K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2017

Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển

chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...

Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.

Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.

Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.

Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.

Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển

chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...

Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.

Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.

Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.

Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.

28 tháng 1 2017

happy new year bn nha @Trần Bảo Ngân

Happy new year Trần Bảo Ngân ok

13 tháng 2 2017

LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Chuẩn bị ở nhà

Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

a) Tìm hiểu đề và tìm ý

b) Lập dàn ý

c) Viết một số đoạn văn: Mở bài, đoạn chứng minh bằng phân tích lí lẽ, đoạn chứng minh bằng dẫn chứng thực tế, Kết bài.

2. Thực hành trên lớp

a) Trình bày dàn ý đã chuẩn bị trước tổ hoặc nhóm theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo

b) Chú ý tham khảo ý kiến của các bạn, cùng trao đổi về cách lập luận, về các dẫn chứng thực tế

c) Ghi chép những nhận xét của thầy cô giáo để bổ sung, điều chỉnh dàn ý, lắng nghe các đoạn văn hay so sánh để hoàn thiện phần viết của mình.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Để lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh với đề bài trên, em phải làm các bước với nội dung cụ thể như thế nào?

Gợi ý:

- Hai câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây""Uống nước nhớ nguồn" nói lên điều gì?

- Chú ý các từ ngữ gợi dẫn trong đề bài để xác định đúng luận điểm cho bài văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này. Việc hiểu ý nghĩa của hai câu tục ngữ là để xác định cái đạo lí mà nhân ta luôn coi trọng ở đây là gì, từ đó mới có thể xác định được các lí lẽ, dẫn chứng cũng như định hướng lập luận cho phù hợp.

- Phân tích lí lẽ: diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ; khẳng định rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn chứng tỏ đạo lí ấy;

- Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế đời sống để chứng minh rằng nhân dân ta luôn "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn". Đây là nhiệm vụ trọng tâm của bài văn. Có thể tham khảo thêm sách báo, hỏi thêm người lớn để có các dẫn chứng thuyết phục. Có thể dẫn các dẫn chứng theo gợi ý sau:

+ Các lễ hội ở đình, chùa nhằm mục đích gì? Hãy kể một số lễ hội mà em biết (Lễ giỗ tổ Hùng Vương chẳng hạn);

+ Các gia đình người Việt Nam có thường hay thờ cúng tổ tiên không? Ngày cúng giỗ trong mỗi gia đình có ý nghĩa gì?

+ Ý nghĩa của các ngày lễ: Ngày Thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày phụ nữ Việt Nam, Ngày Thầy thuốc Việt Nam...;

+ Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con em thương binh liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên,...

- Có phải các hoạt động trên đã thành nếp sống, thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam không?

- Bản thân em có suy nghĩ gì về đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn"? Em đã làm được những việc gì theo đạo lí ấy và sẽ sống thế nào để thực hiện đạolí ấy?

2. Xác định các ý cho từng phần (Mở bài, Thân bài, Kết luận) theo lập luận nhất định. Làm sao vừa đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần, vừa thiết lập được mối quan hệ giữa các đoạn trong phần Thân bài.

Có thể lập luận theo trình tự thời gian từ xưa đến nay, hoặc theo mức độ từ chung đến riêng, từ rộng đến hẹp của các dẫn chứng
13 tháng 2 2017

mk chép trên mạng có được k bạn

bucminh

24 tháng 10 2017

Mở bài: Khi cô nàng mùa xuân yểu điệu, thướt tha trên cánh đồng mang huong vị Tết đến cho quê hương, cũng là lúc em được gặp lại 1 loài hoa thân yêu, mỗi năm chỉ nở 1 lần đúng vào dịp Tết. Em yêu biết bao cây đào phai bừng sắc xuân.
Thân bài: Lá của nó có màu xanh lá cây, nhỏ, thân dài, 2 bên mép lá có hình răng cưa. Những bông hoa nở rộ màu hồng nhạt như những nàng tiên mặc áo lụa đào thướt tha đem sắc xuân đến cho mọi nhà. Cánh hoa đào mỏng, mỗi khi rơi nó giống như những vị thần tiên trên trời đang rắc tinh túy của mùa xuân xuống trần gian vậy.
Nhụy hoa đào màu vàng, khi chạm vào ta có thể cảm nhận được 1 lớp phấn mỏng mịn ở phía trên. Cành của cây khẳng khiu, có màu nâu xám, có 1 lớp da sần sùi bao bọc lấy cây. Nhưng từ chính lớp da sần sùi ấy lại mọc ra những chồi non xanh biếc, rồi những nụ hoa đang chúm chím chiếc môi bé nhỏ xinh xinh.
Cây đào phai gợi ra không khí Tết, không khí sum họp của mỗi gia đình. Những cánh hoa đào rung rung trước gió khiến cho người đi xa luôn nhớ về quê hương, lòng người cảm thấy bình yên, vững tâm hơn khi 1 năm vất vả sắp trôi đi để chào đón 1 mùa xuân mới.
Nhất là chiều 28 Tết, dù có bận bịu đến mấy thì mẹ em cũng cố gắng thu xếp công việc để dọn dẹp nhà của và trông nhà. Còn ba bố con em dắt nhau đi chợ hoa để chọn cho nhà mình 1 cây đào chơi Tết. Bố em bảo: " 1 năm làm việc vất vả đã qua đi, dù có nghèo hay giàu thì ai cũng cố mà lo cho gia đình mình 1 cây đào tươm tươm." Em và bố chọn cho nhà mình 1 cây đào phai cho gia đình rồi 3 bố con em cùng nhau về nhà. Về đến nhà, mẹ em nói: " Ba bố con năm nay chọn thật khéo. Cây đào có những chồi non lộc biếc, 1 vài bông hoa mới nở và những nụ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh chắc là sẽ nở vào đúng mùng 1 Tết, trên cành cây thấp thoáng những quả nhỏ li ti". Sau khi bình phẩm về cây đào, cả nhà em cùng nhau bắt tay vào việc trang trí cho cây đào thêm lộng lẫy. Hai chị em em thổi bong bóng buộc lên cành cây, bố mua những dây lấp lánh quấn quanh cây, còn mẹ em thì lấy 1 ít bao lì xì khi sáng mới mua ngoài chợ về và bỏ vào ít " lộc " của gia đình làm ra trong 1 năm qua. Trang trí xong, cây đào như khoác lên mình 1 chiếc áo mới trông thật lộng lẫy làm sao.
Kết bài: Nhờ cây đào phai mà không khí Tết của gia đình em như được tăng thêm. Em yêu biết bao cây đào phai ấy, nó đã đêm đến cho gia đình em 1 mùa xuân tuyệt vời tràn đầy hạnh phúc và niềm yêu thương.

26 tháng 10 2017

bài văn của bạn rất tuyệt nhưng bạn nên chú ý hơn khi làm bài dạng vậy nhé

26 tháng 8 2017

Những tiết học văn bao giờ cũng là tiết em mong đợi nhất trong ngày. Tiết văn hôm nay, chúng em được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ.
Đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới - là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.
Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm cả lớp im lặng lắng nghe. Bài thơ qua giọng đọc của Mai đã truyền vào trong mỗi chúng em tình cảm kính yêu Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc. Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ.
Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.
Tiếng trống vang lên. Cô kết bài và khen: "Cô rất vui trước tinh thần say mê học tập của cả lớp". Còn cả lớp ai cũng vui và chờ đợi giờ học Văn của hôm sau.

26 tháng 8 2017

Tình yêu đối với môn Ngữ Văn của em đến rất tình cờ; em là một cô học trò nhỏ có niềm đam mê với ngoại ngữ, lên đến cấp hai, niềm đam mê đấy vẫn rất mãnh liệt trong em, cho đến khi em được học bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt” thì lòng nhiệt huyết của em lại cháy cho một môn học khác – môn “Ngữ Văn”.
Hôm đấy là một ngày nắng chói chang hiếm hoi của ngày cuối thu, tiếng trống trường vang lên như thường lệ để báo hiệu tiết học mới bắt đầu. Như thường lệ, cô giáo vào lớp mang theo một nụ cười tươi tắn trên môi và bắt đầu kiểm tra bài cũ. Lớp chúng em là lớp chọn nên việc kiểm tra bài cũ luôn luôn làm cô mãn nguyện vì tinh thần học tập của các bạn trong lớp.

Sau khi kiểm tra bài cũ xong, cô giáo bắt đầu giảng bài mới; bài học hôm đấy của lớp em là bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt”. Để bắt đầu tiết học, cô giáo đã truyền cảm hứng cho bọn em bằng câu mở đầu vô cùng xúc động “chúng ta đang sống trong thời kì hội nhập, các em được tự do tìm hiểu hứng thú với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, các em học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức và các em thấy thích thú, các em thấy ngôn ngữ đấy mang đến cho các em niềm hưng phấn muốn chinh phục; nhưng có ai nhớ rằng, tiếng Việt của chúng ta cũng rất giàu đẹp, để giữ được thứ ngôn ngữ ấy, cha ông ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đã đổ xuống mảnh đất này biết bao nhiêu máu và nước mắt. Tiếng Việt chúng ta là ngôn ngữ thiêng liêng bởi nó mang trong mình dòng máu của các anh hùng, là ngôn ngữ cao đẹp vì nó đại diện cho lòng yêu nước của cả dân tộc, là ngôn ngữ cao quý bởi nó là kết tinh của cả một nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử mà cha ông ta đã đúc kết được và phát huy đến ngày nay”. Nghe cô giảng bài mà mắt em bỗng ươn ướt, đây là lời kết tội đanh thép nhất đối với con bé sính ngoại như em. Có lẽ cũng bị ảnh hưởng bởi những câu nói xúc động của cô giáo mà lớp học im phăng phắc. Em còn nhớ rất rõ, hôm đấy cô giáo cũng đặc biệt khác mọi ngày, cô dường như say mê hơn, cô như đang hồi tưởng lại một trang quá khứ hào hùng của dân tộc để truyền hết mọi tình yêu tiếng Việt cho chúng em. Bài giảng ngày hôm đấy của cô giống như một tiết học về lòng yêu nước được thể hiện thông qua từng con chữ.
Niềm đam mê văn học của em có lẽ cũng được bắt nguồn từ tiết Ngữ Văn ngày hôm đấy. Sau này, mỗn lần đến giờ học môn Ngữ Văn là em lại cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết và chờ mong, em chờ mong sự đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt, em khao khát tìm hiểu sự giàu đẹp trong từng con chữ, và em say mê tìm hiểu về lịch sử của nó. Có lẽ em phải đặc biệt cảm ơn nhà văn Đặng Thai Mai và cô giáo môn Ngữ Văn ngày đó của bọn em đã mang đến cho em một niềm say mê lớn như vậy. Cho đến bây giờ niềm say mê ấy đối với từng con chữ vẫn đang cháy bỏng trong em.

16 tháng 2 2017

rảnh

16 tháng 2 2017

bn ở tỉnh nào

22 tháng 3 2017

bài vè nhé

mk nói nhầm

22 tháng 3 2017

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè em kể

Về ngày đại lễ

Của quý thầy cô

Từ khắp thành đô

Đến nơi xa thẳm

Cờ hoa đỏ thắm

Chúng em chào mừng

Không khí tưng bừng

Trường em Hành Thiện

Tuy không nổi tiếng

Nhưng lại kết đoàn

Trò giỏi chăm ngoan

Thi đua tiến tới

Luôn luôn đổi mới

Phương pháp học hay

Để cho mỗi ngày

Mẹ cha phấn khởi

Thầy cô mong đợi

Chúng em thành tài

Vì thế ai ai,

Cũng đều cố gắng…

Trường em đẹp lắm

Đã chuẩn quốc gia

Như một bài ca

Tự hào em kể…

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè ngày lễ

Chúng em vui vẻ

Dâng hoa chúc mừng

Không khí tưng bừng

Chúng em cầu chúc

Thầy cô hạnh phúc

Sức khoẻ dồi dào

Luôn luôn tự hào

Hiến chương nhà giáo

Tốt đời đẹp đạo

Tâm huyết với nghề

Để mọi miền quê

Thêm nhiều người tốt

Dựng xây đất nước

Giàu đẹp muôn đời

Nghề giáo mọi thời

Là nghề cao quý…