Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Virut HIV có thể lây nhiễm qua 3 con đường là: qua đường máu, qua đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Vì vậy, các đối tượng được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao là những đối tượng tiêm chích ma túy, gái mại dâm,…
- Nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV vì giai đoạn ủ bệnh kéo dài lâu và không có biểu hiện bệnh rõ rệt. Giai đoạn sơ nhiễm biểu hiện bệnh chưa rõ, có thể sốt nhẹ (kéo dài 2 tuần – 3 tháng) nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Giai đoạn không triệu chứng kéo dài 1 – 10 năm. Lúc này số lượng tế bào limphô T – CD4 giảm dần, đến khi cơ thể suy giảm miễn dịch trầm trọng thì các vi sinh vật cơ hội tấn công gây triệu chứng, đây là giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS.
- Việc nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV là nguy hiểm vì khi chưa biểu hiện triệu chứng, người bệnh có thể không biết mình bị nhiễm HIV nên không có biện pháp phòng ngừa dẫn đến nguy cơ truyền nhiễm virut HIV sang người khác cao.
Câu 1: D. Cả A, B và C
Câu 2: D. Cả A và B
Câu 3: A. Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ
Câu 4: C. sinh tổng hợp
Câu 5: D. Cả A, B và C
Câu 6: D. Cả A và C
Câu 7: B. Có biểu hiện như một sinh vật
Câu 8: A. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ
Câu 9: C. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV
Câu 10: D. A hoặc B
Câu 11: C. Chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng HIV hữu hiệu
1. Chu trình nhân lên của virut trong tế bào bao gồm 5 giai đoạn.
Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
- Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi
virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
Mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì:
- Virus muốn xâm nhập được vào tế bào phải trải qua bước hấp phụ, bám vào bề mặt tế bào chủ
- Điều kiện bám: phải hình thành mối liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein của virus với thụ thể trên bề mặt tế bào chủ
- Virus khác nhau thì cấu trúc các gai glicoprotein cũng khác nhau, tế bào chủ khác nhau thì thụ thể trên bề mặt tế bào cũng khác nhau
2. Cần phải nhận thức và thái độ để phòng tránh lây nhiễm HIV:
Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, cho nên cần phải có lối sống lành mạnh, loại trừ các tệ nạn xă hội. Đảm bảo vệ sinh khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình và không tiêm chích ma túy. Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.
Câu 1: Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ:
a.Giai đoạn hấp phụ:
- Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ thì VR mới bám vào được.
b.Giai đoạn xâm nhập:
- Đối với phago:enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất,còn vỏ nằm bên ngoài
- Đối với VR động vật:đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất,sau đó “cỏi vỏ”
c.Giai đoạn sinh tổng hợp
- VR sử sụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để sinh tổng hợp axit nucleic và vỏ protein cho riêng mình
d.Giai đoạn lắp ráp
- Lắp axit nucleic vào vỏ protein để tạo thành VR hoàn chỉnh
e.Giai đoạn phóng thích
- VR sẽ phá võ tế bào và phóng thích ra ngoài:
- Nếu VR làm tan tế bào gọi là VR độc.
- Nếu VR không làm tan tế bào gọi là VR ôn hòa.
* Mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì trên bề mặt tế bào chủ có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mối loại VR
Câu 2: Nhận thức và thái độ để phòng tránh lây nhiễm HIV:
- Có lối sống lành mạnh,quan hệ tình dục an toàn,vệ sinh y tế,loại trừ các tệ nạn xã hội….
- Không phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV, cần chăm sóc, động viên để họ vượt qua mặt cảm, không bi quan chán nản…
a)
Virut gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit.
Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép.
Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme.
Một số virut còn có thêm một vỏ ngoài, vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần (hình 29.1).
2.
Virút ko được coi là một cơ thể sinh vật mà thường được gọi là hạt thôi. Vì: Virút chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet) và có cấu tạo rất đơn giản chỉgồm một loại axít nuclêic được bao bởi vỏ prôtêin. Để nhân lên, virút phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào nên chúng còn là một kí sinh nội bào bắt buộc nữa.
=> Không phải là sv
1. Vì sao nói AIDS là nguy hiểm, không có vacxin và thuốc trị?
Căn bệnh này có nguồn gốc là do virut có vật chất di truyền là ARN ; phân tử ARN có khả năng phiên mã ngược thành ADN sau đó ADN này cài xen vào ADN của người . Vì vật mà đến hiện tại thì căn bệnh HIV này vẫn chưa thể điều trị tận gốc được mà vẫn chỉ sử dụng thuốc để duy trì sự sống con người .
2 Biện pháp phòng chống virut?
Muốn tránh bệnh do virus cần tiêm vaccine, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét…) giữ môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cách li và có biện pháp phòng tránh khi phát hiện ổ dịch.
3. So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu?
Giống nhauCả hai loại miễn dịch đều nằm trong nhóm phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhiệm vụ của cả hai đều bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và các tế bào bạch cầu liên quan đến cả hai.
Khác nhauCó rất nhiều điểm khác nhau ở cả hai loại miễn dịch trên như:
- Tính đặc hiệu:
Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.
Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.
Thành phần khác nhau của hai loại miễn dịch:Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.
- Khả năng ghi nhớ:
Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.
Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.
- Thời gian đáp ứng:
Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.
Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.
- Tính hiệu quả:
Miễn dịch đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.
Miễn dịch không đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
4. Tại sao xung quanh chúng ta và cơ thể chúng ta có nhiều sinh vật gây bệnh nhưng không gây bệnh?
Vì cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch, gồm có:
- Miễn dịch không đặc hiệu: Da, nước mắt, nước bọt, nhung bao, chất nhầy có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật; bạch cầu, dịch phá hủy có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập.
- Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch dịch thể (tạo kháng thể chống lại các kháng nguyên tương ứng) và miễn dịch tế bào (nhờ tế bào T độc diệt các mầm bệnh).
Virut HIV gây bệnh cho người bị nhiễm loại virut này vì chúng phá huỷ các TB
A. máu. B. não. C. tim. D. của hệ thống miễn dịch.