M.N nhiều ắm uôn 

14 tháng 5 2019

Lên mạng mà xem nhek

16 tháng 5 2018

mik chỉ có đề cuối thôi ! 

bạn tham khảo nha 

đề bài : " Viết 1 bài văn tả 1 ngày mới bắt đầu ở quê em "

~~hok tốt ~~