Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
b) Ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.
- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.
- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.
HƯỚNG DẪN
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...
- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên:
+ Rừng còn tương đối nhiều.
+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).
- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.
a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết
b) Ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng
- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới
- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế
- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái lan
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Sinh vật biển dồi dào hơn khi có ngư trường lớn, diện tích rừng ngập mặn lớn hơn,…
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Rừng có 3 đai rõ rệt, xuất hiện rừng ôn đới núi cao, các loài thực vật ôn đới như lãnh sam, thiết sam,
a) Các tỉnh và vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Vị trí địa lí:
+ Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
+ Phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía tây giáp Lào.
+ Phía đông giáp Biển Đông.
b) Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ
- Thuận lợi:
+ Bắc Trung Bộ được coi là cầu nối giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng với Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Nam nên vùng Bắc Trung Bộ dễ dàng giao lưu với các vùng trong cả nước.
+ Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển năng động, nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.
+ Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở rộng giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan; đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào.
+ Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch, khai thác khoáng sản biển.
- Khó khăn: Bắc Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai (bão, lũ lụt, cát bay,...).
Đáp án: D
Giải thích: Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
- Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tập trung đầy đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ
- Đặc điểm:
+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.
Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.
Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.
- Thuận lợi:
+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Đa dạng về văn hoá.
- Khó khăn:
+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
Cả 3 Vùng này đều có một đặc điểm chung, đó là cần rất nhiều vốn đầu tư để phát triển. Kinh tế xã hội phát triển đồng nghĩa với việc có nhiều tiền, nhiều tiền thì đầu tư vào giao thộng vận tải vì gtvt chính là tiền đề để hình thành khu công nghiệp( Nước ta đang trong thời kì đổi mới từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp), từ đó phát triển nền kinh tế của cả 3 vùng và chung đất nước,