Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) nêu quy trình cắm hoa??
2)ngôi nhà thông minh có những đặc điểm nào???
3)thực phẩm có thể bảo quản bằng phương pháp nào????
4)nêu các bước sơ chế thực phẩm?????
5) trang trí món ăn nhằm mụch đích j ???ng ta thường trang trí món ăn khi nào???
* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:
- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…
- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...
- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...
⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:
- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…
- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...
- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...
⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.
ĐỀ CƯƠNG SỬ
1.Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Ra đời vào cuối TNK IV đầu TNK III TCN
- Được hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin (Ai Cập), sông Tigơrơ, Ơphơrát (Lưỡng Hà), sông Ấn, Hằng(Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc).
- Nghề nông trở thành nền kinh tế chính.
2.Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:
- Khoảng đầu TNK I TCN, trên bán đảo Ban căng và Italya đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và Rô Ma.
- Đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
3.Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
- Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh, người phương Đông cổ đại đã có những kiến thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch.
- Chữ viết và chữ số:
+ Chữ tượng hình, giấy pa pi rút.
+ Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính số pi=3,16, Lưỡng Hà giỏi số học. Ấn Độ tìm ra số 0.
- Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà)…
4. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
-Người phương Tây đã dựa vào sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời để tính lịch.
-Tạo ra hệ chữ cái a, b, c.
-Toán học, vật lí, thiên văn, sử học, địa lý, triết học đều đạt trình độ cao.
-Văn học phát triển với nhiều bộ sử thi nổi tiếng.
-Nghệ thuật: đền Pactơnông (Hy Lạp) , đấu trường Côlidê (Rô Ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ.
5.Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Cách đây 40-30 vạn năm, người tối cổ đã xuất hiện trên đất nước ta.
- Dấu tich được tìm thấy ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai(Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc(Đồng Nai).
- Phát hiện răng người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
6. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Với nghề nông vốn có và công cụ cải tiến, người nguyên thủy sống định cư ở đồng bằng ven sông, ven biển à thuần hóa lúa hoang dần trở thành cây lương thực chính.
- Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
à Cuộc sống của con người ổn định hơn.
7. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
- Thuật luyện kim ra đời làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.
- Sự phân công lao động hình thành.
+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, tham gia sản xuất nông nghiệp.
+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, chế tác công cụ.
8.Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? nêu những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?
a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá
+ Văn hoá Oc Eo à cơ sở nước Phù Nam.
+ Văn hoá Sa Huỳnhà cơ sở nước Champa.
+ Văn hoá Đông Sơn à cơ sở nước Lạc Việt.
b.Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:
- Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
- Đồ đồng dần thay thế đồ đá.
- Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên…có trang trí hoa văn
-Cuộc sống ổn định
à Nền sản xuất phát triển
9. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sản xuất phát triển à xã hội phân hoá thành người giàu kẻ nghèo.
- Nhu cầu chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất ở lưu vực các sông lớn.
- Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc.
à Nhà nước Văn Lang ra đời.
10. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn lang:
11 Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
- Sống thành làng chạ, phần lớn ở nhà sàn làm bằng gỗ.
- An cơm nếp tẻ, rau cà, thịt cá, có gia vị.Biết dùng mâm bát.
- Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- Đi lại bằng thuyền.
12. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
- Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: quý tộc, dân tự do, nô tỳ.
- Biết tổ chức lễ hội vui chơi. Nhạc cụ chủ yếu là trống đồng, chiên, khèn.
- Biết thờ cúng các lực lực lượng tự nhiên. Người chết được chôn cất cẩn thận kèm theo công cụ lao động.
=> Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng.
ĐỀ CƯƠNG SINH
Câu 1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống?
Trả lời: Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:
- Có sự trao đổi chất với môi trường( lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài ) thì mới tồn tại được.
- Lớn lên và sinh sản.
VD: con gà, cây đậu, con chó, cây bàng.....
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật? Vì sao nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú?
Trả lời:- Đặc điểm chung của thực vật là:
+Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
+ Phần lớn không có khả năng di chuyển.
+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
- Ta nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú vì thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, có nhiều loài khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
Câu 3: Dựa vào đâu để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
Thực vật có hoa gồm những cơ quan nào? Nêu ví dụ về một số cây có hoa, một số cây không có hoa.
Trả lời:
- Dựa vào cơ quan sinh sản để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa:
+ Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
+ Thực vật không có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.
- Thực vật có hoa gồm có các loại cơ quan sau:
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống.
VD: - Cây có hoa: cây cải, cây sen, câylúa.......
-Cây không có hoa : cây rêu, cây quyết, dương xỉ....
Câu 4 : Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào ? Bao gồm những thành phần nào ? Mô là gì ? Kể tên một số mô thực vật.
Trả lời:
-Tế bào thực vật có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cấu tạo gồm các thành phần chính sau:
+ Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định .
+ Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.
+ Chất tế bào : chứa các bào quan.
+ Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Không bào
- Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
VD: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.
Câu 5: Trình bày quá trình phân bào? Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
Trả lời:
- Tế bào sinh ra và lớn lên đến một kích thước nhất định sé phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.
Chỉ những tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia, quá trình phân bào diễn ra như sau:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con.
- Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho tới khi bằng tế bào mẹ
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Câu 6: Có mấy loại rễ chính ? nêu ví dụ minh họa.
Rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền?
Trả lời:
- Có 2 loại rễ chính:
+ Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con.VD: rễ cây cải,mít ,xoan, nhãn....
+ Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. VD : rễ cây lúa, ngô, hành..
-Rễ gồm 4 miền:
+ Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền.
+ Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
Câu 7: Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng?
Trả lời:
- Cấu tạo của miền hút gồm 2 bộ phận chính:
+ Vỏ gồm: -biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
- phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
+ Trụ giữa gồm mạch gỗ và mạch rây, ruột. Mạch gỗ chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây. Ruột chứa chất dự trữ.
Câu 8: Cây cần nước và các loại muối khoáng như thế nào? Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?
Trả lời:
- Cây cần nước và các loại muối khoáng hòa tan, trong đó cần nhiều muối đạm, muối lân, muối kali. Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau với từng loai cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây.
- Bộ phận lông hút của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng. nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
Câu 9: Có những loại rễ biến dạng nào? Nêu chức năng của chúng.
Trả lời:
- Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: cây cải củ, cà rốt
- Rễ móc : giúp cây leo lên. VD : trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh.
- Rễ thở : lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD : bụt mọc, mắm, bần.
- Rễ giác mút : Lấy thức ăn từ cây chủ. VD : tơ hồng, tầm gửi.
Câu 10 : Thân cây gồm những bộ phận nào ? Có mấy loại thân?
Trả lời:
- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa.
- Có những loai thân sau:
+ Thân đứng gồm: thân gỗ( bàng, xoan, lim..), thân cột( cau, dừa..), thân cỏ( cỏ mần trầu).
Thân leo: gồm thân cuốn( mồng tơi), tua cuốn( mướp, đậu ván)
Thân bò: rau má,
Câu 11: Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng?
Trả lời:
- Dụngcụ:
+ 1cốc tủy tinh đựng nước có pha màu đỏ.
+ dao con.
+ kính lúp.
+1 cành hoa hồng trắng.
- Tiến hành thí nghiệm: cắm cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng.
- Kết quả: sau một thời gian , cánh hoa hồng trắng chuyển thành màu đỏ, cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát thấy bó mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ.
Kết quả trên chứng tỏ nước và muối khóang được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ.
Câu 12: Có những loại thân biến dạng nào? Nêu chức năng của chúng.
Trả lời:
- Thân củ: dự trữ chất dinh dưỡng. VD: su hào, khoai tây.
2.Thân rễ: dự trữ chất dinh dưỡng. VD: củ gừng, dong ta.
3.Thân mọng nước : dự trữ nước, quang hợp. VD: xương rồng.
Câu 13: lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
Trả lời:
- Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân,phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
- Có 3 kiểu gân lá: song song( lúa, tre), hình mạng( lá gai, lá dâu), hình cung(địa liền)
- Có3 kiểu xếp lá trên thân: mọc đối( ổi, dừa cạn),mọc cách( dâu, mồng tơi),
mọc vòng(dây huỳnh)
- Có 2 nhóm lá chính: lá đơn( dâu, mồng tơi), lá kép( hoa hồng, phượng).
Câu 14: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
Trả lời: Phiến lá cấu tạo bởi:
+ Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Trên biểu bì có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
+ Các tế bào thịt lá có chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
+ Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây ,có chức năng vận chuyển các chất.
Câu 15: Nêu khái niêm quang hợp và viết sơ đồ tóm tắt quang hợp? Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Khái niêm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbônich và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí õxi.
- Sơ đồ tóm tắt quang hợp :
|
Nước + khí cácbônich → Tinh bột + Khí ôxi
- Ý nghĩa của quang hợp :các chất hữu cơ và khí õxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên trái đất kể cả con người.
Câu 16 : Hô hấp ở cây là gì ? viết sơ đồ tóm tắt hiện tượng hô hấp ở cây.
Trả lời:
-Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp. Trong quá trình hô hấp,cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ , sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbônich và hơi nước.
-Sơ đồ tóm tắt hiện tượng hô hấp ở cây:
Chất hữu cơ + khí ô xi Năng lượng+ khí cacbônich + hơi nước
Câu 17: Nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá ?
Trả lời:
Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời.
Câu 18: - Thân cây dài ra do đâu? Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngon, những loại cây nào thì tỉa cành?
Trả lời: - Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn.
- Để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
- Những cây lấy ngon, lá hoa, quả thường bấm ngọn ........ VD : mồng tơi, mướp, bí, bông, đậu, cà phê.....
- Những câylấy gỗ, lấy sợi thường tỉa cành. VD: lim, bạch đàn, gai, đay.
Câu19: -Nêu cấu tạo của thân non và chức năng của mỗi phần?
- So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo trong của rễ?
Trả lời: - Cấu tạo trong của thân non gồm: vỏ và trụ giữa
+Vỏ: gồm biểu bì có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong và thịt vỏ.
+ Trụ giữa gồm một bó mạch và ruột.
- Bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ. Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng còn mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.
- Ruột chứa chất dự trữ.
- So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo trong của rễ:
+ Giống: đều có hai bộ phận là vỏ và trụ giữa.
+ Khác: ở thân non thì mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài, ở rễ thì mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ.
Câu 20: Thân gỗ to ra do đâu? Có thể xác định tuổi của cây bằng cách nào?
Trả lời:- Thân gỗ to ra do sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ ( sáng hoặc sẫm) có thể xác định được tuổi của cây.
Câu 21: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Nêu ví dụ?
Trả lời:- sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá).
VD: -sinh sản bằng thân bò: rau má, rau muống.....
-sinh sản bằng thân rễ : cây dong ta, riềng, nghệ, gừng....
- sinh sản bằng thân củ: khoai tây....
-sinh sản bằng lá : lá thuốc bỏng...
Câu 22: Kể tên các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người? Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm nhất? Vì sao?
Trả lời: - Có bốn hình thức sinh sản sinh dưỡng do người là:
Giâm cành, chiết cành, ghép mắt và nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Cách nhân giống vô tính trong ống nghiệm là nhanh nhất và tiết kiệm nhất vì phương pháp này tạo ra rất nhiều cây mới từ một mô.
Câu 23:Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa?
Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời: -Hoa gồm những những bộ phận chính là: đài hoa, tràng hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
+ Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhi và nhụy.
+Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tùy từng loại.
+ Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
+Nhụy có bầu chứ noãn mang tế bào sinh dục cái.
- Nhị và nhụy là quan trọng nhất vì nó là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Câu 24: Vì sao hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau nhưnglại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
Trả lời:
-hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu của quang hợp.
-hô hấp và quang hợp cần có nhau nên liên hệ chặt chẽ với nhau;
+hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tảoa.
+ quang hợp và mọi hoạt động sống của cây cần năng lượng do hô hấp sản ra.
- Cây không thể sống được nếu thiếu một trong hai quá trìnhđó.
Câu 25 : Trình bày thí nghiệm chứng minh lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng?
Trả lời:
-Lâý một chậu cây khoai lang để vào chỗ tối trong hai ngày.
- Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt.
-Đem chậu cây đó ra để chỗ nắng gắt trong khoảng từ 4-6 giờ.
-Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen,cho vào cồn 90 đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá, rồi rửa lại bằng nước ấm cho sạch.
-Bỏ chiếc lá đó vào dung dịchiôt loãng ( muối iôt loãng) ta thấy phần lá không bị bịt băng giấy đen có màu xanh tím đặc trưng chứng tỏ phần lá đó chế tạođược tinh bột.
Câu 26: trình bày thí nghiệm chứng minh cây vận chuyển được chất hữu cơ nhờ mạch rây.
Trả lời:
- Lấy một cành cây trong vườn.
- dùng dao bóc một khoang vỏ có cả mạch rây.
- để một thời gian sau quan sát thấy mép vỏ phía trên phình to.
- do khi bóc vỏ cây là đã bóc luôn cả mạch rây nên chất hữu cơ do lá tổng hợp được ở phần trên không thể vận chuyển xuống dưới được nên bi ứ đọng lại ổ mép trên.
- vậy mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.
- nhân dân ta thường ứng dụng hiện tượng này để nhân giống cây bằng phương pháp chiết cành.
Vậy bạn cho mk xem di tuan sau mk moi thi
Umk đúng rùi, mk cx càn lắm mong các bạn giúp cho mk với lại mk học chương trình vnen nha.
tick cho mk đi bn ơi mk ns cho
Sử: 1.Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Ra đời vào cuối TNK IV đầu TNK III TCN
- Được hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin (Ai Cập), sông Tigơrơ, Ơphơrát (Lưỡng Hà), sông Ấn, Hằng(Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc).
- Nghề nông trở thành nền kinh tế chính.
2.Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:
- Khoảng đầu TNK I TCN, trên bán đảo Ban căng và Italya đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và Rô Ma.
- Đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
3.Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
- Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh, người phương Đông cổ đại đã có những kiến thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch.
- Chữ viết và chữ số:
+ Chữ tượng hình, giấy pa pi rút.
+ Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính số pi=3,16, Lưỡng Hà giỏi số học. Ấn Độ tìm ra số 0.
- Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà)…
4. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
-Người phương Tây đã dựa vào sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời để tính lịch.
-Tạo ra hệ chữ cái a, b, c.
-Toán học, vật lí, thiên văn, sử học, địa lý, triết học đều đạt trình độ cao.
-Văn học phát triển với nhiều bộ sử thi nổi tiếng.
-Nghệ thuật: đền Pactơnông (Hy Lạp) , đấu trường Côlidê (Rô Ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ.
5.Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Cách đây 40-30 vạn năm, người tối cổ đã xuất hiện trên đất nước ta.
- Dấu tich được tìm thấy ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai(Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc(Đồng Nai).
- Phát hiện răng người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
6. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Với nghề nông vốn có và công cụ cải tiến, người nguyên thủy sống định cư ở đồng bằng ven sông, ven biển à thuần hóa lúa hoang dần trở thành cây lương thực chính.
- Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
à Cuộc sống của con người ổn định hơn.
7. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
- Thuật luyện kim ra đời làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.
- Sự phân công lao động hình thành.
+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, tham gia sản xuất nông nghiệp.
+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, chế tác công cụ.
8.Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? nêu những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?
a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá
+ Văn hoá Oc Eo à cơ sở nước Phù Nam.
+ Văn hoá Sa Huỳnhà cơ sở nước Champa.
+ Văn hoá Đông Sơn à cơ sở nước Lạc Việt.
b.Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:
- Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
- Đồ đồng dần thay thế đồ đá.
- Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên…có trang trí hoa văn
-Cuộc sống ổn định
à Nền sản xuất phát triển
9. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sản xuất phát triển à xã hội phân hoá thành người giàu kẻ nghèo.
- Nhu cầu chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất ở lưu vực các sông lớn.
- Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc.
à Nhà nước Văn Lang ra đời.
10. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn lang:
11 Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
- Sống thành làng chạ, phần lớn ở nhà sàn làm bằng gỗ.
- An cơm nếp tẻ, rau cà, thịt cá, có gia vị.Biết dùng mâm bát.
- Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- Đi lại bằng thuyền.
12. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
- Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: quý tộc, dân tự do, nô tỳ.
- Biết tổ chức lễ hội vui chơi. Nhạc cụ chủ yếu là trống đồng, chiên, khèn.
- Biết thờ cúng các lực lực lượng tự nhiên. Người chết được chôn cất cẩn thận kèm theo công cụ lao động.
à Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng.
13. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
- Năm 218 TCN, vua Tần đánh xuống phương nam.
- Năm 214 TCN, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và Tây Âu sinh sống. Cuộc kháng chiến bùng nổ.
- Quân ta trốn vào rừng để kháng chiến. Họ bầu Thục Phán lên làm chủ tướng.
- 6 năm sau “người Việt đại phá quân Tần”.
Địa
1:Nhận biết được:• Kinh tuyến, vĩ tuyến• Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc• Kinh tuyến Tây, kinh tuyến Đông• Vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến NamBài 3:Biết tính: tỉ lệ bản đồ, khoảng cách thực tế (bài tập 2,3/14)Bài 4:Xác định được vị trí của một điểm trên bản đồ khi biết tọa độ địa lý của nóViết được tọa độ địa lý khi biết vị trí của nó trên bản đồNhận biết được phương hướng trên bản đồBài 5:Nhận dạng được các dạng kí hiệu bản đồBài 7:Mô tả sự chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả:Trục Trái Đất là trục tưởng tượng và nghiêng 66033’Hướng tự quay: từ Tây sang ĐôngThời gian tự quay: 24g -> bề mặt Trái Đất chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực cógiờ riêng.Hệ quả:Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên hiện tượng ngày, đêm liên tục nối tiếpnhauCác chuyển động trên Trái Đất bị lệch hướng:Bắc bán cầu: bị lệch về bên phảiNam bán cầu: bị lệch về bên tráiTính được giờ một địa điểm khi biết giờ của một địa điểm khácBài 8:Mô tả sự chuyển động quay quanh Mặt Trời và các hệ quả:Quỹ đạo chuyển đọng hình elip gần tròn